Từ xưởng mỹ thuật ứng dụng cho điện ảnh Hollywood đến các lớp dạy thiết kế hóa trang sân khấu kịch Broadway, bộ môn nghệ thuật này có vai trò quan trọng trong nền công nghệ giải trí của nước Mỹ

 
Những ngày ở New York, Washington D.C và San Jose, tôi may mắn được ca sĩ Nguyễn Tâm và MC Thanh Tùng dẫn đến tham quan các xưởng dạy về nghệ thuật hóa trang.
 

Chuyên viên hóa trang tại Nhà hát Majestic đang hướng dẫn hóa trang cho diễn viên nhí

 
Xu hướng Á Đông hóa
 
Nằm trong hệ thống cụm nhà hát với 39 thương hiệu nổi tiếng của Broadway, nhiều xưởng thiết kế hóa trang được thành lập tách biệt với xưởng thiết kế mỹ thuật trang trí. Tôi đến thăm xưởng thiết kế sân khấu Majestic, nằm khuất trong một con phố song song với đại lộ Thời đại. Nơi đây, mỗi ngày, dập dìu giới diễn viên sân khấu, từ già đến trẻ, tập trung học vẽ và hóa trang.
 
Họa sĩ người Mỹ gốc Việt George Nguyễn cho biết: “Hiện nay, nghệ thuật hóa trang của Mỹ đang hướng về Á Đông với nét vẽ và thiết kế gần gũi hơn, thân thiện hơn. Nếu nhìn kỹ các vở nhạc kịch ăn khách, như: Bóng ma nhà hát, Vua sư tử, Fale, Chicago... sẽ thấy cách hóa trang các nhân vật không còn cường điệu như ngày trước. Tôi nhiều lần giới thiệu với các đồng nghiệp theo học tại xưởng mỹ thuật này về nghệ thuật hóa trang tuồng của VN mà trong chuyến về nước năm ngoái, tôi đã được NSND Đinh Bằng Phi cung cấp tư liệu.
 
Đồng nghiệp Mỹ thích thú lắm và say mê nghiên cứu. Họ phân tích cái khác của tuồng VN với Kinh kịch Trung Quốc là nét cọ biểu hiện rõ tâm can qua từng tính cách nhân vật. Họ áp dụng ngay vào những vai diễn thể hiện khí tiết của những hồn ma báo oán trong chiến tranh ở Đông Dương qua vở nhạc kịch Fenta Niza sắp được dàn dựng.
 
Đến Washington D.C, cách tòa nhà quốc hội không xa, bên cạnh bảo tàng mỹ thuật đương đại là trung tâm hóa trang sân khấu nhạc kịch, một thế giới đầy màu sắc và đầy cá tính. Du khách đến tham quan có thể được hóa trang ngay tại chỗ bởi sự thiết kế của những tay cọ hết sức điêu luyện.
 
Yên Thy, sinh viên ngành mỹ thuật thời trang, du học ở Mỹ đã 3 năm, được cấp visa ở lại làm việc trong vòng 5 năm tại xưởng thiết kế này, cho biết: “Người Việt đến học tại xưởng rất đông, các bạn nhanh chóng ra nghề và có công ăn việc làm ở những xưởng thiết kế mỹ thuật sân khấu và hóa trang trên toàn nước Mỹ. Bạn nào giỏi thì được giới thiệu thi vào khóa đào tạo chuyên viên cao cấp mỹ thuật của Hollywood.
 
Tháng 7 vừa qua, Tú Quỳnh – sinh viên ĐH Mỹ thuật San Jose, đã đậu và hiện đang làm việc cho đoàn làm phim Cá mập ăn thịt người. Điều khiến các thành quả mỹ thuật tạo ra từ chất xám Việt được công nhận đó là biết áp dụng xu hướng đang được chuộng tại Mỹ, nghệ thuật Á Đông hóa những họa tiết, thiết kế trên gương mặt, từ đó tạo được ấn tượng cho từng nhân vật”.
 
Tôi đến San Jose, được MC Thanh Tùng chở ngay đến Nhà hát California, một nhà hát sang trọng và lớn nhất tại thành phố này. Nhà hát có hơn 1.300 ghế. Cạnh bên nhà hát là một CLB hóa trang, nơi dập dìu những gương mặt các nhân vật từ cổ đại đến phục hưng, phong kiến của châu Âu, châu Phi, Mỹ Latinh...
 
Tôi giật bắn người khi bước vào thế giới hóa trang kinh dị với những gương mặt của ác quỷ. Họ pha chế tinh xảo những chất liệu màu cộng với nét cọ, tạo nên một không gian rùng rợn như đang lạc vào thế giới quỷ thật. Đó là buổi ngoại khóa của CLB, họ hóa trang để cùng vui đùa sau khóa học và có được những thể nghiệm trong sáng tạo. Sự cần mẫn của họ qua từng nét vẽ đã làm nên những tính cách ấn tượng qua mỗi vai diễn.
 
Học hóa trang trước khi lên sàn diễn
 
Tú Quỳnh kể chỉ trong 3 phút dành cho một gương mặt ác quỷ, thầy của cô là giáo sư - họa sĩ James Holind đã dùng 10 đầu ngón tay để thực hiện tính cách nhân vật trong tích tắc.
 
Ở mỗi khóa học nghệ thuật hóa trang của sân khấu kịch Broadway, mỗi diễn viên được đào tạo căn bản về hóa trang trước khi lên sàn diễn.
 
