Chúng ta đã ban hành hàng trăm bộ luật chuyên ngành để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, kỹ thuật. Trong khi đó, cho đến nay, các hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật (VHNT) vẫn chưa có luật chuyên ngành, vẫn chỉ được kiểm soát bằng Luật Hình sự. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô hồn, liệt cảm và sinh sản vô tính trong sáng tạo VHNT hôm nay.

Hệ thống pháp luật cho lĩnh vực VHNT quá chung chung!

Một khẩu hiệu đang rộ lên trong hoạt động kinh tế trong những năm gần đây, đó là: Không được hình sự hoá các quan hệ kinh tế. Để tránh việc hình sự hoá này, cách đang tiến hành trong lĩnh vực kinh tế là: đặc thù hoá hệ thống các quy định pháp luật đối với các hoạt động kinh doanh, liên doanh liên kết trong nội tại các chuyên ngành. Khi có một hành vi nào đó xảy ra tại một ngành nào đó có dấu hiệu bất minh, vi phạm luật pháp thì việc trước tiên là phải đưa về các quy định của luật chuyên ngành để xem xét? Khi các hành vi đó vượt qua hành lang giới hạn quy định của luật chuyên ngành, lúc đó mới chuyển sang hình sự. Hiện nay, chúng ta đã có hàng trăm bộ luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư quy định những việc được làm và không được làm trong lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực vật chất và bất động sản.

Thế nhưng trong lĩnh vực sáng tác VHNT thì cho đến nay chúng ta chưa ban hành một bộ luật nào. Trong Chiến lược phát triển văn hóa tới năm 2020 đã được phê duyệt cũng không có chương trình biên soạn về luật chuyên ngành sáng tác văn nghệ.

Chiến lược phát triển văn hóa tới năm 2020, VHNT được coi là một trong năm lĩnh vực cốt yếu xây dựng nên đời sống văn hóa. Nhưng số trang dành cho hoạt động sáng tạo VHNT chỉ chiếm chưa đầy 2 trang trên tổng số 26 trang! Trong lĩnh vực sáng tạo VHNT, Quốc hội mới ban hành Luật Điện ảnh, Luật Báo chí, Luật Xuất bản nhưng đó cũng chỉ là những bộ luật để điều chỉnh các quan hệ hành chính giữa cơ quan báo chí và cơ quan quản lý; quy định các trách nhiệm hành chính mà các cơ quan báo chí phải tuân thủ chứ chưa phải là bộ luật chuyên sâu như một công cụ bảo hiểm cho hoạt động viết báo, đưa tin trên báo chí, sáng tạo VHNT...

Các quy định điều chỉnh các hoạt động sáng tạo của văn nghệ sĩ trong các ngành này vẫn được bê nguyên xi các điều quy định từ trong Bộ luật Hình sự. Trong khi hoạt động sáng tạo VHNT là loại lao động đặc thù, cá thể, đơn chiếc thì hệ thống pháp luật trên lĩnh vực này lại rất chung chung khiến cho một sản phẩm VHNT - đứa con tinh thần của nghệ sĩ lúc nào cũng có thể bị đẩy ra ngoài vòng pháp luật, không được thừa nhận là sản phẩm hợp pháp.

Vì sao văn nghệ sĩ chưa sáng tác hết mình?

Để hiểu được vai trò của luật pháp quan trọng như thế nào trong việc thúc đẩy, phát huy, làm thăng hoa các tài năng nghệ thuật, chúng tôi xin lấy một vài ví dụ cụ thể để phân tích, diễn giải.

Một diễn viên xiếc sở dĩ dám đem hết tài năng ra để thực hiện những màn trình diễn nhào lộn ngoạn mục ở trên cao là bởi đằng sau họ có sợi dây bảo hiểm; nếu chẳng may bị sơ sẩy thì sợi dây vẫn đảm bảo cho tính mạng của họ không bị nguy hiểm. Tương tự, sở dĩ các cầu thủ bóng đá dám lăn xả vào trái bóng, xông vào chèn bóng, tranh bóng với đối phương là bởi các cầu thủ được bảo hiểm các hành vi của mình bằng Luật Bóng đá. Nếu họ có vô tình làm chấn thương đối phương, làm gãy chân, gãy tay đối phương, thậm chí gây tử vong cho cầu thủ đối phương thì họ cũng chỉ bị xử theo Luật Bóng đá chứ không bị xử theo Luật Hình sự. Đây là điều mà chúng tôi muốn đặt ra đối với lĩnh vực sáng tác VHNT hiện đang được quản lý, điều chỉnh bằng các văn bản nghị quyết, nghị định và Bộ luật Hình sự.

Hiện nay các nhà văn của chúng ta đang hành nghề giống như các diễn viêc xiếc nhào lộn trên dây nhưng lại không có dây bảo hiểm; giống như các cầu thủ bóng đá ra sân mà trọng tài không thổi còi theo Luật Bóng đá. Theo chúng tôi, đây cũng chính là nguyên nhân hạn chế sức phát triển, sự thăng hoa của đội ngũ văn nghệ sĩ. Những thiếu sót, khuyết điểm, hạn chế của nền văn nghệ nước nhà mà Nghị quyết 23 và Chiến lược phát triển văn hoá tới năm 2020 đã chỉ ra, theo tôi có một phần nguyên nhân mà tôi đã phân tích ở trên.

Tác phẩm thiếu đi hồn cốt, thiếu vắng những tác phẩm mang tâm thế của dân tộc - thời đại; rất nhiều tác phẩm từa tựa như những ma-nơ-canh, trông bề ngoài từ mái tóc, nét mặt, số đo nhang nhác giống với các hoa hậu hoàn vũ nhưng thế giới nội tâm của họ chỉ là cái thùng rỗng kêu to. Vì sao vậy? Vì văn nghệ sĩ của ta hiện không ít người đang phải sống và hành nghề theo kiếp thợ, làm hàng để bán và để mưu sinh qua ngày, để mà duy trì cái nghiệp hơn việc tác phẩm là đứa con tinh thần, dứt ruột đẻ đau của người nghệ sĩ? Đây thực chất là một dạng "sinh sản vô tính" trong văn nghệ: tác phẩm làm ra không là máu huyết của hai sinh thể hợp thành bởi xúc cảm - giao cảm; đó là sự giao cảm giữa văn nghệ sĩ với thời đại mà họ đang sống, với bầu không khí mà họ đang hít thở, với nhân dân mà họ là một thành viên...

Vậy thì nguyên nhân do đâu mà họ liệt cảm, vô cảm, né tránh những vấn đề của xã hội, không dám viết những điều mình nung nấu trong tim, trong óc họ? Theo chúng tôi, phải coi đây là một căn bệnh trầm kha đang dày vò thân xác, tinh thần của văn nghệ sĩ nước ta hiện nay mà nguyên nhân sâu xa là chúng ta chưa tạo được một hành lang pháp lý cần thiết là luật chuyên ngành cho lĩnh vực VHNT để bảo hiểm cho hoạt động sáng tác của các văn nghệ sĩ. 

                                                                                      Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Lãnh đạo NHNo&PTNT tỉnh trao thưởng cho các đội đoạt giải
Cảnh trong phim
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

20 truyện thiếu nhi hay nhất mọi thời đại

Harry Potter có thể là bộ sách bán chạy nhất thế giới nhưng "The Lion, the Witch and the Wardrobe" - tập truyện đầu tiên trong bộ "Biên niên sử Narnia" của C. S. Lewis mới được bầu chọn là Cuốn sách thiếu nhi hay nhất mọi thời đại.

Ca sĩ trẻ đua nhau làm clip mừng Đại lễ

Hoàng Hải vừa tiết lộ những hình ảnh hậu trường và một số lát cắt từ video clip “Hồ Gươm sáng sớm”, có kinh phí thực hiện gần 300 triệu đồng

Cao Phong: Giữ gìn bản sắc văn hóa Mường Thàng trong thời kỳ hội nhập

(HBĐT) - Hơn 80 tuổi, tóc bạc, chân chậm nhưng mỗi khi nhắc đến thường rang, bọ mẹng hay nghe thấy tiếng cồng chiêng thì đôi mắt cụ Bùi Văn Hin ở xóm Rú 5, xã Xuân Phong, huyện Cao Phong lại sáng lên. Cụ bảo đó là thứ ánh sáng đặc biệt – ánh sáng của tình yêu văn hóa truyền thống dân tộc.

'Điều còn mãi'2010: Sự giãi bày của hội họa cùng âm nhạc

Hòa nhạc "Điều còn mãi" năm nay không chỉ thuần Việt mà còn "thuần Hà Nội" bởi những tác phẩm âm nhạc đều do các tác giả là người Hà Nội hoặc đã định nghiệp ở Hà Nội sáng tác. Họa sĩ Đào Hải Phong, một người con của thủ đô sẽ tham gia sự kiện âm nhạc giàu ý nghĩa này bằng 30 bức tranh vẽ về Hà Nội, bày ở sảnh Nhà hát Lớn vào lúc 14h ngày 2/9/2010.

Sân khấu đề tài lịch sử vẫn hút khán giả

Liên hoan sân khấu các vở diễn lịch sử chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội được đánh giá là một cuộc chơi sang của người làm nghệ thuật sân khấu. Dựng một vở lịch sử đã khó, để có doanh thu bằng vở lịch sử lại càng khó… Tuy nhiên nhìn vào sự hưởng ứng và số lượng khán giả đông đảo các đêm diễn ra tại liên hoan đã cho thấy một khía cạnh khác. Đó là đề tài lịch sử nếu người nghệ sĩ biết làm hay thì vở diễn vẫn có sức hút.

“Chưng cất” nỗi nhớ thành ca khúc

LTS: Vì mang “nỗi buồn tiểu tư sản” mà 40 năm sau khi ra đời, Hướng về Hà Nội của nhạc sĩ Hoàng Dương mới được hát công khai trên sân khấu

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục