Bên cạnh dòng chảy về cội các của nghệ sĩ gốc Việt, thị trường giải trí thời gian gần đây sôi nổi bởi những nghệ sĩ nước ngoài tham gia biểu diễn bằng chính âm nhạc và ngôn ngữ Việt.
Sự xuất hiện của họ không chỉ đơn giản là làn gió mới với một vài thử nghiệm ngẫu hứng, mà họ góp mặt vào showbiz Việt bằng một chiến lược lâu dài và những hoạch định rõ ràng.
Yêu từ lần gặp đầu tiên
Năm 2006, Eleanor Claphan, cô gái người Australia khiến khán giả sững sờ khi tổ chức hẳn một liveshow biểu diễn tuồng, chèo – một loại hình nghệ thuật cổ truyền không dành cho số đông khán giả Việt Nam. Những nhân vật Thị Màu, Súy Vân, Dư Hoàng… mà cô thể hiện nhuần nhuyễn không thua bất cứ nghệ sĩ Việt Nam nào. Thậm chí, cái liếc mắt đong đưa của Thị Màu, sự giả dại của Súy Vân… càng trở nên độc đáo hơn khi có sự pha trộn giữa Đông – Tây. Sau sự tò mò ban đầu, Eleanor đã dần chinh phục khán giả Việt Nam khi chứng tỏ tài năng lẫn sự đam mê của mình. Thậm chí, cô còn được khán giả Việt Nam yêu quí đặt cho cái tên “Thị Màu tóc vàng”. Tuy không có ý định trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp, nhưng Eleanor cho biết, cô sẽ không ngừng theo đuổi môn nghệ thuật được xem là rất “nặng” và riêng biệt này.
Giống như Eleanor, giáo sư người Đức Frank Gerke cũng khiến nhiều người không tin vào tai mình khi ông cất tiếng hát với những ca khúc nhạc Trịnh. Cái tên Trịnh Công Long do chính cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đặt cho Frank như một bảo chứng không chỉ cho niềm đam mê mà còn cho giọng hát của ông. “Tôi cũng không hiểu vì sao mình lại yêu nhạc Trịnh đến thế, yêu từ khi chưa hiểu hết những ca từ lẫn triết lý sâu xa trong ấy”, Frank cho biết. Ngoài các chương trình về nhạc Trịnh, hiện Frank Gerke cũng là giọng ca thường xuyên của phòng trà ATB của ca sĩ Ánh Tuyết.
"Chàng Tây mê nhạc Việt”, Lee Kirby. |
Lee Kirby lại là một trường hợp khác. Đến với khán giả Việt Nam bằng một sự ngẫu hứng, nhưng rồi qua ca khúc Quê nhà của nhạc sĩ Trần Tiến, anh đã trở thành người được tìm kiếm vào hàng top trên mạng. Chàng ca sĩ này chọn cách tấn công thị trường nhạc Việt bằng con đường ảo, dù tiếng Việt của anh cũng không phải là nhiều. Sau thành công của ca khúc này, Lee lên hẳn một dự án âm nhạc dài hơi tại Việt Nam mang tên Trà đá với Lee. Dù vẫn mang tính chất ngẫu hứng là chính nhưng cái tên “Lee Kirby - chàng Tây mê nhạc Việt” này đã bắt đầu xuất hiện tại các phòng trà, sân khấu ca nhạc Việt Nam.
Mang tình yêu ra biển cả
Trong mặt bằng của làng showbiz như hiện nay, sư góp mặt của những nghệ sĩ Tây không quá khó khăn, nhưng để khẳng định vị trí của mình trong lòng khán giả lại là điều không dễ, nhất là trong bối cảnh thị trường âm nhạc như hiện nay. Sự tham gia của các gương mặt phương Tây trước mắt cũng chỉ dừng lại ở mức thăm dò là chính. Tuy nhiên, tính quảng bá nhạc Việt của sự tham gia của lực lượng này lại không hề nhỏ.
Eleanor cho biết, cô vẫn thường xuyên biểu diễn tuồng, chèo mỗi khi có dịp về Australia hay bất cứ nơi đâu mà cô tham gia. “Hiện tại, tôi biểu diễn nhiều nhất là cho cộng đồng người Việt bên Australia, nhưng mục tiêu của tôi là quảng bá loại hình này trên khắp nước Australia và cả thế giới”, Eleanor tâm sự.
"Thị Màu tóc vàng" Eleanor Claphan. |
Cũng như Eleanor, Frank Gerke hát nhạc Trịnh bất cứ khi nào anh có thể hát, với bạn bè bản xứ, với các đối tác kinh doanh… “Đó là một người yêu nhạc Trịnh và hát nhạc Trịnh nhiều cảm xúc nhất mà tôi biết. Tình yêu của ông ấy đồng nghĩa với việc giới thiệu với cả thế giới”, ca sĩ Ánh Tuyết nhận xét.
Thực tế, chúng ta không nên quá trông chờ vào những ca sĩ “ngoại đạo”, bởi đơn giản đó chỉ là đam mê, nhưng cũng không thể phủ nhận sự đóng góp của họ. Điển hình là các clip của Lee Kirby đạt con số truy cập khổng lồ trên Youtube, tạo nên một hiện tượng mạng mà thành phần truy cập không chỉ có người Việt. Thể loại acoustic mà anh hướng theo đã khiến các bài hát Việt như: Đêm thấy ta là thác đổ, Diễm xưa, Nồng nàn Hà Nội … qua tiếng guitar mộc mạc trở thành một “món ăn” đáng quan tâm đối với nhiều bạn trẻ trên thế giới.
Chúng ta đã ban hành hàng trăm bộ luật chuyên ngành để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, kỹ thuật. Trong khi đó, cho đến nay, các hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật (VHNT) vẫn chưa có luật chuyên ngành, vẫn chỉ được kiểm soát bằng Luật Hình sự. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô hồn, liệt cảm và sinh sản vô tính trong sáng tạo VHNT hôm nay.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 28-29/8, Công đoàn Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội thi “Cán bộ NHNo&PTNT Việt Nam Tài năng – Thanh lịch” lần thứ III - năm 2010.
Ngay khi ra mắt, "Tây Sơn hào kiệt" (Hãng phim Lý Huỳnh), bộ phim dã sử đầu tiên về người Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ với trận thắng Ngọc Hồi lịch sử, đánh tan 20 vạn quân Thanh, đã nhận được nhiều lời khen ngợi
Ngày hôm qua, Hội Nhạc sỹ Việt Nam đã tổ chức họp báo công bố kế hoạch tổ chức “Ngày Âm nhạc Việt Nam” lần thứ nhất.
Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 10 tác giả đến từ Mỹ và Anh có thù lao dẫn đầu, tính từ tháng 6 năm ngoái đến cuối tháng 5 năm nay. Dẫn đầu danh sách này là tác giả James Patterson, người được mệnh danh là “ông vua thể loại trinh thám” với 70 triệu USD. Xếp thứ nhì là tác giả Stephenie Meyer của truyện “Chạng vạng” (Twilight) quen thuộc đã được chuyển thể thành các tập phim cùng tên.
Harry Potter có thể là bộ sách bán chạy nhất thế giới nhưng "The Lion, the Witch and the Wardrobe" - tập truyện đầu tiên trong bộ "Biên niên sử Narnia" của C. S. Lewis mới được bầu chọn là Cuốn sách thiếu nhi hay nhất mọi thời đại.