Có những chuỗi ngày liên tiếp, mỗi người phải hóa trang như đánh đố nhau, nghĩa là thầy vẽ nửa mặt, trò vẽ nửa mặt còn lại. Sau đó, luân phiên nhau để hoàn thiện cách vẽ, hóa trang và không có sự chọn lựa nếu khi vẽ độc lập trên khuôn mặt bất kỳ với đề thi được chỉ định, sinh viên nào không làm được thì rớt và thi lại học kỳ sau, mất 3 tháng. Do đó, ai cũng phải cố gắng.
 
Những diễn viên được tuyển vào các nhà hát ở Broadway đều thành thạo nghệ thuật hóa trang như phương tiện cần thiết của nghề nghiệp. Và không một ai được phép sao nhãng việc nghiên cứu, học hỏi. Đó cũng là lý do tại sao xưởng mỹ thuật hóa trang của Nhà hát Majestic lúc nào cũng đông diễn viên.
 
Theo Yên Thy, Tú Quỳnh, George Nguyễn, nghệ thuật hóa trang trong nước nhiều năm qua bị bó hẹp bởi sự thiếu thốn về trang thiết bị cần thiết. Chất liệu màu, dụng cụ và sách vở tham khảo. Yên Thy nói: “Tôi về nước, đến thăm Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh VN, tiếc thay lớp hóa trang thiếu thốn nhiều chất liệu cơ bản. Tài liệu học cũng chỉ quanh quẩn với các phong cách hóa trang theo kịch của Nga xưa lắc, xưa lơ trong khi hệ thống vi tính hiện đại ở đây có thể mở ra không gian 3 D để sinh viên ứng dụng trên mỗi góc cạnh của gương mặt”.
 
Rời khỏi những xưởng dạy hóa trang của xứ người mà lòng nặng nỗi niềm của một người có ít nhiều quan tâm đến nghệ thuật biểu diễn ở quê nhà.
 
Việt Nam chỉ mới biết làm trang điểm
 
George Nguyễn nói: “Phim truyền hình VN đang được cộng đồng kiều bào ở Mỹ thích thú. Thế nhưng, tôi thất vọng hoàn toàn về cách hóa trang của phim Việt. Hình như các diễn viên quen với lối hóa trang của sân khấu kịch, cải lương, do đó gương mặt nào cũng láng bóng, mượt mà, mà quên rằng điện ảnh cũng như truyền hình rất cần sự chân thật. Bạn có biết để quay một phân đoạn, khâu hóa trang ở Mỹ cầu kỳ đến mức diễn viên phải có mặt ở trường quay 3 giờ trước khi bấm máy.
 
Ngoài việc đo độ sáng, cách diễn cảm của cơ mặt, còn phải đo cả lượng phấn nền, màu sắc trên gương mặt. Không như ở ta, diễn viên chạy sô nên mang gương mặt của phim này qua tới phim kia và hậu quả là người xem không thấy nhân vật, chỉ thấy đó là nghệ sĩ trên màn ảnh. Ngay cả trên sân khấu cũng thế, vẫn một lối hóa trang đơn điệu, làm đẹp là chính chứ chưa phải sống thật với vai diễn, với nhân vật”.
 
Một số hình ảnh nhà báo Thanh Hiệp chụp với các diễn viên trong khóa nghệ thuật hóa trang nhà hát California-San Jose và phim trường Hollywood:


 
Nhà báo Thanh Hiệp và MC Thanh Tùng chụp với diễn viên nhà hát California-San Jose
 
 
                                                                                              Theo NLD

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nhiều chương trình đặc sắc diễn ra trong 10 ngày Đại lễ
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Liên kết du lịch Ðồng bằng sông Cửu Long và TP Ðà Nẵng

Tại TP Ðà Nẵng vừa diễn ra hội nghị liên kết phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long và TP Ðà Nẵng với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp du lịch của khu vực và thành phố.

Múa rối biết làm mới mình

Đổi mới trong tư duy làm nghệ thuật rối, các chương trình rối của nhiều nước biết kết hợp nhiều loại hình rối trên một sân khấu, sử dụng công nghệ hiện đại để tạo ra những hiệu ứng hình ảnh

Đạo diễn Bỉ nổi tiếng đến Việt Nam

Thierry Michel, đạo diễn phim tài liệu lừng danh của Bỉ đã có mặt tại Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác về đào tạo giữa Hãng phim Tài liệu và Khoa học trung ương và Phái đoàn Wallonie & Bruxelles.

Một triển lãm của thầy, một triển lãm của trò

Hai triển lãm tranh của hai hoạ sĩ từng cùng chung một “ngôi nhà”-trường ĐH Mỹ thuật TPHCM khai mạc đầu tháng 9-mừng ngày Quốc khánh.

Mỹ nhân Việt tụ hội trong 'Ngọc viễn đông'

Những người đẹp hàng đầu của điện ảnh Việt Nam như Ngô Thanh Vân, NSND Như Quỳnh, Hồng Ánh, Trương Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Minh Ngọc và Diễm My cùng xuất hiện trong chùm 6 phim ngắn của đạo diễn Cường Ngô với tên phim đều bắt đầu bằng chữ cái "T".

Lão nghệ sĩ đường phố và nỗi nhớ Hà Nội

Giữa nhịp sống ồn ào của Sài Gòn, thỉnh thoảng, người ta bắt gặp người nghệ sĩ râu bạc kéo chiếc đàn violon hay gảy đàn mandoline, lặng lẽ gửi gắm tâm tình của mình qua những ca khúc viết về Hà Nội. Bên góc công viên 30-4, có người tình cờ đến nghe đàn, có người là khán giả quen thuộc, đã gọi thân mật ông là “lão nghệ sĩ đường phố”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục