Tuyển tập thơ Việt Nam từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 19 bằng tiếng Ba Lan.

Tuyển tập thơ Việt Nam từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 19 bằng tiếng Ba Lan.

Biết nhà thơ Lâm Quang Mỹ từ Warszawa (Ba Lan) về Hà Nội dự Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài, sau đó nghe tin vợ chồng anh về quê làng Cổ Đan, xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, tôi tranh thủ gặp.

 

Dù việc mưu sinh hằng ngày vất vả, nhưng nhà thơ Lâm Quang Mỹ luôn nặng lòng với quê hương, với thơ ca. Anh xứng đáng là một nhịp cầu nối giữa hai nền văn học VN - Ba Lan.

Do đam mê văn chương

Dự định tuyển tập Thơ Việt Nam từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 19 do Lâm Quang Mỹ tự chọn và chuyển ngữ tiếng Ba Lan sẽ ra mắt dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đùng một cái, bạn bè trong nước điện sang cho hay, khoảng giữa năm 2010, Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài tiến hành tại Hà Nội. vậy là, anh dồn công việc của 9 tháng còn lại, hùng hục làm ngày làm đêm trong vòng 1 tháng. Vợ con xúm tay cùng anh thực hiện ước nguyện.

Tuyển tập được in xong chỉ 3 ngày. Lên xe với áo sơmi phong phanh và 1.000 cuốn tuyển thơ bìa cứng, ngoài trời lạnh dưới 10 độ C, vào nhà anh bị cảm. Vợ con lập tức đưa anh vào bệnh viện trong tình trạng vé máy bay đã mua, anh năn nỉ với bác sĩ rằng hai ngày tới phải có mặt tại Hà Nội dự hội nghị, mong bác sĩ cho điều trị ngoại trú. Trước tình trạng sức khỏe của anh, chị phải gác lại mọi công việc để làm bác sĩ bất đắc và cùng anh bay về Hà Nội.

Nặng lòng với quê hương

Cũng như bất kỳ tác phẩm văn học nghệ thuật nào, chất lượng dịch thuật của nhà thơ Lâm Quang Mỹ tại công trình này thuộc quyền thẩm định của độc giả tiếng Ba Lan. Điều quan trọng là từ nay trên đất nước có truyền thống văn chương như Ba Lan... đã có một tuyển tập thơ cổ điển của VN.

Lại càng trân trọng cảm động khi việc dịch thơ nói trên lại do ông tiến sĩ vật lý làm. Sâu xa hơn nó bắt nguồn từ tình yêu văn chương của anh thuở trường làng. Anh yêu văn chương, thời cuộc lại chọn anh du học kỹ thuật nước ngoài. Về nước, anh làm việc tại Viện Vật lý thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học VN tại Hà Nội, ngày tập trung công việc chuyên môn, đêm một mình nghỉ lại cơ quan.

Từ đó, nàng thơ chung sống với anh, với cảnh độc thân của chàng kỹ sư nghèo sống xa nhà. Có lẽ với anh từ ngày ấy, vật lý là một nghề, còn thơ là nghiệp. Tình yêu thi ca hành trình cùng anh ngót nửa thế kỷ. Sau khi nghỉ hưu sang Ba Lan kiếm ăn, anh cùng các nhà thơ Ba Lan tích cực truyền bá giới thiệu nhiều tác phẩm của các nhà thơ VN trên các tạp chí văn học ở Ba Lan.

Nhà thơ Lâm Quang Mỹ đã cần mẫn thu thập từ nhiều nguồn và dày công chọn ra được 100 bài thơ của 28 tác giả từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 19. Chọn ra được 100 bài theo những tiêu chí do mình định tính đã khó, lại phải tìm tham khảo các bản in tiếng Việt khác nhau để gạn đục khơi trong càng khó. Sau 2 năm làm việc miệt mài, với sự cộng tác của nhà thơ Ba Lan Pawel Kubiak, kinh phí xuất bản do vợ chồng anh tự bỏ cộng với sự đóng góp của vợ chồng con gái đầu lòng sống tại Pháp, Tuyển tập thơ Việt Nam từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 19 bằng tiếng Ba Lan, đã ra mắt tại VN và Ba Lan! Vậy là sau nhiều thế kỷ, 100 áng thơ cổ điển của 28 tác giả VN trải suốt thời kỳ lịch sử chói lọi, hào hùng chống xâm lăng của dân tộc Việt, đến với bạn đọc Ba Lan.

Sống ở Ba Lan đã hơn 20 năm, không ít lần anh Mỹ tự vấn: Tại sao văn học VN chưa được tỏa sáng, chưa được thế giới biết đến nhiều? Văn học VN kể cả về số lượng và chất lượng, cho đến thời điểm này vẫn chưa đủ điều kiện đến với bạn đọc Ba Lan như văn học của các nước khác, tuy đã có một số tác phẩm được trích dịch như “Truyện Kiều”, thơ Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Đoàn Thị Điểm...

Nhà thơ Lâm Quang Mỹ tên thật là Nguyễn Đình Dũng - SN 1943, hội viên Hội Nhà văn VN, hội viên Hội Nhà văn Ba Lan. Từ năm 2003, anh bắt đầu thâm nhập vào đời sống văn chương, đến nay đã có hơn 600 buổi đọc thơ VN tại các khu an dưỡng, trường học, thư viện, nhà văn hóa... từ địa phương đến trung ương ở Ba Lan và một số nước Châu Âu khác. Anh đoạt các giải thưởng thơ của Ba Lan, trong đó có giải thưởng về thơ và hoạt động văn học của Uỷ ban UNESCO Ba Lan năm 2006. Thơ của anh được dịch ra nhiều thứ tiếng. Năm 2005, chính quyền tỉnh Krasne đã công nhận anh là Công dân danh dự. Lâm Quang Mỹ đã xuất bản 4 tập thơ, trong đó có “Tuyển tập thơ cổ điển VN” bằng tiếng Ba Lan.

Về dự hội nghị quốc tế lần này, Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật VN đã trao tặng anh Huy chương Vì sự nghiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.

 

 

                                                          Theo Báo LĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Phụ nữ Mai Châu bảo tồn và phát triển nghề thêu truyền thống.

12 tỷ cho đờn ca tài tử thành di sản nhân loại

Đây là chi phí dự kiến làm hồ sơ khoa học cho đờn ca tài tử để đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Nhạc sĩ Phạm Duy: 'Một cái liếc mắt cũng là yêu'

Ở tuổi 90, 'người nhạc sĩ của tình ca' trông vẫn khỏe mạnh. Và dù tóc có trắng như tuyết, da có nhăn thì tình yêu vẫn nồng nàn trong tâm hồn ông. Phạm Duy chia sẻ niềm yêu đời và quan điểm nghệ thuật của mình.

Du lịch văn hóa tả van, Sa Pa, Lào Cai: Chưa ấn tượng!

Giống như nhiều địa bàn đặc sắc khác của thị trấn mù sương, xã Tả Van những năm qua thu hút nhiều du khách mà đa số là khách ngoại quốc. Nhưng vẫn còn thiếu những gì đó để có thể trở thành "lý tưởng".

Phải tìm cách cho học sinh yêu lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Dân ta phải biết sử ta – điều đó tưởng như là hiển nhiên nhưng thực tế một bộ phận công chúng đang lơ mơ lịch sử của chính dân tộc mình. Ngay cả khi sự kiện trọng đại của dân tộc sắp diễn ra: 1000 năm Thăng Long – Hà Nội thì không phải ai cũng nắm được lịch sử của vùng đất linh kiệt này, nhất là với các em học sinh. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc về vấn đề này.

Hơn 200 tuyên truyền viên về tham dự hội thi thông tin cổ động TP Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 14/7, Thành phố Hòa Bình tổ chức hội thi thông tin cổ động năm 2010. Hơn 200 tuyên truyền viên của 15 đội thông tin cổ động đến từ các xã, phường trên địa bàn thành phố.

Nguyễn Phan Chánh thấm đẫm hồn quê

Các họa sĩ bậc thầy Việt Nam luôn để lại những dấu ấn cá nhân về mặt bút pháp. Nếu như Tô Ngọc Vân tài hoa, mẫu mực; Nguyễn Sáng chính xác, ngang tàng; Nguyễn Tư Nghiêm thâm trầm, khúc triết; Dương Bích Liên chắt lọc, tinh tế; Bùi Xuân Phái nặng tình, run rẩy… thì nghệ thuật Nguyễn Phan Chánh thấm đẫm hồn quê, chân phương, bình dị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục