(HBĐT) - Không biết từ bao giờ, ở Tân Thành (huyện Lương Sơn) xuất hiện lời nguyền rằng: nam nữ thanh niên 2 làng Phượng Sồ và Tiên Hội không thể kết duyên vợ chồng. Nếu cố làm trái với lời nguyền, sớm muộn tình duyên của họ cũng sẽ bị chia lìa. Theo người dân nơi đây, lời nguyền đó đã tồn tại hàng trăm năm và mới chỉ được hóa giải cách đây vài năm khi Tân Thành thực hiện nghiêm túc, sâu rộng CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”.
Chuyện kể rằng, xưa có một đôi trai gái sống ở 2 quả đồi riêng biệt là làng Tiên Hội và Phượng Sồ ngày nay. Họ đã nảy sinh tình cảm từ những buổi chăn trâu, cắt cỏ. Một ngày đẹp trời họ đã cùng nhau ngồi bên bờ suối Gạo (hay còn gọi là suối Cái theo cách gọi của người dân sở tại) để thề thốt. Họ trồng ngược một khúc cây không cành, không rễ thuộc hệ thân đốt xuống mô đất bên bờ suối, thề rằng: Nếu cây cáp này không chết, vẫn mọc thành cây, tình yêu của đôi ta mới chia lìa. Theo năm tháng, cây cáp đâm chồi, nảy lộc vươn cao và tình yêu của đôi bạn trẻ cũng vì thế mà chia lìa. Cũng từ đó, người dân 2 làng Tiên Hội, Phượng Sồ dù yêu thương nhau đến mấy không dám nghĩ đến chuyện kết hôn.
Cách đây chừng 7 năm, 2 gia đình, 2 dòng họ và nhân dân 2 làng Phượng Sồ, Tiên Hội gần như nín thở để chứng kiến lễ thành hôn và cuộc sống sau hôn nhân của đôi uyên ương được ví là trai tài, gái sắc của 2 làng. Anh là Nguyễn Văn Minh, giáo viên trường THCS xã Tân Thành, chị là Nguyễn Thị Anh, một bông hoa rừng rực rỡ của làng Tiên Hội (đã từng đạt giải á khôi trong cuộc thi người đẹp các làng văn hóa của huyện Kim Bôi), hiện đang làm kế toán tại trường tiểu học xã Tân Thành. Trong lễ cưới của anh chị có nhiều lời chúc phúc. Anh Nguyễn Văn Vọng, cán bộ văn hóa xã tâm sự: Ai cũng mừng vì mong muốn đây sẽ là sự khởi đầu mới để xóa bỏ lời nguyền. Tiên Hội, Phượng Sồ là 2 làng văn hóa tiêu biểu của xã, của huyện, xã luôn hướng tới duy trì nếp sống đẹp thắm đượm tình làng, nghĩa xóm, tình đoàn kết anh em. Cho đến hôm nay đôi vợ chồng trẻ anh Minh và chị Anh vẫn sống êm ấm, hạnh phúc, họ có một cô con gái xinh xắn đang là học sinh lớp 1 trường tiểu học Tân Thành. Sau đám cưới của anh Minh, chị Anh, 2 làng Phượng Sồ, Tiên Hội đã có thêm một cặp uyên ương mới, anh Nguyễn Văn Đệ và chị Nguyễn Thị Hiệu (chị Hiệu cũng là một cô gái hương sắc vẹn toàn đã từng đạt giải á khôi trong cuộc thi người đẹp các làng văn hóa cấp huyện). Họ cũng đã sống hạnh phúc, hiện đã có 1 cậu con trai kháu khỉnh.
Đã có 2 cặp vợ chồng vượt qua lời nguyền để bảo vệ tình yêu, hạnh phúc, chị Nguyễn Thị Nga, chi hội trưởng chi hội PN Phượng Sồ bộc bạch: Khi còn là một thiếu nữ, chị cũng đã từng có tình cảm sâu đậm với một chàng trai ở làng Tiên Hội nhưng anh chị đã không đủ sức mạnh để bước qua lời nguyền. Đến hôm nay, chứng kiến 2 cặp vợ chồng trẻ sống trong ngập tràn hạnh phúc, chị vui lắm. Từ khi được chị em tín nhiệm bầu làm chi hội trưởng chi hội PN, chị tích cực tuyên truyền chị em trong tổ chức hội không nên cấm đoán con cháu 2 làng tìm hiểu, yêu thương nhau. Bước qua lời nguyền đó cũng tương tự như xóa bỏ hủ tục lạc hậu để xây dựng nếp sống văn hóa mới, văn minh, tốt đẹp hơn.
Thúy Hằng
Nguyễn Du (1765 - 1820), tự Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở Hà Tĩnh, sinh ở kinh thành Thăng Long. Ông là một nhà thơ lớn, là tác giả của Truyện Kiều, và nhiều sáng tác thơ văn của Nguyễn Du đã trở thành tài sản tinh thần vô giá của dân tộc. Nhân kỷ niệm 245 năm Ngày sinh và 190 năm Ngày mất của ông, PGS, TS Nguyễn Hữu Sơn có bài viết về cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Du - người mà đến hôm nay, chúng ta vẫn tự hào khẳng định là thi hào của dân tộc...
(HBĐT) - Ông bà ta có câu “dạy con từ thuở lên ba”, ở tuổi này, trẻ em đang tập nói, hay bắt chước người lớn từ câu nói, hành động, việc làm… Nếu trẻ được sống trong môi trường lành mạnh, tư duy của trẻ sẽ phát triển theo hướng thông minh, lễ phép và ngược lại nếu không được dạy bảo theo nền nếp từ bé, lớn lên khó đưa vào khuôn phép.
Cùng thời điểm đầu tháng 11, hai cuộc triển lãm tại phòng tranh của Trường Đại học Mỹ thuật và Hội Mỹ thuật TPHCM đang gây được sự chú ý của giới mỹ thuật trẻ thành phố.
Vòng đề cử Giải Mai Vàng lần thứ XVI- 2010 đang vào giai đoạn quyết liệt, các nghệ sĩ đang mong mỏi nhận được từng lá phiếu đề cử của bạn đọc gần xa dành cho họ
Sáng ngày 3-11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức tiếp nhận bia tưởng niệm “Phong trào Đông Du” do Hiệp hội Asaba Việt Nam tại Nhật Bản và những người Nhật Bản hảo tâm trao tặng Bảo tàng Lịch sử và cách mạng Thừa Thiên - Huế.
Với hai mức 800 ngàn/1 vé tầng 2 và 1 triệu đồng/vé tầng 1 để đổi lấy một đêm nhạc "Là người con đất Việt" đầy ý nghĩa, xúc động diễn ra tối qua 2/11 tại Cung văn hóa Hữu Nghị quả cũng đáng trân trọng.