Đặc biệt những nghệ sĩ tham gia lần này là 5 thế hệ của đoàn Minh Tơ vang bóng một thời: NSND Thanh Tòng, NSƯT Thành Lộc, Bạch Lê và Thanh Bạch (từ Pháp), Điền Thanh (từ Úc), Bạch Long, Quế Trân, Tú Sương, Trinh Trinh...
* PV: Ý tưởng này đến từ đâu, thưa anh?
- Đạo diễn Vũ Minh: Vừa rồi nhân dịp nghệ sĩ Bạch Lê, Thanh Bạch, Điền Thanh tập hợp toàn bộ con, cháu đưa về thăm bà ngoại Quỳnh Mai (nghệ sĩ Quỳnh Mai - mẹ NSƯT Thành Lộc, Bạch Lê, Bạch Long..., PV), mọi người có tâm nguyện là sẽ làm một chương trình kỷ niệm cho gia đình. Tôi nghĩ sao không làm một chương trình cải lương, không ngờ ý tưởng này được mọi người ủng hộ. Và sự nhiệt tình trong nghệ thuật của những nghệ sĩ gốc đoàn Minh Tơ khiến tôi không khỏi xúc động. Trên sàn tập, mọi người mồ hôi lã chã, dưới sân khấu thì ríu rít hỏi han nhau, nước mắt đỏ hoe... Trong lúc tập tuồng, nhìn hai cháu Quế Trân, Trinh Trinh quỳ trước mặt mình mà nghệ sĩ Bạch Lê cầm lòng không được, cứ khóc. Chị nói lúc ở Pháp nhớ sân khấu cứ mơ một ngày được diễn chung với con cháu, không ngờ ngày đó lại đến như thế này.
* Với Câu thơ yên ngựa và Điều Tam Xuân báo phu cừu thì một đạo diễn trẻ như anh sẽ chỉ giữ gìn hay khám phá điều gì trong nghệ thuật cải lương?
- Cách đây 5 năm, khi xem chương trình Những cánh chim không mỏi của nghệ sĩ Thanh Tòng, thấy những nghệ sĩ vẫn hát - diễn với nét thanh xuân của cải lương thời hoàng kim ngày xưa khiến tôi rất xúc động và nghĩ mình sẽ làm một chương trình như thế này. Tôi muốn giữ những hình ảnh đẹp đã khắc sâu vào lòng người của bộ môn cải lương, đồng thời khơi dậy một lần nữa để các bạn trẻ có thể nhìn thấy, và chứng minh rằng cải lương không đơn giản là một bộ môn giải trí thông thường. Tôi sẽ giữ lại mô hình cải lương cổ, cả cách sử dụng ban nhạc như các đoàn cải lương ngày trước, nhưng cũng có đôi chút thay đổi về tiết tấu, phục trang...
* Một điều đáng buồn là ngày nay có không ít nghệ sĩ cải lương vẫn vô tư hát nhép. Anh tiếp nhận điều này như thế nào?
- Tôi phản bác ngay từ đầu. Cũng có nhiều nghệ sĩ sợ không đủ hơi cho một câu vọng cổ, nhưng tôi nghĩ rằng thà cứ hát như vậy mà khán giả thương. Bởi vì họ hát nhép sẽ có khán giả nhận ra ngay. Hát nhép sẽ giết chết những cảm xúc của khán giả. Nhìn những nghệ sĩ ngày xưa xem, họ đứng gần ba giờ đồng hồ trên sân khấu, hát, diễn thở hồng hộc. Nhưng chính những khoảnh khắc đó những người nghệ sĩ đã hát với khán giả bằng hơi thở và bằng cả trái tim...
* Lần đầu tiên, 5 thế hệ cải lương cùng đứng chung trên một sân khấu sẽ có gì đặc biệt? Khán giả sẽ được thưởng thức điều gì trong hai vở Câu thơ yên ngựa và Điều Tam Xuân báo phu cừu?
- Tôi nghĩ NSƯT Thành Lộc là một trong những điểm nhấn đặc biệt của chương trình này. Anh và nghệ sĩ Trường Sơn sẽ cùng đóng chung vai Lý Đạo Thành trong vở Câu thơ yên ngựa. Thật ra nghệ sĩ Trường Sơn đã quá nổi tiếng với vai Lý Đạo Thành, còn nghệ sĩ Thành Lộc đã nổi tiếng trên sân khấu kịch nói, song đây là lần đầu anh đóng trọn vẹn một vở cải lương. Tuy vào chung một vai trong cùng một vở diễn, nhưng nghệ sĩ Trường Sơn và Thành Lộc sẽ có cách khai thác khác nhau, tôi nghĩ khán giả có cái đáng xem. Còn lại, 5 thế hệ cải lương cùng diễn chung cũng sẽ mang lại một cảm giác thật đặc biệt.
Theo TTO
Biết nhà thơ Lâm Quang Mỹ từ Warszawa (Ba Lan) về Hà Nội dự Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài, sau đó nghe tin vợ chồng anh về quê làng Cổ Đan, xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, tôi tranh thủ gặp.
Cần người có tài tổ chức và có tư duy khoa học, hệ thống hơn là cần tên tuổi hay quan hệ cá nhân… Già mà “mất nết” thì cũng đáng sợ như Trẻ bị “tha hóa”… Tôi cũng sợ những người trẻ lắm…nhất là những người trẻ đã “láo” lại còn “liều”…- Phan Huyền Thư chia sẻ.
Tỉnh Ðác Lắc và huyện Krông Năng vừa thông qua dự án xây dựng khu Chợ văn hóa Việt Bắc tại xã Ea Tam. Sự kiện này làm nức lòng nhân dân trong xã, bởi đây là địa phương có chín dân tộc anh em, trong đó hơn 80% là đồng bào Tày, Nùng từ Việt Bắc tới định cư...
Đi và xem, ngẫm nghĩ rồi mơ ước. Biết đến bao giờ sân khấu Việt Nam chạm đến những gì đang có của sân khấu nhạc kịch ở London hôm nay?
(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác quản lý, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đã được các cấp, các ngành huyện Mai Châu coi trọng. Với vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, Đoàn Thanh niên huyện đã xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
Đây là chi phí dự kiến làm hồ sơ khoa học cho đờn ca tài tử để đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.