40 tập phim "Những thiên thần áo trắng" do Lê Hoàng biên kịch và đạo diễn đã từng được khán giả VTV3 kỳ vọng. Phim xây dựng một lớp 12A gồm những học sinh rất thông minh, cá tính. Đặc biệt nhất là sự gia nhập lớp học ấy của July Miu, một cô bé sống ở Anh quốc theo cha về nước.

Thế nhưng, những gì diễn ra trong các tập phim được phát sóng trên truyền hình đã làm cả học sinh, phụ huynh và các thày cô giáo đi từ ngỡ ngàng đến... bức xúc.

Bất hợp lý

Lớp học được xây dựng bởi các thành viên năng động, sáng tạo, đòi hỏi thầy cô và nhà trường phải đổi mới theo. Đây là một ý tưởng mới mẻ, táo bạo, hứa hẹn phim giàu kịch tính, cuốn hút. Nhưng bộ phim đã có rất nhiều điểm để người xem thắc mắc.

Đơn cử như tên phim là “Thiên thần áo trắng” thì tại sao lại đưa ra hàng loạt các nữ sinh và cả nam sinh mặc áo màu hồng. Vì không thể bắt hàng chục triệu khán giả xem truyền hình cùng phải hiểu áo trắng chỉ có giá trị tượng trưng…

Phân tích kỹ thì trang phục này đã vi phạm quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về váy đồng phục nữ sinh vốn bắt buộc phải dài qua đầu gối.

Hay việc thiếu diễn viên đến mức để cho lớp học chỉ có số học sinh bằng 2 tổ của lớp ngoài đời thực. Các môn học thì chỉ ròng rã quay đi quay lại có hai môn là văn và lý.  

Bao trùm bộ phim là những lời thoại hết sức… bất hợp lý. Cách giải quyết các vấn đề học đường rất xa rời nhà trường hôm nay. Có lẽ khó chấp nhận được cách dạy và học theo như tác giả phim đưa ra.

Không biết do vô tình hay cố ý mà ở một số tập, phim có cách giải quyết  không ăn nhập với vấn đề nêu ra. Phim chê bai cách dạy đọc - chép, nhưng thay vì chứng minh phương pháp này không hiệu quả, phim lại chứng minh rằng học sinh không cần thầy cô vẫn có thể tự học hoàn toàn.

Cụ thể là July Miu dù liên tục không được vào các giờ vật lý vẫn có thể làm bài dễ dàng. Không những thế, ở đây còn xuất hiện thái độ đấu tranh đến mức một mất một còn với thầy cô. Thầy giáo dạy lý bị buộc thôi việc âm thầm ra đi. Học sinh thì đắc thắng và được bạn bè chúc mừng. Sau đó mấy học trò lại xúc động tìm đến xem thầy lao động phơi bánh tráng tại nhà…

Và “đo ván”

Đặc biệt đến những ngày này, khi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vừa diễn ra thì đúng là “ Những thiên thần áo trắng” hoàn toàn “đo ván”. Không thể coi việc học sinh khước từ tác phẩm văn học trong sách giáo khoa là đổi mới. Nhân vật July Miu dám phát biểu thẳng thừng trong mấy tập phim là không thích bài “Sóng” nên không học bài này.

Cô giáo dạy văn (do Mỹ Duyên thể hiện) tuy căng thẳng, nước mắt lưng tròng nhưng cũng “ngộ” ra học sinh của mình có… lý. Cô giáo cho July Miu đọc bài khác. Em này chọn bài “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng say sưa đọc và nói cảm nhận của mình.

July Miu được điểm 10. Một sự vô lý đến khó chấp nhận. Có đổi mới đến đâu cũng không bao giờ nên có chuyện giáo viên yêu cầu đọc thuộc bài thơ A, học sinh lại chê và thích đọc bài thơ B. Theo chương trình Ngữ văn 12 thì bài thơ “Tây Tiến” đã học trước bài “Sóng” hàng tháng.

Một khán giả đồng thời là phụ huynh thắc mắc: Tôi không hiểu sao một học sinh cãi cô giáo, chê bài trong chương trình và làm sai hẳn yêu cầu về bài học lại được tán dương?

Các cô giáo dạy văn xem thì buồn lắm vì thấy rằng hình như người làm phim đã quên việc nếu không nhớ dẫn chứng thì học sinh không thể học được môn văn.

Đặc biệt, những người yêu thơ hẳn sẽ rất chạnh lòng. Vì với họ, thơ Xuân Quỳnh chân thành, nồng hậu là thế bỗng bị để một nữ sinh lớp 12 “tuyên chiến” với cô giáo dạy văn: “Đơn giản là em không thích bài thơ ấy”.

Vậy mà, ngày 2.6.2010, hơn một triệu thí sinh trên cả nước vừa tham dự kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học đã cầm đề bài chính thức của môn Ngữ Văn (do Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đề) đã có đoạn thơ trong bài mà July Miu kiên quyết không thích ấy!

Bất ngờ cho tác giả phim, bất ngờ bởi một sự ngẫu nhiên mà như “nhắc nhở” người làm phim, đó là đề thi văn quốc gia năm nay ra đã ra một đoạn thơ trong bài thơ bị “kỳ thị” trong "Những thiên thần áo trắng" của nữ sĩ Xuân Quỳnh.

Thử hỏi đây là việc cần suy nghĩ của những người làm phim hay người ra đề văn?

Thế mới hay, phim ảnh và đời sống nếu bất đồng hành thì cũng buồn lắm thay!

                                                                                        Theo TXTVN

Các tin khác

Các nghệ sĩ đoàn nghệ thuật đường phố Le Siphon Cosmique (Pháp) cùng các diễn viên là học sinh trường Nguyễn Trãi đang tập luyện. Ảnh: Đăng Khoa
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hoa hậu Nga 2010 Irina Antonenko: Sẽ học nấu món ăn Việt

Vừa đăng quang Hoa hậu Nga 2010 vào tháng 3, Irina Antonenko (18 tuổi, cao 1,78m) cùng hai người đẹp trong Top 10 cuộc thi Hoa hậu Nga 2010 Evgenia Eusebia và Tamara Zhukova đã có tour từ thiện và tham gia các hoạt động thời trang tại hai nước châu Á. Việt Nam là nước đầu tiên mà các người đẹp đến. Chiều 3-6, ba người đẹp của xứ sở Bạch Dương đã có cuộc gặp gỡ báo chí tại khách sạn Sheraton, TPHCM. PV Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc phỏng vấn với hoa hậu Irina Antonenko.

Trưng bày cổ vật “Tiếng vọng từ biển khơi”

Hàng trăm cổ vật được tìm thấy qua các cuộc khai quật ở sâu trong lòng biển những con tàu của Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam bị đắm từ TK15 – TK18.

“Đạo” phim truyền hình?

Sau Gió nghịch mùa, Đối mặt, Tin vào điều không thể, Người đàn bà thứ hai... nay thêm Sắc đẹp và danh vọng mang “nghi án” đạo phim truyền hình của nước ngoài

Những sáng tác mới của các họa sĩ xứ Thanh

Hội Văn học - Nghệ thuật Thanh Hóa phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh vừa tổ chức Triển lãm mỹ thuật Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhiều công trình phụ trợ của địa đạo Vịnh Mốc xuống cấp

Nhà chiếu phim được xây dựng với sức chứa khoảng 100 khách nhưng màn hình tivi thì quá nhỏ so với diện tích phòng xem, lại không có phim tư liệu về địa đạo Vịnh Mốc; ngôi nhà vì thế từ lâu đã trở thành nơi tạm nghỉ ngơi cho du khách(!).

Triển lãm “Mỹ thuật Huế nhìn từ thác bản điêu khắc cung đình”

Ngày 2-6, trong không gian kiến trúc cổ xưa của Hữu Tùng Tự - Thế Tổ Miếu (Đại nội Huế), Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức triển lãm “Mỹ thuật Huế nhìn từ thác bản điêu khắc cung đình”. Triển lãm giới thiệu 30 bản thảo là các tác phẩm điêu khắc cung đình thời Nguyễn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục