Lễ hội Khai Hạ Mường Bi (huyện Tân Lạc) đã được duy trì nhiều năm nay đáp ứng việc nâng cao đời sống tinh thần cho người dân trong vùng

Lễ hội Khai Hạ Mường Bi (huyện Tân Lạc) đã được duy trì nhiều năm nay đáp ứng việc nâng cao đời sống tinh thần cho người dân trong vùng

(HBĐT) - Trực tiếp làm công tác quản lý các di tích, danh thắng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể và lễ hội, anh Bùi Tú Cao, Trưởng phòng Quản lý văn hóa, Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch cho biết: Thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) của Đảng về "xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" và kết luận Hội nghị lần thứ 10 (khóa IX) của BCH T.Ư Đảng, tỉnh ta đã tạo được những dấu ấn đậm nét trong việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể.

 

Trong những năm qua, Sở Văn hóa - thể thao & Du lịch đã chỉ đạo các lực lượng chuyên môn phối hợp với các  địa phương tổ chức kiểm kê và đưa vào danh mục quản lý hệ thống các di tích thắng cảnh trong toàn tỉnh. Tính đến nay, toàn tỉnh đã  có 176 địa chỉ di tích các loại được lập hồ sơ và đưa vào danh mục, trong đó tiến hành phân loại được 60 di tích đủ tiêu chí để tiến hành lập hồ sơ khoa học trình các cấp có thẩm quyền để xếp hạng. Đã có 126 di tích và thắng cảnh được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ và có 37 di tích cấp Quốc gia được được Bộ Văn hóa - Thể thao& Du lịch công nhận, trong đó có 15 di tích danh lam thắng cảnh, 12 di tích khảo cổ học, 8 di tích lịch sử cách mạng và 2 di tích lịch sử văn hóa. Nhờ sự quan tâm của tỉnh, của ngành, trong thời gian qua  đã có 14 di tích quốc gia được trùng tu, tôn tạo với tổng kinh phí 3,3 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa.

 

Cùng với việc bảo vệ và phát huy giá trị các di tích danh thắng, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, lễ hội cũng luôn được chú trọng. 5 năm qua, ngành Văn hóa tỉnh đã phối hợp với các ngành liên quan tổ chức 2 đợt kiểm kê các giá trị văn hóa phi vật thể trong toàn tỉnh. Qua đó đã xác định địa chỉ trên 120 phong tục, tập quán, tín ngưỡng và các lễ hội của dân tộc, trong đó có 36 lễ hội truyền thống điển hình của các dân tộc. Ngoài ra, ngành còn tổ chức nghiên cứu, sưu tầm được 9 đề tài khoa học với tổng kinh phí 600 triệu đồng  theo chương trình mục tiêu Quốc gia và nguồn kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học của tỉnh. Với sự tham mưu đắc lực của ngành Văn hóa, những năm gần đây UBND tỉnh đã hỗ trợ tổ chức 4 lễ hội văn hóa truyền thống và tâm linh lớn của tỉnh như: Lễ  hội Khai hạ Mường Bi huyện Tân Lạc, lễ hội Chùa Tiên huyện Lạc Thủy, Lễ hội Chá Chiêng dân tộc Thái Mai Châu, lễ hội Mừng xuân mới của dân tộc Mông huyện Mai Châu. Tổ chức đăng cai ngày hội văn hóa thể thao Tây Bắc năm 1996 và năm 2000, Đại hội thể thao các dân tộc năm 2007 và ngày hội văn hóa dân tộc Mường toàn quốc năm 2007. Để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống cho muôn đời sau, ngành đã hỗ trợ các công trình nghiên cứu khoa học và in các tác phẩm nghiên cứu của các tác giả Bùi Thiện, Bùi Chí Thanh, Khà Tiến, Bùi Chỉ... Một mặt, ngành văn hóa phối hợp với các huyện như : Mai Châu, Tân Lạc, Kim Bôi, Lạc Sơn  mở các lớp truyền dạy cách làm và sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống, truyền dạy vốn văn hóa, văn nghệ dân gian  cho thế hệ tre các đia phương trong tỉnh. Đây là một việc làm có ý nghĩa cấp thiết góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc trong tỉnh.

 

Đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm bào tồn  và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong tỉnh. Anh Bùi Tú Cao cho biết thêm: Hiện ngành đang trùng tu lại khu di tích cách mạng Tu Lý - Hiền Lương. Đồng thời, đang chỉnh lý các văn bản phân cấp quản lý di tích cho cấp huyện và cơ sở nhằm nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa truyền thống. Trước thềm Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, ngành Văn hóa tỉnh đã có một công trình lớn để chào mừng Đại hội, đó là việc xuất bản cuốn sách Mo Mường đã được sưu tầm, chuẩn bị từ nhiều năm trước. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là một trong những hình thức giữ gìn bản sắc văn hóa văn hóa dân tộc theo tinh thần Nghị quyết T.Ư V khóa 8 và kết luận Hội nghị 10 (khóa IX) của BCH T.Ư Đảng

 

 

                                                                                         Thúy Hằng

Các tin khác

Nhiều người cho rằng
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thành phố Hòa Bình rực rỡ trước thềm Đại hội Đảng bộ tỉnh

(HBĐT) - Những ngày trung tuần tháng 10, TPHB trở nên lung linh, rực rỡ với những gam màu nổi của cờ, băng rôn, khẩu hiệu, pa nô và giàn đèn trang trí xuất hiện khắp các tuyến đường, ngõ phố. Đường phố như được khoác lên tấm áo mới, khang trang, sạch đẹp hơn để chào mừng sự kiện trọng đại của tỉnh - Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 sẽ diễn ra từ ngày 18 - 20/10.

Tự hào dấu ấn nghìn năm

Trong 10 ngày đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, rất nhiều hoạt động văn hóa - xã hội có ý nghĩa lớn đã được tổ chức ở thủ đô, tạo dấu ấn đặc biệt, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân ở Hà Nội và nhiều vùng miền trong toàn quốc cùng bạn bè quốc tế.

Hoa hậu Trái Đất sẽ thi trang phục dân tộc ở Phan Thiết

Sáng 13/10, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã thông qua kế hoạch tổ chức sự kiện Hoa hậu Trái Đất 2010, diễn ra tại thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) từ ngày 12-14/11.

Sao mai điểm hẹn 2010: Không có giọng ca lạ, bất ngờ!

16 thí sinh lọt vào vòng chung kết đồng đều về cả khả năng lẫn sắc vóc nhưng đều là những gương mặt đã quen với khán giả. Sự hấp dẫn của cuộc thi còn lại là nỗ lực tranh tài của mỗi thí sinh

Công viên địa chất - Cao nguyên đá Đồng Văn: Cơ hội vàng cho du lịch văn hóa

Hồ sơ "Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn" đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới công viên địa chất Toàn cầu (Global Geoparks Network - GGN) chính thức công nhận là thành viên của Mạng lưới công viên địa chất Toàn cầu vào 22giờ (Việt Nam) ngày 3/10/2010 tại Hội nghị Mạng lưới công viên địa chất châu Âu (được tổ chức tại Lesvos, Hy Lạp). Về sự kiện quan trọng này, GĐ Sở VH-TT và Du lịch tỉnh Hà Giang, ông Nguyễn Trùng Thương đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo SK&ĐS.

Anh Kiều Văn Kiên và hành trình sưu tầm hiện vật cổ dân tộc Thái

(HBĐT) - Là người dân tộc Kinh, quê ở huyện Thạch Thất, Hà Nội, cái duyên đưa anh Kiều Văn Kiên đến với hành trình sưu tầm hiện vật cổ dân tộc Thái cũng thật ngẫu nhiên và thú vị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục