Có lẽ chỉ nước mình mới có nhiều Hội cùng tồn tại đến thế: Hội Nhà văn, Hội Điện ảnh, Hội Nhà báo, Hội Sân khấu, Hội Nhiếp ảnh, Hội Tạo hình... Đó là còn chưa kể hàng loạt những hội ngành nghề khác như Hội Nông dân, Hội Hữu nghị, Hội Nuôi ong, Hội Trồng trọt... Điều đó chứng tỏ mức quan tâm rất chu đáo của Đảng và Nhà nước trước những công việc thuộc về cõi sáng tạo và văn hoá nhạy cảm, nhọc nhằn, rất khổ ải và cô đơn.

 vậy tôi nghĩ, không có gì khác, Hội chính là nơi tập trung những khát khao sáng tạo, những tâm tư khúc khuỷu làm nghề, là nơi ta đốt lên ngọn lửa nhỏ để hơ nóng, khích lệ, sưởi ấm cho nhau bởi chưng, cái nghề này nếu cứ lẻ loi, thui thủi, mạnh ai nấy sống thì dễ bị dòng đời cuồn cuộn, cuộc sống mưu sinh bụi mù ngoài trang bản thảo nó cuốn trôi đi mất. Và do đó, Hội phải là một sân chơi ấm áp, nghĩa tình để thi thoảng gặp nhau biết rằng mình vẫn còn tồn tại bên cạnh bạn bè đồng nghiệp, vẫn có một đội hình nhân văn để mình sáp vào.

Vậy hà cớ gì lâu nay trong các tổ chức Hội vẫn cứ phảng phất một cái gì như là sự nặng nề, dòm ngó nhau, không tin ở nhau, thậm chí công phá nhau? Hội là vui, nặng nề như thế thì còn gì là hội, là hè nữa. Cứ vui đi, gặp gỡ đi, chan hoà, thân tình giao lưu, trao đổi, tâm tình đi để rồi sau đó thấy lòng dạ thanh thản, ấm nóng  hơn mà ngồi vào bàn tiếp tục cái công việc cực khổ, cô đơn ghê gớm của mình, của đời.

Đại hội Nhà văn cũng vậy. Hoan nghênh chủ trương Đại hội toàn thể của Ban chấp hành đã thoả mãn cái mong mỏi: Mỗi nhà văn là một thực thể đơn nhất, chả ai có thể thay mặt được cho ai, vả lại, 5 năm mới gặp nhau một lần, gặp tất cả đi cho vui để rồi năm sau, năm sau nữa người còn người mất biết sao mà lường.

Còn việc bầu ra một Ban chấp hành ư? Thì cứ bầu nhưng như thế không có nghĩa toàn bộ cốt lõi, hồn khí của một đại hội đều nằm gọn ở cái thủ tục mang thuần tính hành chính này để cho không khí nó trì nặng ra. Tất nhiên, dù vô vi đến mấy, chúng ta cũng rất nên chọn ra một ban điều hành có tâm đức, công tâm, sạch sẽ, không tham lam, không vị kỷ, không tư thù, không nhỏ mọn và nếu có thêm một chút năng lực tổ chức càng tốt. Có phải là một cuộc đại tiến công hợp đồng binh chủng đâu mà cần phải một thiên tài tổ chức. Cái tâm, cái tình và một bút lực mãnh liệt - đó là tất cả năng lực và phẩm chất cần có của một thành viên BCH.

Ai cũng thấu hiểu rằng, sức khoẻ của một nền văn học, một tác phẩm văn học không mấy phụ thuộc vào một cơ cấu hội đoàn, vào một lời kêu gọi hiệu triệu nào mà nó hoàn toàn ràng buộc bởi sự phấn đấu, khát khao cá thể cháy bỏng trong góc phòng.

Và như vậy, một tổ chức Hội, một Đại hội ngành nghề chỉ có một chức năng thiêng liêng và duy nhất là bảo trợ và khích động cái cá thể đó được thăng hoa, liền mạch. Một khi không làm được hoặc làm ngược lại bằng những lục đục nội bộ, những cuộc trao giải trao thưởng, những đợt kết nạp hội viên không chính xác,  mặc nhiên người ta có quyền nghĩ rằng: Hội có giúp gì được cho các hội viên nhà văn không? 

Trước thềm Đại hội Nhà văn 2010 này, ta hy vọng và có quyền tin rằng sẽ được trả lời câu hỏi đó theo một chiều kích đi lên.        

