Nhạc trưởng Honna Tetsuji sẽ chỉ huy chương trình giao hưởng, vũ kịch đặc biệt.
Các nghệ sỹ Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam và Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam sẽ có một chương trình biểu diễn giao hưởng, vũ kịch đặc biệt diễn ra vào tối 20-21/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Đây là chương trình nghệ thuật đặc biệt bởi rất hiếm khi khán giả được thưởng thức sự kết hợp biểu diễn của hai đơn vị nghệ thuật có chuyên môn, học thuật cao nhất Việt Nam về giao hưởng và vũ kịch.
Mở đầu chương trình là tổ khúc giao hưởng “Những kỷ niệm quê hương” của nhạc sỹ Hoàng Dương do các nghệ sỹ Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam biểu diễn.
Tổ khúc gồm ba biến khúc có tính chất tương phản với bút pháp và phong cách giản dị, mộc mạc dựa trên bài dân ca quan họ Bắc Ninh quen thuộc “Se chỉ luồn kim,” tạo nên một bức tranh tứ bình bằng âm nhạc về miền quê thân thương với những kỷ niệm ấu thơ, hồn nhiên, trong sáng.
Các nghệ sỹ của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam sẽ biểu diễn hai tác phẩm balê nổi tiếng là “Con chim lửa,” “Linh hồn và khát vọng.”
Vở “Con chim lửa” với phần biên đạo múa của Michel Fokine, công diễn lần đầu tiên tại Paris, Pháp, vào năm 1910 đã gây chấn động tại kinh đô của nghệ thuật balê. Sau đó “Con chim lửa” đã nổi tiếng khắp thế giới cùng với hào quang rực rỡ của balê Nga thời kỳ đó.
Trong chương trình đêm 20-21/8, vở “Con chim lửa” được dàn dựng với phần múa mới của nhà biên đạo người Thụy Điển, Lars Anderstam.
Vở diễn được khai thác với hơi thở của vũ kịch hiện đại kết hợp với yếu tố múa truyền thống Việt Nam. Bối cảnh sân khấu được dàn dựng công phu, tập trung khai thác ngôn ngữ hình thể của balê kết hợp với yếu tố kịch.
Vở balê “Linh hồn và khát vọng” do nghệ sỹ nhân dân Phạm Anh Phương biên đạo, âm nhạc dựa trên nền vở balê “Sợi tơ nhện” của Yasushi Akutagawa.
Tham gia biểu diễn là các nghệ sĩ balê của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, trong đó nhiều nghệ sĩ đã đoạt các giải thưởng quốc tế và trong nước như: Cao Chí Thành, Cao Đức Toàn…
Chỉ huy đêm nhạc giao hưởng, vũ kịch đặc biệt là nhạc trưởng người Nhật Bản Honna Tetsuji. Ông từng dành được rất nhiều giải thưởng cao tại các cuộc thi chi huy quốc tế tại Nhật Bản, Italy, Budapest…
Hiện nay ông là Nhạc trưởng chính đồng thời là Giám đốc nghệ thuật cho Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam./.
Theo TTXVN
Cô gái đến từ Hà Nội Đặng Thị Ngọc Hân (SBD 516) đã trở thành Hoa hậu Việt Nam 2010 trong đêm chung kết 14.8 diễn ra tại Khu du lịch Tuần Châu, Quảng Ninh, sau khi vượt qua 36 thí sinh khác bằng phong cách tự tin và sự trình diễn chuyên nghiệp,
Từ khi Nhà nước có chủ trương xã hội hóa truyền hình, các chương trình truyền hình trở nên phong phú hơn. Các đài truyền hình đua nhau ra nhiều chương trình, thêm khung giờ, thêm kênh và các đơn vị hợp tác với nhà đài cũng bước vào cuộc đua khốc liệt để giành giờ và kênh phát sóng. Trong đó, phim Việt trở thành thị phần béo bở được các đơn vị đầu tư nhắm tới.
Từ ngày 13 đến 15-8, tại Tuyên Quang, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng chào mừng 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.
Chiều 12/8, tại Lâu đài Trắng, Khu du lịch quốc tế Tuần Châu, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với Tập đoàn Tuần Châu khai mạc triển lãm "Di sản văn hóa tiêu biểu trong mối quan hệ giữa Thăng Long và Hạ Long qua 1.000 năm lịch sử."
Phòng Quản lý di sản (Sở VH-TT-DL Hà Tĩnh) cho biết, người dân ở làng Kim Nặc (xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh) vừa đào được 3 chiếc bình gốm cổ được làm bằng chất liệu đất nung (trong đó 1 bình có màu da lươn, 2 bình còn lại màu đỏ). Phía trên miệng của mỗi bình này úp chặt 3 chiếc đĩa men xanh ngọc. Mỗi bình cao khoảng 25cm, đường kính đáy và thân bình rộng 15cm có chân đế, hoa văn khắc vạch, miệng có gờ chỉ nổi trông rất đẹp mắt.