Cây chè đã góp phần nâng cao mức sống cho người dân ở xã vùng cao Yên Hoà
(HBĐT) - Lần cuối cùng tôi được nghe điệu khắp, được vui điệu xòe bên ánh lửa bập bùng cũng đã lâu. Nhưng mỗi lần nhớ lại, những giai điệu da diết, những vòng tay thật chặt trong đêm xòe lại như khúc hát thanh bình rộn ràng đang dần xua đi những nhọc nhằn, khốn khó ở những vùng quê nghèo trên khắp núi rừng Đà Bắc.
Lần này lên các xã vùng cao của huyện Đà Bắc, tôi không có may mắn được thưởng thức những giai điệu da diết, mộc mạc và nồng ấm của điệu khắp, cũng không được hết mình trong điệu xòe giữa ánh lửa bập bùng. Nhưng đến đâu, tôi cũng cảm thấy một sự chuyển mình mạnh mẽ. Cuộc sống người dân ở các xã vùng cao của huyện Đà Bắc dường như đã vợi bớt những nhọc nhằn. Vẫn cái dáng người chắc đậm, vẫn phong thái chân tình, cởi mở Chủ tịch UBND xã Tân Pheo, Bàn Thanh Sơn tiếp chuyện với chúng tôi với sự thân tình như những người thân vừa đi xa về. Anh bảo: Tính từ Tân Minh trở lên thì bắt đầu là địa bàn sinh sống người Tày và người Dao. Hiện nay, cuộc sống của đồng bào ở các xã vùng trên này cũng đã có những bước tiến đáng kể so với trước đây.
Cùng với các dân tộc anh em, cuộc sống của đồng bào người Tày ở xã Tân Pheo nói riêng và ở các xã vùng cao của huyện Đà Bắc nói chung đã có sự chuyển mình. Mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ có sự đầu tư, giúp sức của Đảng, Nhà nước về đầu tư cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đặc biệt là nỗ lực vươn lên của người dân đã làm cho cuộc sống ở đây về cơ bản thoát cái đói đeo đuổi từ hàng chục năm trước. Ông Sơn kể: Trước đây, dù có lạc quan đến mấy cũng chẳng có mấy ai dám nghĩ cuộc sống ở vùng rừng núi heo hút này có những bước chuyển mình mạnh mẽ như vậy chỉ trong một vài năm trở lại đây. Cái nghèo, sự khốn khó đã dần bị đẩy lùi, cuộc sống người dân về cơ bản đã ổn định. Số hộ bị đói đứt bữa trong mùa giáp hạt cũng đã giảm nhiều so với trước. Đường giao thông được cải thiện, đầu tư nên đã góp phần thúc đẩy giao lưu trao phát triển kinh tế văn hóa, xã hội, từng bước đã nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho người dân. Nếu như trước đây, quanh năm suốt tháng người ta chỉ biết làm và tích trữ lương thực, lo cái đói thì bây giờ người ta bắt đầu nghĩ cách để vươn lên ổn định cuộc sống, từng bước thoát nghèo, thậm chí có gia đình còn tính đến chuyện làm giàu. Phát huy lợi thế về điều kiện đất đai, nhiều hộ gia đình ở Tân Pheo đã tập trung đầu tư phát triển kinh tế rừng và chăn nuôi. Nhờ đó, đời sống người dân đã có sự thay đổi rõ rệt. Nếu như trước đây, nhà được coi là giàu là trong nhà có nhiều muối, nhiều gao. Còn bây giờ, quan niệm đó đã thay đổi, nhà giàu là nhà năng động trong cách nghĩ, mạnh dạn trong cách làm ăn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.
Không có điều kiện thuận lợi là gần đường giao thông liên xã như Tân Pheo nhưng người dân ở vùng chiến khu Mường Diềm (các xã Đoàn Kết, Trung Thành, Yên Hòa) cũng vẫn tạo được bước chuyển biến mạnh trong phát triển kinh tế. Chủ tịch UBND xã Yên Hòa, Hà Văn Ý cho biết: được sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, đến nay đời sống người dân địa phương đã có sự thay đổi nhiều so với trước đây. Nếu như trước đây, cuộc sống khốn khó người dân chỉ biết chạy ăn từng bữa, có bữa đói, bữa nó thì hiện nay đã không còn. Nhất là từ khi cây ngô lai đã bén duyên với vùng đất Yên Hòa thì cuộc sống người dân đã vợi bớt những gánh nặng khốn khó trên đối vai. Cây ngô lai đã thực sự tạo ra một “cuộc cách mạng mới” các xã vùng cao này. Trước đây, người dân chỉ trồng các loại ngô, lúa thuần, giống cũ lạc hậu cộng với trình độ canh tác hạn chế chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, không được đầu tư chăm bón nên năng suất thấp, bấp bênh. Đến nay chuyển sang trồng các loại giống ngô, lúa lai, năng suất cao đã từng bước làm cho cuộc sống người dân đi lên. Ngoài cây ngô, hiện nay cây chè cũng đang là một lợi thế, động lực để cuộc sống người dân ở Yên Hòa thay đổi. Ông Ý cho biết thêm: Từ khi đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong đó xác định các loại cây con mũi nhọn, chủ lực để tập trung phát triển đã làm cho đời sống người dân có sự thay đổi đáng kể. Nếu như trước đây, mức thu nhập bình quân đầu người có cố lắm cũng chỉ đạt 1 - 1,5 triệu đồng/tháng. Đến nay, mức thu nhập bình quân đã tăng gấp 6, 7 lần. Cá biệt, có gia đình, tính mức thu nhập bình quân đầu người trong 1 năm cũng đã đạt đến cả chục triệu đồng. Đời sống người dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn ở Yên Hòa cũng có sự thay đổi nhanh chóng. Ngoài hệ thống đường giao thông được Nhà nước đầu tư cứng hóa, hiện nay số hộ có nhà xây ở đây cũng ngày càng nhiều, về cơ bản các hộ dân đều mua được xe máy, đồ dùng sinh hoạt đắt tiền như ti vi, tủ lạnh... Cũng không nằm ngoài “guồng quay” của sự phát triển đời sống người dân ở các xã trước đây và ngay cả hiện nay vẫn đang được xem là khó khăn vào bậc nhất của huyện Đà Bắc như xã Trung Thành, Đoàn Kết cũng đang có sự chuyển mình. Chủ tịch UBND xã Trung Thành, Hà Văn Lá cho rằng: Tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng cấp ủy chính quyền và nhân dân địa phương vẫn đang cố gắng, nỗ lực hết sức để từng bước ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo. Hiện nay, mức thu nhập bình quân đầu người của xã đạt khoảng hơn 5 triệu đồng/năm. Nhưng con số nay sẽ thay đổi khi chúng tôi phát huy lợi thế về điều kiện tư nhiên đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích cây ngô và cây chè cũng như phát triển mạnh chăn nuôi gia súc.
Những bước chuyển mạnh mẽ ở các xã vùng cao khó khăn của huyện Đà Bắc có được chính là nhờ chuyển đổi về tư duy với cách nghĩ, cách làm mới thay cho lối nghĩ, tư duy cũ lạc hậu. Ngoài ra, bản thân người dân cũng đã phát huy tinh thần tư lực trong phát triển kinh tế gia đình, không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước như trước.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có Quyết định phê duyệt Đề án Quy hoạch hoạt động Karaoke, vũ trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo Quyết định phê duyêt, UBND tỉnh đã giao cho Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tổ chức thực hiện.
(HBĐT) - Thời gian diễn ra Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội chỉ còn tính bằng giờ, hoà chung với không khí tưng bừng trên khắp cả nước, nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình đang cùng hướng về trái tim của nước Việt, hát vang bản anh hùng ca lịch sử truyền thống dựng nước giữ nước và đón chờ giây phút linh thiêng thủ đô văn hiến tròn một ngàn năm tuổi!
Hơn 3.000 mộc bản kinh sách Phật duy nhất về thiền phái Trúc Lâm - thiền phái tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam hiện đang được bảo quản tại chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang). Căn cứ vào chất liệu gỗ, có thể ước đoán bộ cổ nhất xuất hiện từ thế kỷ 14 - 15, bộ gần đây nhất cũng vào đầu thế kỷ 20. Kho di sản quý giá này vừa qua vòng thẩm định của UNESCO, đề cử là Di sản tư liệu thế giới. Cơ hội được vinh danh trước thế giới đã mở ra tương lai được bảo tồn một cách đầy đủ và phát huy được giá trị của di sản..
Lễ hội áo dài - một trong những chương trình nghệ thuật mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 1.10.
Bức thư pháp “Chiếu dời đô” mạ vàng gắn trên khung gỗ có kích thước 458cm x 385cm, được chế tác từ 7 tấn gỗ nguyên khối sẽ chính thức ra mắt người dân Thủ đô tại Vườn hoa Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội vào sáng ngày 2/10/2010.
Vào ngày cuối cùng của Triển lãm – Hội chợ sách quốc tế Việt Nam lần thứ ba, cô bạn đồng nghiệp của tôi mới biết, và khi cô hớt hải phóng xe đến để xem và tìm mua sách, thì bảo vệ nói rằng, hội chợ đang dọn dẹp để đóng cửa.