Hiếm một cuộc hội thảo khoa học nào ở TP.Hồ Chí Minh lại quần tụ nhiều nhà khoa học của nhiều tỉnh, thành như vậy. Với 140 bài tham luận mang ý nghĩa tri ân mảnh đất rồng bay như một cội nguồn hội tụ và tỏa sáng sức sống trường tồn dân tộc.
Từ ngày 22 - 24.9.2010, Bộ VHTTDL, Thành uỷ TPHCM, ĐH Quốc gia đã có cuộc hội thảo khoa học với chủ đề: “Hướng về ngàn năm Thăng Long-Hà Nội”. Hội thảo đã thành công với những chuyên đề khá sâu sắc về tinh hoa của ngàn năm Thăng Long - Hà Nội, sự lan tỏa của văn hoá Thăng Long theo bước chân người Việt mở cõi về Nam, nỗi nhớ của người miền Nam “ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”, TPHCM và phía nam hướng về Hà Nội...
Trống đồng Đông Sơn trong mộ táng ở Bình Dương. |
Lịch sử TPHCM mới 312 năm, nhưng là sự nối dài của ngàn năm Thăng Long - Hà Nội, cũng là dấu ấn lịch sử của sự thống nhất toàn vẹn đất nước sau bao biến cố lịch sử. Trong ngàn năm dựng nước, người Việt tiến về phương Nam. Hành trang gì mang theo những người Việt xa quê gốc từ “thuở mang gươm đi mở nước” và hành trang đó còn giữ lại những gì để thành di sản văn hoá ngày hôm nay... chính là những vấn đề lý thú được đặt ra trong hội thảo.
Trước tiên là tiếng Việt. Tiếng Việt đã theo dòng người khẩn hoang vào Nam từ thời Lê, thời Nguyễn. Dẫu nhiều trăm năm trôi qua mà người Việt vẫn giữ tiếng nói của mình, dẫu đã mang nhiều phương ngữ. Muộn hơn một chút là chữ Việt đã là cầu nối, lan toả văn hoá của người Việt đi muôn phương trong đó có vùng văn hoá Nam Bộ. Không phải ngẫu nhiên mà có nhà văn hoá đã từng nói “Tiếng Việt còn, nước Nam còn”. Tiếng Việt đã lan toả từ Bắc vào Nam và là một di sản phi vật thể quan trọng nhất kết nối con Lạc, cháu Hồng.
Hành trang của những lớp di dân xa quê còn là nhà thờ họ, thờ những vị đứng đầu những dòng họ khai hoang lập ấp ở vùng đất mới. Người Việt đến đâu còn dựng đình - một di sản vật thể mang hồn cốt làng xưa, xóm cũ ngoài Bắc, ăn sâu vào tâm thức “qua đình ngả nón trông đình, đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngay tại TPHCM cũng đã có nhiều mái đình mà điển hình là 6 ngôi đình đẹp nhất được xếp hạng: Đình Bình Hoà (quận Bình Thạnh), đình Chí Hoà (quận 10), đình Trường Thọ và đình Xuân Hiệp (quận Thủ Đức), đình Thông Tây Hội (quận Gò Vấp), đình Phú Nhuận (quận Phú Nhuận). Những ngôi đình này đều mang hơi hướng kiến trúc tôn giáo của những ngôi đình gốc Bắc.
Có thể trước khi có những dòng người di dân khẩn hoang ồ ạt vào Nam, thì giữa vùng văn hoá châu thổ sông Hồng đã có mối giao lưu với vùng văn hoá châu thổ sông Cửu Long từ thời cổ đại, ít ra là cách đây hơn 2.000 năm. Một số chuyên luận trong hội thảo cũng chứng minh rằng, nhiều trống đồng Đông Sơn của người Việt cổ đã được mang vào vùng Phú Chánh (tỉnh Bình Dương). Trong 6 ngôi mộ táng ở đây có quan tài là chum gỗ, nắp đậy là trống đồng. Điều đó chứng minh Nam Bộ đã có sự giao lưu văn hoá với cả văn hoá Đông Sơn và Sa Huỳnh. Ngay lòng đất Vũng Tàu, Bình Phước, Bến Tre cũng đào được trống Đông Sơn. Đặc biệt, ngoài đảo Lại Sơn (tỉnh Kiên Giang) cũng đào được trống đồng với nhiều hiện vật Đông Sơn bên trong. Có thể, người Đông Sơn ngoài Bắc đã từng đi thuyền men theo bờ biển Đông, dựa vào gió mùa và các dòng hải lưu đã có mặt ở vùng đất phương Nam.
Như vậy từ cách đây hàng ngàn năm đã có sự giao lưu giữa hai đầu đất nước và sự giao lưu đó ngày càng được tăng cường giữa hai thành phố lớn nhất nước. Từ trong thẳm sâu mạch nguồn văn hoá TPHCM đã hội tụ và kết tinh được vốn văn hoá Thăng Long-Hà Nội.
Theo BLĐ
Hướng tới Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, những nghệ nhân, nghệ sĩ tài hoa của Việt Nam ở phía bắc và phía nam đã hoàn thành hai tác phẩm nghệ thuật dâng tặng Thủ đô nghìn năm văn hiến sau nhiều năm tháng miệt mài thực hiện.
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức các nghi thức tâm linh Khai quang yên vị tượng Ðức Thánh Gióng - Phù Ðổng Thiên Vương và cầu quốc thái dân an tối 26-9 với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân, các chư tôn, đức giáo phẩm cùng hơn 500 tăng sĩ của Học viện Phật giáo Việt Nam.
Sau nhiều năm chuẩn bị, bộ sưu tập Đất rồng thiêng của nhà thiết kế Đức Hùng sẽ ra mắt trong chương trình nghệ thuật Đêm huyền ảo Hồ Gươm (diễn ra tối 1/10 bên Hồ Gươm, truyền hình trực tiếp trên kênh VTV).
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có Quyết định phê duyệt Đề án Quy hoạch hoạt động Karaoke, vũ trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo Quyết định phê duyêt, UBND tỉnh đã giao cho Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tổ chức thực hiện.
(HBĐT) - Thời gian diễn ra Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội chỉ còn tính bằng giờ, hoà chung với không khí tưng bừng trên khắp cả nước, nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình đang cùng hướng về trái tim của nước Việt, hát vang bản anh hùng ca lịch sử truyền thống dựng nước giữ nước và đón chờ giây phút linh thiêng thủ đô văn hiến tròn một ngàn năm tuổi!
Hơn 3.000 mộc bản kinh sách Phật duy nhất về thiền phái Trúc Lâm - thiền phái tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam hiện đang được bảo quản tại chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang). Căn cứ vào chất liệu gỗ, có thể ước đoán bộ cổ nhất xuất hiện từ thế kỷ 14 - 15, bộ gần đây nhất cũng vào đầu thế kỷ 20. Kho di sản quý giá này vừa qua vòng thẩm định của UNESCO, đề cử là Di sản tư liệu thế giới. Cơ hội được vinh danh trước thế giới đã mở ra tương lai được bảo tồn một cách đầy đủ và phát huy được giá trị của di sản..