Bức bình phong giữa 2 di tích đã bị phá thông
Dự án tu bổ, tôn tạo hai di tích tượng đài vua Lê Thái Tổ và đình Nam Hương hoàn thành vào tháng 10.2009. Nhiều nhà nghiên cứu và du khách đã vô cùng sửng sốt khi nhận ra những chuyện lạ trong việc trùng tu - tôn tạo tại đây.
Hai di tích hóa thành... một
Được xây dựng từ thời Lê, đình Nam Hương là ngôi đình của thôn Tự Tháp (tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương), nay là số 75 phố Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tới năm 1896, khu tượng đài Lê Thái Tổ mới được dựng ở bờ tây Hồ Gươm, xưa thuộc thôn Tự Tháp (tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương), nay là số 16 phố Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hai di tích được ngăn cách bởi một bức bình phong. Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã xếp hạng khu tượng đài vua Lê và đình Nam Hương là hai di tích lịch sử cấp quốc gia. Như vậy, có văn bản nhà nước công nhận đây là hai khu di tích riêng biệt, có giá trị lịch sử, văn hóa riêng.
Ấy vậy mà sau đợt tu bổ vào năm 2009, bức bình phong ngăn cách giữa hai khu di tích tồn tại từ hơn 100 năm qua đã bị phá thông. Từ khu di tích tượng đài vua Lê có thể đi thông sang đình Nam Hương. Một chiếc cầu thang dẫn từ khu di tích tượng đài vua Lê lên đình được xây mới. Du khách tới thăm đều không dễ biết đây chỉ là một khu di tích chứ không phải là hai. Thật khó hiểu khi tượng đài vua Lê Thái Tổ và đình Nam Hương lại có liên quan tới nhau và “hóa” thành một (?!).
Ngang nhiên làm sai lệch lịch sử
Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử không khỏi “bàng hoàng” khi đọc bảng “Giới thiệu di tích lịch sử văn hóa đình Nam Hương” (Xin trích dẫn: “Đình Nam Hương thờ các vị thần tiêu biểu của Thăng Long xưa như thần Long Đỗ (thần Bạch Mã), thần Cao Sơn, Linh Lang, công chúa Hà Duy và vua Lê Thái Tổ”.
“Hơn 20 năm làm trùng tu di tích, tôi chưa bao giờ thấy rồng bò ngược từ dưới lên như ở đây. Còn ông rồng ôm góc tường thì tôi chưa từng thấy bao giờ ở mọi di tích cổ” | |
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên |
Nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc khẳng định: “Đình Nam Hương không thờ vua Lê Thái Tổ”. Vậy, có đúng đình Nam Hương không thờ vua Lê Thái Tổ?
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên đưa ra dẫn chứng: “Thực tế lịch sử đã được các tác giả cuốn Thủ đô Hà Nội (Sở VHTT Hà Nội xuất bản năm 1984) cho biết: “...Phía sau tượng có một ngôi đình cổ cũng hướng ra Hồ Gươm, nhiều người nhầm gọi là đền vua Lê. Đây là đình Nam Hương, thôn Tự Tháp; Còn ngôi đền thờ duy nhất thờ Lê Lợi ở Hà Nội trước đây nằm ở vào khoảng số 20-22 phố Lý Thái Tổ, sau bị hủy hoại, dân làng Kiếm Hồ mới chuyển về thờ ở tầng gác hai số 7 Hàng Vôi...”. Ông dẫn chứng thêm: “Trong bản đồ Hà Nội vẽ năm Tự Đức thứ 26 (1873) có ghi chú số 49: Đình Nam Hương- monument décidé aux trois génies précédents, à une héroine de la famille royale des Lý (avant 1225) et à un des rois de la famille des Nguyễn (có thể dịch như sau: Đình Nam Hương - di tích thờ ba vị thần, một nàng công chúa vương triều Lý (trước 1225) và một trong số những vị vua triều Nguyễn).
Với các chứng cứ lịch sử như vậy có thể kết luận: đình Nam Hương không thờ vua Lê Thái Tổ. Bước vào khu gian thờ trong đình, có thể dễ dàng nhận ra bức tượng thờ của vua Lê Thái Tổ còn mới. Không hiểu vì lý do gì mà bảng giới thiệu lại viết như vậy. Phải chăng để “hợp lý hóa” việc “biến” hai di tích thành một?
Theo Báo ThanhNien
(HBĐT) - Chập tối, cả xóm đang yên ắng thì tiếng chị Lanh bật lên lanh lảnh: Đồ khốn nạn! Đồ đốn mạt! Cút ngay, tao không chứa... Tiếp đó là tiếng đồ đạc đổ vỡ.
Ðể góp phần giữ gìn và bảo tồn văn hóa dân tộc, Trung tâm Bảo tồn và Phát huy nghệ thuật sân khấu đã được thành lập. Ngày ra mắt trung tâm 1-6-2000, nhiều văn nghệ sĩ lớn đã tới dự, ủng hộ và mong muốn trung tâm sẽ hoạt động mở rộng ở nhiều lĩnh vực văn hóa chứ không chỉ bó hẹp trong phạm vi nghệ thuật sân khấu.
Lâu nay, phim Việt vẫn loay hoay tìm "phao cứu hộ" nhằm thoát khỏi tình trạng "con hát mẹ khen hay" ở trong nhà, vì toàn "quân ta" cả nên có thể một bỏ làm mười cũng chẳng sao, lọt sàng xuống nia, đi đâu mà thiệt. Nhưng khi đem chuông ra đấm "sân nhà" mà vẫn phải chịu cảnh lọt sàng rơi vào thúng thiên hạ. Liệu bộ phim "hot" Cánh đồng bất tận đang được trình chiếu sẽ mách bảo điều gì?
(HBĐT) - Không biết từ bao giờ, ở Tân Thành (huyện Lương Sơn) xuất hiện lời nguyền rằng: nam nữ thanh niên 2 làng Phượng Sồ và Tiên Hội không thể kết duyên vợ chồng. Nếu cố làm trái với lời nguyền, sớm muộn tình duyên của họ cũng sẽ bị chia lìa. Theo người dân nơi đây, lời nguyền đó đã tồn tại hàng trăm năm và mới chỉ được hóa giải cách đây vài năm khi Tân Thành thực hiện nghiêm túc, sâu rộng CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”.
(HBĐT) - Văn hoá dân tộc Thái (huyện Mai Châu) gắn liền với những phong tục tập quán mang tính giáo dục trong đời sống sinh hoạt như lễ cơm mới, xên bản, xên mường... Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp cùng với những nét văn hóa Thái độc đáo đã tạo cho Mai Châu có sức hút đặc biệt về du lịch.
Dàn hợp xướng thiếu niên Đài phát thanh Wernigerode (Đức) sẽ biểu diễn tại Nhà hát Tuổi trẻ vào tối 10-11/11 nhân chuyến thăm Hà Nội trong khuôn khổ các hoạt động của "Năm Đức tại Việt Nam 2010."