Cốt lõi làm nên sự tồn tại của Hội là tác phẩm
 
 Nhà văn Hà Đình Cẩn
Có lẽ Đại hội (ĐH) Nhà văn sắp tới là cuộc hội tụ đông đảo nhất của giới cầm bút cả nước, một ĐH toàn thể. Để chuẩn bị ĐH 8, từ mấy tháng nay, các nhà văn khắp các vùng miền trên toàn quốc có những ĐH khu vực cũng khá sôi nổi. Là người làm báo, tôi có mặt ở một số ĐH khu vực phía Nam như TP. Hồ Chí Minh, Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long... Ở các ĐH khu vực trên, hầu như các nhà văn chỉ tập trung bàn hai việc: Một là bầu cho được một BCH có đại diện vùng miền, thể loại, thế hệ thật sự có tâm, có tài để điều hành công tác của Hội Nhà văn trong nhiệm kỳ tới; Hai là bàn chuyện văn chương làm thế nào để có những tác phẩm đáp ứng nhu cầu của bạn đọc. Các thể loại chủ lực của văn học như tiểu thuyết phải có tác phẩm lớn làm nên gương mặt văn chương của đất nước mà từng ngày đều có những biến động của phát triển. Rồi có lẽ những chuyện bàn ở ĐH Nhà văn khu vực cũng sẽ đem bàn tại ĐH Nhà văn toàn quốc. Vì thế tôi dự báo ĐH tới sẽ là đại hội bàn về tổ chức hội và văn chương. Cả hai - các hội viên đòi hỏi sự thay đổi, đòi hỏi tìm kiếm những gương mặt mới cả về BCH lẫn tác giả. Đời sống văn học mấy năm qua, hay nói theo “nhiệm kỳ” là 5 năm qua, người ta thấy hoạt động thì sôi nổi như các cuộc hội thảo về khu vực gai góc là lý luận phê bình, về văn học tiếp cận với những vấn đề nóng như tam nông và công nghiệp, về văn học dịch với Hội nghị quốc tế về văn học... nhưng sáng tác chưa được mùa. Bạn đọc vẫn thấy hiện tượng trung bình phổ biến của văn học, không có những đột khởi như văn học từng gặt hái trong thời kỳ đầu đổi mới. Nhìn vào giải thưởng văn học hàng năm của Hội Nhà văn có thể thấy rõ nhận định này. Giải thưởng với số lượng ít, không có nổi bật, chỉ là cột cờ so trong bó đũa mà thôi.

Cái cốt lõi làm nên nhà văn, làm nên sự tồn tại của Hội Nhà văn chính là tác phẩm. Đó là mục tiêu chắc chắn sẽ đặt lên bàn và làm sôi nổi ĐH Nhà văn khóa 8...

“Em vẫn đợi...” bên thềm Đại hội

 Nhà văn Trần Thị Trường

Thế là lại sắp đến Đại hội (ĐH) Nhà văn Việt Nam lần thứ 8, các nhà văn cả nước lại được gặp nhau sau 5 năm xa cách. 5 năm gặp lại, dĩ nhiên ngoài những nhu cầu thăm hỏi tình cảm, nhà văn thích nhất là được nói chuyện về dự định sáng tác và mọi chuyện xung quanh công tác Hội. Lần nào cũng vậy, hội viên mong ĐH sẽ mở ra một “kỷ nguyên mới”, đem đến nhiều quyền lợi hơn cho mỗi người, cái quyền lợi ấy sẽ hỗ trợ cho mỗi người có thêm tác phẩm mới và hay ngoài những nỗ lực cá nhân. “Kỷ nguyên mới” không có nghĩa là thay đổi mọi thứ, cũng không có nghĩa những gì đã từng làm của các nhiệm kỳ là không ổn, mà là làm mới lại những gì đã làm và làm tốt hơn, hiệu quả hơn.

Nhiều ý kiến cho rằng, nhiệm kỳ vừa qua, Ban chấp hành làm được rất nhiều việc cho hội viên. Từ vấn đề đầu tư sáng tác đến các chuyến đi thực tế ở trong và ngoài nước, từ thăm hỏi, động viên từng hội viên khi có sự cố riêng cho đến diện rộng phong trào, trong đó có hoạt động của các Hội đồng chuyên môn đến các Ban chuyên môn trực thuộc. Nếu có thể thiên vị, có lẽ nhiều ý kiến dành tình cảm cho Ban Nhà văn Trẻ và Ban Nhà văn Nữ. Hai Ban này hoạt động vừa có chiều sâu, vừa ở diện rộng nên chiếm được nhiều cảm tình của những người tham gia hoạt động.

Có một cuộc điện thoại từ Tây Nguyên là ấn tượng nhất đối với riêng tôi, hỏi về trường hợp những người không được kết nạp vào Hội, trong đó nổi bật là trường hợp nhà thơ Nghiêm Thị Hằng. Người ấy nói có vẻ bức xúc rằng, tại sao Nghiêm Thị Hằng có nhiều bài thơ hay, thơ của chị ấy được không ít nhạc sĩ phổ nhạc thành bài hát và được công chúng đón nhận mà cho đến nay vẫn chưa được vào Hội. Tôi nói, lẽ ra phải gọi đến nơi khác, Ban tổ chức Hội viên chẳng hạn. Song, với nhiệt tình của mình, tôi cũng trả lời: “Chưa được kết nạp có thể là chính người đó chưa có đơn gửi đến Hội, hoặc tuy có nhiều tác phẩm được công chúng biết đến nhưng theo điều lệ, tác giả phải có 2 tác phẩm đứng tên riêng xuất bản thành sách... Ngoài ra, theo Điều lệ (Điều 11) Ban Chấp hành Hội quyết định việc kết nạp hội viên mới. Việc quyết định ấy sẽ trên cơ sở tham khảo đề nghị của Hội đồng bộ môn, các ban văn học đề tài, các Ban chức năng, chi hội, tổ chức cơ sở của Hội ở địa phương... Tôi nói thêm, theo hiểu biết của tôi, thành viên Ban chấp hành không thể biết hết được từng người, phải nhờ đến những phát hiện của các Ban chức năng và nếu một hội nghị chung trước khi có đợt kết nạp hội viên mới đã quy định chỉ kết nạp thêm trong đợt này (nào đó) 20 người, chẳng hạn thì rất có thể sẽ sót ai đó.

Nhưng người gọi cho tôi ấy, nghe xong có vẻ chưa thỏa mãn. Tôi nghĩ, ý kiến của người đó có thể là vô tư vì chính tôi cũng thuộc vài bài hát của thi sĩ họ Nghiêm, như “Lời tỏ tình của biển”, hay “Mùa hoa cải”.

Tôi không có ý nói đây là những bài thơ hay hơn nhiều bài thơ khác của các nhà thơ hội viên, nhưng với một người đã miệt mài với thơ nhiều năm và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người yêu thơ, mà nếu muốn vào Hội lại chưa được Hội biết đến là điều đáng tiếc.

Nhân ĐH Nhà văn Việt Nam lần thứ 8 sắp diễn ra, tôi nghĩ nên có ý kiến này để mọi điều được sáng tỏ và để công tác hội được hoàn thiện hơn.

 

                                                                              Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Đội văn nghệ xóm Khang, xã Yên Mông biểu diễn văn nghệ chào mừng Đại hội Đảng bộ xã
Nông dân xã Sủ Ngòi, TPHB hăng hái thi đua sản xuất xây dựng nông thôn mới
Ngô Bích Ngọc
Không có hình ảnh

Văn chương “ăn xổi ở thì”

“Những nhà văn có kinh nghiệm, nhiều vốn sống thì không tìm được bút pháp mới để tải những gì mình muốn viết, trong khi lớp trẻ thừa năng lực thì nhiều khi sống vội vã, hời hợt đến không có gì để viết”. Đó là nhận định của nhà văn Nguyễn Quang Lập

Ra mắt bộ truyện tranh cổ tích thiếu nhi

Dịp hè 2010, các em thiếu nhi có thêm một lựa chọn nữa trong vui chơi giải trí, đó là bộ truyện tranh cổ tích do Nhã Nam biên soạn và ấn hành.

Sinh hoạt hè cho thiếu nhi – sân chơi còn bỏ ngỏ

(HBĐT) - Kỳ nghỉ hè năm học 2009 – 2010 của các em thiếu nhi huyện Lạc Sơn đã được gần 2 tháng. Tuy nhiên, sinh hoạt hè cho thiếu nhi vẫn đang là sân chơi còn bỏ ngỏ khi chưa có sự vào cuộc của tổ chức Đoàn Thanh niên cũng như sự chung tay góp sức của toàn xã hội

Sống với điện ảnh một thời

Dưới dạng phim DVD, hàng chục bộ phim truyện Việt Nam hay vừa có mặt trên thị trường băng đĩa, đã gây được sự chú ý mới của khán giả. Trước thềm Đại hội Điện ảnh Việt Nam sắp diễn ra vào đầu tuần tới ở Hà Nội, những kỷ niệm về chuyện nghề phim của NSND Trà Giang, NSND Thế Anh và ca sĩ - diễn viên Hồng Hạnh trong buổi giao lưu mới đây, càng tạo được tình cảm trân trọng và ý nghĩa thú vị của khán giả về phim Việt Nam.

Du lịch Việt Nam khẳng định vị thế quan trọng

Trải qua 50 năm trưởng thành và phát triển, gắn liền từng giai đoạn lịch sử của đất nước, ngành du lịch luôn nhận được sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước. Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, từng bước đi lên, du lịch ngày càng khẳng định vai trò, vị thế một ngành kinh tế, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.

NSND Xuân Huyền - Một cá tính sáng tạo độc đáo

Chính Xuân Huyền đã tạo nên niềm khát vọng cho người diễn viên, và thổi bùng lên ngọn lửa nhiệt tình, đam mê đó của họ. Bởi vì, chính ngọn lửa đam mê ấy là yếu tố đầu tiên tạo nên sự thành công bất tử của nghệ thuật sân khấu…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục