Con trẻ hôm nay có quá nhiều điều kiện và cơ hội để phát triển. Chỉ riêng sân chơi ca nhạc cũng có đến nghìn lẻ một cơ hội để lựa chọn. Chỉ có điều là vì có nhiều cơ hội quá khiến không ít các phụ huynh bị "chói lóa". Tưởng rằng...
Nhiều chưa hẳn đã cần và đủ
Không ít phụ huynh ca thán rằng, con tôi học quá nhiều mà đến lớp toàn được 2 - 3 điểm. Lúc nào cũng học thêm, ngày nào, môn nào cũng học thêm, càng học thêm nhiều càng... dốt, điểm kém đi, lại còn đi học đàn học hát nữa chứ. Đấy là một nhãn tiền về cái sự học của con trẻ. Về ca nhạc, có cuộc thi Tiếng ca học đường 2010 dành cho lứa tuổi phổ thông cơ sở và PTTH. Nhà tài trợ mở sân chơi trên web với sự mời chào chính thức đầu tiên. Sau đó, hàng loạt các hoạt động tiếp theo diễn ra đều xoay quanh tinh thần sống tích cực, lạc quan, yêu đời, không ngại thử thách và luôn tự tin thể hiện bản thân.
Giám khảo cuộc thi ca nhạc cho trẻ em. |
Gần đây là sân chơi với chủ đề Thế giới tuổi thơ lần thứ XIII. Chương trình do Bộ VHTTDL, Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTBXH, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức nhằm tạo sân chơi cho bé tập làm ca sĩ, MC, họa sĩ. Còn chương trình Đồ Rê Mí trên sóng truyền hình VTV3 thì nghiêng tuyển giọng hát "nhí" để... làm gì không ai biết. Như vậy, xem ra cũng đâu phải là quá ít các sân chơi ca nhạc cho các em. Vấn đề là ý thức của phụ huynh về sự phát triển năng khiếu ca nhạc của con trẻ ra sao và khả năng hấp thụ của các em về một lĩnh vực nghệ thuật cần đến cả năng khiếu bẩm sinh lẫn quá trình khổ luyện đến mức nào và phải có đầu tư vật chất, kỹ thuật.
Mỗi chương trình đều có mục đích, tiêu chí riêng mà chắc chắn là trước khi được thực hiện sẽ có vài chục trang discoure thuyết trình của những người có thẩm quyền, các nhà quản lý, đơn vị tài trợ nghe ngọt lịm lỗ tai. Còn các bậc phụ huynh và các em chỉ là những người đánh kẻng, ghi tên theo kiểu tổ sản xuất nông nghiệp thời bao cấp. Thế mới có chuyện khôi hài là có ông bố, bà mẹ nhà nghèo mù tịt âm nhạc, nhưng khi nghe thông báo tổ chức cuộc thi ca nhạc lứa tuổi thiếu nhi cứ ghi đại tên cho con mình. Đến khi làm các thủ tục tiến hành thi tuyển phải nộp khoản lệ phí vài trăm ngàn mới ngớ người ra, bèn rút tên con ra khỏi danh sách.
Đâu là điểm nhấn?
Cách đây hơn hai tháng, trước khi bước vào mùa nghỉ hè của học sinh phổ thông, Ban Thể thao Giải trí và Thông tin Kinh tế (VTV3), đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu vòng chung kết Đồ Rê Mí năm 2010 tại TP.HCM. Có thể coi đây là một điểm nhấn quan trọng trước một kỳ nghỉ hè bổ ích và lý thú của những em yêu thích âm nhạc.
Năm nay, với chủ đề chắp cánh cho những tài năng âm nhạc nhí, Đồ Rê Mí sẽ trở thành bệ phóng cho những ước mơ được bay xa, giúp các bé tự do thể hiện những ước mơ ca hát của mình. Chương trình đầu tiên của Vòng Chung kết đã được lên sóng VTV3 vào 20h ngày 27/6/2010. Chương trình Đồ Rê Mí năm nay là một chương trình đặc biệt với nhiều thay đổi ấn tượng và đầy hứa hẹn. Giải thưởng của chương trình Đồ Rê Mí dành cho thí sinh xuất sắc nhất là một chuyến đi giao lưu âm nhạc cùng các bạn thiếu nhi quốc tế tại Câu lạc bộ âm nhạc nổi tiếng Hello Music Land, Australia cùng với một phụ huynh đi kèm. Kể ra giải thưởng như vậy thì hấp dẫn quá đi chứ.
Sân chơi Đồ rê mi - sân chơi dành cho thiếu nhi |
Đồ Rê Mí năm nay lần đầu tiên được tổ chức vòng loại tại vùng đất cao nguyên đầy nắng và gió - bản Đôn (ĐắkLắk). Với mục đích tìm kiếm những giọng ca nhí tài năng và đầy cá tính, như giọng ca của Chỉ Hoa, cô bé người dân tộc K'ho đã rất ấn tượng của mùa Đồ Rê Mí năm 2009.
Theo Ban Tổ chức, sau vòng loại 3 miền, 10 thí sinh xuất sắc nhất sẽ cùng tập trung tại Hà Nội, để cùng học, cùng chơi, cùng sẻ chia và trải nghiệm. Đó là những bài học đầu tiên làm quen với các làn điệu dân ca 3 miền, là trải nghiệm với những bước nhảy hip hop hiện đại, hay tìm hiểu các kỹ thuật làm tranh dân gian Đông Hồ, tìm hiểu nghệ thuật nặn tò he, kỹ thuật và cổ truyền, cầm bút lông viết thư pháp...
Đại diện nhà tài trợ chia sẻ: "Đồ Rê Mí không chỉ là một sân chơi vui tươi bổ ích cho thiếu nhi, mà còn là nơi chắp cánh cho tài năng âm nhạc của các bé...".
Nhưng các bậc phụ huynh và những người quan tâm đến tài năng trẻ hôm nay nói chung và tài năng ca nhạc trẻ nói riêng vẫn băn khoăn rằng không biết với vốn liếng còn quá ít ỏi mà các em có được qua các sân chơi, với điều kiện học tập văn hóa và hoàn cảnh gia đình, không biết bao nhiêu em sẽ trở thành Siu Black, Y Moan, Mỹ Tâm, Phương Thanh... trong tương lai hay tất cả đều chỉ là một cuộc... chơi cho vui, để rồi học dôt vẫn hoàn học dốt (!?).
Theo Báo SKĐS
Bộ phim điện ảnh duy nhất chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội mang tên Khát vọng Thăng Long, sẽ ra mắt khán giả đúng vào dịp Đại lễ.
(HBĐT) - Ngày xưa, Chiềng Châu có người con gái Thái đẹp tinh khiết như bông hoa ban trắng nở trên rừng. Nàng miệt mài ngồi bên khung cửi, đôi bàn tay thon thoăn thoắt đưa thoi. “Sấp đôi bàn tay đã thành hoa văn/ Ngửa đôi bàn tay đã thành hoa lá”…
Hội thảo “Văn học, Phật giáo với 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội” vừa khai mạc tại Bình Dương hôm 28-8, quy tụ gần 300 nhà nghiên cứu văn học, Phật giáo với hơn 36 tham luận do Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TP.HCM phối hợp với Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM tổ chức.
Nói về tương quan, tỷ lệ giữa các tác phẩm VHVN được dịch ra một số tiếng nước ngoài và tác phẩm văn học thế giới được giới thiệu tại VN, thì: tính đến năm 2007, đã có khoảng 13.700 tác phẩm văn học của thế giới được dịch ra tiếng Việt và xuất bản tại VN. Cũng trong thời gian ấy, chỉ có khoảng 570 tác phẩm VHVN được dịch và xuất bản ở một số nước trên thế giới; tiêu biểu là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, thơ Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh,...; tiếp đó là một số tiểu thuyết của các nhà văn: Vũ Trọng Phụng, Nguyên Ngọc, Hữu Mai, Bảo Ninh và một số tác giả viết về đề tài chiến tranh.
Chúng ta đã ban hành hàng trăm bộ luật chuyên ngành để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, kỹ thuật. Trong khi đó, cho đến nay, các hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật (VHNT) vẫn chưa có luật chuyên ngành, vẫn chỉ được kiểm soát bằng Luật Hình sự. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô hồn, liệt cảm và sinh sản vô tính trong sáng tạo VHNT hôm nay.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 28-29/8, Công đoàn Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội thi “Cán bộ NHNo&PTNT Việt Nam Tài năng – Thanh lịch” lần thứ III - năm 2010.