Dự án “Dàn dựng 100 kịch bản chọn lọc của Việt Nam và thế giới” đang được Cục Nghệ thuật biểu diễn triển khai. Dự án này mang tính lâu dài bởi thời gian thực hiện đến năm 2020.
Được biết, Cục Nghệ thuật biểu diễn hiện đã đưa ra danh sách hơn 170 kịch bản chọn lọc để lấy ý kiến. Sau khi kết hợp với đề xuất của các đơn vị, Cục sẽ chọn ra 18 kịch bản chèo, 13 kịch bản tuồng, 15 kịch bản cải lương, 10 kịch bản dân ca kịch, 22 kịch bản kịch trong nước và 22 kịch bản kịch nước ngoài để dàn dựng.
Ý tưởng dàn dựng 100 kịch bản kinh điển của Việt Nam và thế giới được bắt nguồn từ tháng 3/2008, khi Nhà hát Tuổi trẻ bắt tay dàn dựng tác phẩm Âm mưu và tình yêu.
Dự kiến, kinh phí đầu tư của dự án lên tới 40 tỷ đồng. Tuy nhiên, kinh phí đầu tư và dàn dựng sẽ được điều chỉnh phù hợp thực tế theo định kỳ 3 năm/lần. Với những kịch bản tuồng, chèo, cải lương truyền thống, Bộ VH-TT-DL sẽ hỗ trợ các đơn vị nghệ thuật dàn dựng, khôi phục mức tối đa không quá 150 triệu đồng. Những kịch bản tuồng, chèo, cải lương, dân ca có đề tài lịch sử, dân gian hay kịch nói trong và ngoài nước nhận kinh phí hỗ trợ “đồng hạng” là 130 triệu đồng.
Tuy nhiên, điều kiện là với kịch nói, vở diễn phải đảm bảo phục vụ khán giả tối thiểu 50 buổi và 30 buổi đối với tác phẩm kịch hát trong thời gian 24 tháng sau khi dàn dựng.
100 vở diễn cũng sẽ được lưu trữ bằng phương pháp số hóa nhằm phục vụ công tác học tập, nghiên cứu, giảng dạy.
Được biết, Cục Nghệ thuật Biểu diễn sẽ bắt đầu thực hiện đề án này kể từ ngày 30.9 tới.
Theo BLĐ
Hoà nhạc "Điều còn mãi" 2010 với những hồi ức về Hà Nội và những thăng trầm của đất nước đã để lại xúc cảm mạnh mẽ cho người nghe. Một chương trình khiến không ít người rơi lệ.
Kể từ ngày 2/9 này, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (HTTL) vừa được Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới sẽ chính thức mở cửa đón du khách tham quan. Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa VN, PGS. TS. Đặng Văn Bài chia sẻ với bạn đọc báo SK&ĐS nhân sự kiện này.
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa phê duyệt Đề cương thiết kế chi tiết và tổ chức thi công trưng bày hiện vật, cổ vật phục vụ Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội tại tầng 1 và tầng 2 tại Bảo tàng Hà Nội.
“Thực ra, đó là một đề tài tôi ấp ủ suốt mấy chục năm. Nhưng lúc đầu là một sự tình cờ. Rồi suy nghĩ chín dần, có cái đeo đuổi, làm được, nhưng cũng có cái đành chịu. Gọi là cơ hội chưa đến dù mình rất cố gắng” - Nhà nhiếp ảnh kỳ cựu của báo Nhân Dân Vũ Quang Huy nói về một chùm ảnh khá độc của mình về những bà mẹ của những nhân vật nổi tiếng: Kim Đồng, Lý Tự Trọng, Phạm Tuân...
Gần như một nét riêng của phim truyện điện ảnh và truyền hình Việt Nam, cứ vào năm chẵn của một sự kiện lịch sử nào, người ta lại làm phim. Ta đã từng có "phim lịch sử" do Nhà nước đặt hàng như Sao tháng Tám, Hà Nội mùa đông năm 46, Sông Hồng reo, rồi mấy bộ phim về Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, về các nhân vật lịch sử có ảnh hưởng trong cách mạng và kháng chiến chống Pháp. Mặc dù các nhà làm phim đã làm phim một cách chu đáo, cẩn thận, nhưng sức sống tự thân của các bộ phim này rất mảnh mai, chúng hoàn thành "vai trò lịch sử" của mình nhưng thiếu khả năng lôi cuốn khán giả.
Con trẻ hôm nay có quá nhiều điều kiện và cơ hội để phát triển. Chỉ riêng sân chơi ca nhạc cũng có đến nghìn lẻ một cơ hội để lựa chọn. Chỉ có điều là vì có nhiều cơ hội quá khiến không ít các phụ huynh bị "chói lóa". Tưởng rằng...