Văn học đang ở thời phải đợi - đợi sự phát triển - nếu có - của tiểu thuyết, đợi những tác phẩm đang ra đời nhỏ giọt hằng năm và đợi cả người viết trẻ đến lúc đủ tâm, đủ tầm và chịu dấn thân cống hiến cho văn học của họ
Nói theo ý kiến bức xúc của một nhà văn thì đã đến lúc chúng ta nên tiến hành một cuộc “lột xác” trên mọi phương diện, nếu không làm được như vậy thì tình trạng tiểu thuyết làng nhàng “cũ không ra cũ, mới cũng chẳng ra mới” còn tiếp tục kéo dài.
Chỉ còn trong hoài niệm
Đời sống văn chương không còn sôi động, nhà văn lão thành không còn mặn mà với tiểu thuyết, các cây bút trẻ cũng nêu lý do họ phải làm nghề khác để sống nên không thể toàn tâm toàn ý với văn chương. Và điều tất yếu là văn học khó có thể trở lại dòng chảy mạnh mẽ với những tiếng vang như những thập niên trước.
Cho đến thời điểm này, văn học đang trở lại “thời xa vắng” khi cả “nhà văn già” lẫn “nhà văn trẻ” đều không có dấu hiệu nào cho một “bước chuyển mình”, nếu không nói là “văn già” đang có dấu hiệu dừng lại hẳn.
Nói như nhà văn Nguyên Ngọc, “thế hệ chúng tôi không còn đủ sức để viết nữa, giờ là vai trò của những ngòi bút trẻ”.
Thật vậy, nhà văn thế hệ trước đã “lùi về tuyến sau”, nếu có xuất hiện trở lại cũng chỉ trong những vai trò khác: Nhà biên kịch.
Bao giờ văn học VN có những cuốn tiểu thuyết giá trị như vậy?
Ở một góc độ khác, có thể thấy rằng tác phẩm của nhà văn thế hệ trước trong thời đại này cũng chưa thể thu hút được độc giả thời nay.
Một nhà văn trẻ nêu ý kiến: “Cách kể chuyện theo kiểu cũ và những “chuyện thời quá vãng” được các cây bút “lão thành” khai thác không hợp với độc giả trẻ hôm nay. Mà nếu khai thác về đời sống trẻ hôm nay thì các nhà văn thế hệ trước cũng khó lòng làm được”. Thất bại của cuốn Gạ tình lấy điểm của tác giả Tướng về hưu – nhà văn Nguyễn Huy Thiệp - có thể là một minh chứng cho nhận định này.
Nhà văn Dương Thụy nhìn nhận: “Mỗi thời mỗi suy nghĩ, mỗi bối cảnh, mỗi cách nhìn nhận vấn đề khác nhau. Độc giả thời nào thì đọc tác phẩm của thời đó, độc giả tuổi trung niên chọn đọc tác phẩm của nhà văn trung niên, độc giả tuổi mới lớn chọn đọc tác phẩm của nhà văn chuyên viết cho tuổi mới lớn.
Chúng ta không bao giờ nên áp đặt người viết phải thế này phải thế kia. Tiểu thuyết là một món ăn mà độc giả có toàn quyền chọn lựa và dĩ nhiên nhà văn cũng có toàn quyền viết cuốn sách của mình theo ý riêng”. Khi “nhà văn già buông bút” mà thế hệ kế cận không đủ sức tiếp nối thì văn học sẽ có một khoảng trống lớn.
Vòng xoáy “cơm áo gạo tiền”?
Nhà văn trẻ thử sức ở lĩnh vực tiểu thuyết có thể kể đến những tên tuổi: Vũ Đình Giang, Phan Hồn Nhiên, Dương Thụy, Nguyễn Đình Tú, Tiến Đạt, Thủy Anna... nhưng người viết nào cũng có một công việc chính để kiếm sống hơn là nghề cầm bút.
Một nhà văn trẻ từng có nhiều tác phẩm được độc giả yêu thích cũng tuyên bố “giải nghệ”, không viết văn vì “cơm áo không đùa với khách thơ”.
Sự thật là vậy. Một nhà văn trẻ khác cũng cho biết rằng chị âm thầm viết sách hơn một năm, tác phẩm ra đời được độc giả ít nhiều quan tâm nhưng tiền nhuận bút mà cuốn sách mang lại cũng chỉ gần bằng một tháng lương làm việc hiện tại của chị.
Nhà văn Lê Văn Thảo nói khi nhuận bút không đủ sống thì không thể buộc nhà văn phải đầu tư thời gian 2, 3 năm cho một cuốn tiểu thuyết, vẫn phải chấp nhận xem việc viết như là một nghề tay trái. Đó cũng là lý do mà nhiều cây bút chọn viết tản văn, truyện ngắn...
Nhưng theo nhà văn Cao Duy Sơn, áp văn chương vào miếng cơm manh áo chỉ là một cách nói vui hoặc biện minh cho những tác phẩm thường thường ra đời của họ. “Có cả núi tiền cũng không tạo ra được tác phẩm có hồn nếu không thật sự toàn tâm toàn ý làm việc cống hiến cho văn học. Nếu không nắm bắt được hơi thở thời đại, tiểu thuyết sẽ khó theo kịp bước chuyển mình của cuộc sống hôm nay”.
Chờ đến bao giờ?
Nhà văn Cao Duy Sơn: “Có cả núi tiền cũng không tạo ra được tác phẩm có hồn nếu không thật sự toàn tâm toàn ý làm việc cống hiến cho văn học. Nếu không nắm bắt được hơi thở thời đại, tiểu thuyết sẽ khó theo kịp bước chuyển mình của cuộc sống hôm nay”. |
Nhà văn Tiến Đạt nói viết tiểu thuyết, đối với nhà văn trẻ, còn là dịp để họ kiểm chứng sự trải nghiệm, tư duy và năng lực sáng tạo nhưng đó là điều không dễ dàng chút nào.
“Mỗi thời, tùy vào hoàn cảnh lịch sử sẽ sản sinh ra thế hệ nhà văn không giống nhau, điều này sẽ tạo nên tính đa dạng, phong phú trong nền văn học. Nhưng để đi được con đường dài, không những phải có đam mê, nội lực mà còn cần phải có bản lĩnh và... sức khỏe tốt để vượt qua được những khó khăn” – tác giả của Thể xác lưu lạc chia sẻ.
Nhiều người viết trẻ cực lực phản đối chuyện tiểu thuyết đang chết mòn, chỉ cho rằng dòng trôi chậm và tiểu thuyết vẫn đang chờ ngày “phục sinh” còn đó là ngày nào thì vẫn phải đợi. “Đừng buộc người trẻ phải có tiểu thuyết mà phải đợi cho đến khi họ cần có đủ vốn sống và sự trải nghiệm cần thiết. Tiểu thuyết cũng giống như một đồ thị lên xuống vậy” – một nhà văn trẻ bày tỏ.
Nhà văn Lê Văn Thảo cũng nói rằng muốn văn học phát triển cũng cần phải chờ thời gian. Nhà văn Cao Duy Sơn cũng có góc nhìn lạc quan: “Nếu hôm nay chưa có, biết đâu ngày nào đó sẽ xuất hiện những tài năng xuất chúng, với những tác phẩm lớn mang tầm thời đại. Chúng ta hãy kiên nhẫn chờ đợi”.
Nhà văn quân đội Nguyễn Đình Tú chia sẻ góc nhìn: “Các nhà văn hiện nay viết trong tình trạng đa cực về quan niệm thẩm mỹ. Cái gọi là “dấu ấn” của tiểu thuyết hôm qua khác với “dấu ấn” của tiểu thuyết hôm nay. Cái hôm qua toàn dân đọc hôm nay chưa hẳn đã còn giá trị. Cái còn e dè hôm nay có thể sẽ lại có giá trị phổ quát ở ngày mai”.
Và như thế chung quy lại cũng có nghĩa là văn học đang ở thời phải đợi – đợi sự phát triển – nếu có - của tiểu thuyết, đợi những tác phẩm đang ra đời nhỏ giọt hằng năm và đợi cả người viết trẻ đến lúc đủ tâm, đủ tầm và chịu dấn thân cống hiến cho văn học của họ.
Theo Báo NLĐ
Ngày 12-7, tại Đà Lạt, Hội đồng lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Văn học nghệ thuật phản ánh hiện thực đất nước hôm nay”. Dự hội thảo có đồng chí Tô Huy Rứa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; gần 200 đại biểu là các nhà khoa học, nghiên cứu, giảng dạy văn học nghệ thuật (VHNT), các nhà quản lý báo chí trong nước. GS-TS Phùng Hữu Phú, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng lý luận - Trưởng ban chỉ đạo hội thảo.
“Những nhà văn có kinh nghiệm, nhiều vốn sống thì không tìm được bút pháp mới để tải những gì mình muốn viết, trong khi lớp trẻ thừa năng lực thì nhiều khi sống vội vã, hời hợt đến không có gì để viết”. Đó là nhận định của nhà văn Nguyễn Quang Lập
Dịp hè 2010, các em thiếu nhi có thêm một lựa chọn nữa trong vui chơi giải trí, đó là bộ truyện tranh cổ tích do Nhã Nam biên soạn và ấn hành.
(HBĐT) - Kỳ nghỉ hè năm học 2009 – 2010 của các em thiếu nhi huyện Lạc Sơn đã được gần 2 tháng. Tuy nhiên, sinh hoạt hè cho thiếu nhi vẫn đang là sân chơi còn bỏ ngỏ khi chưa có sự vào cuộc của tổ chức Đoàn Thanh niên cũng như sự chung tay góp sức của toàn xã hội
Dưới dạng phim DVD, hàng chục bộ phim truyện Việt Nam hay vừa có mặt trên thị trường băng đĩa, đã gây được sự chú ý mới của khán giả. Trước thềm Đại hội Điện ảnh Việt Nam sắp diễn ra vào đầu tuần tới ở Hà Nội, những kỷ niệm về chuyện nghề phim của NSND Trà Giang, NSND Thế Anh và ca sĩ - diễn viên Hồng Hạnh trong buổi giao lưu mới đây, càng tạo được tình cảm trân trọng và ý nghĩa thú vị của khán giả về phim Việt Nam.
Trải qua 50 năm trưởng thành và phát triển, gắn liền từng giai đoạn lịch sử của đất nước, ngành du lịch luôn nhận được sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước. Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, từng bước đi lên, du lịch ngày càng khẳng định vai trò, vị thế một ngành kinh tế, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.