Văn học là một sản phẩm tinh thần cao quý của con người, là thước đo trình độ, bản sắc và tầm vóc văn hóa của mỗi dân tộc. Sự tiếp nhận văn học mỗi người khác nhau, có người đọc để giải trí, có người đọc để học tập, người khác nghiên cứu, lại có người chỉ để thẩm định một hiện trạng cũ - mới. Dù thế nào thì văn học phải đảm bảo những giá trị của nó, phải gánh trên mình nó nhiệm vụ là làm cho con người tiến bộ, cho cuộc sống tốt đẹp hơn, nhân văn hơn.
Theo dõi văn học và đọc những tác phẩm được xuất bản trong những năm qua, người ta dễ dàng nhận thấy có sự khác biệt về giá trị các tác phẩm văn học, tức là văn học ở dạng “vàng thau lẫn lộn”. Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến cho rằng, văn học trước hết là sách, là hình ảnh ngôn từ, là ngôn từ mực đen trên giấy trắng. Ông cũng tỏ ra quan ngại rằng, mấy thập kỉ nay, văn học phải cạnh tranh với một đối thủ ghê gớm mà sự lớn mạnh ngày càng hùng hậu, càng tăng sức áp đảo, đó là truyền hình. Ở những nước công nghiệp phát triển, những người viết sách (trong đó có nhà văn) tỏ ra bi quan trước sự bành trướng của truyền hình. Với tôi, người viết bài này còn tỏ ra bi quan trước sự tràn lan vô tội vạ của nhiều dịch vụ trên internet, đã vô tình làm vẩn đục hàng vạn tâm hồn thanh thiếu niên. Dường như một số dịch vụ truyền hình, internet đang đua nhau phô ra những dịch vụ có tác động mạnh mẽ nhất vào bộ não non nớt của lớp trẻ, sinh ra hàng loạt website bẩn, kênh thông tin sex nhằm thu hút sự quan tâm của đối tượng người trẻ. Với ý nghĩ nào đó, một số cây bút cũng muốn đi bằng con đường này, tạo ra những trang văn thực sự không trong sáng nhằm đánh vào thị hiếu tức thời của một bộ phận người đọc, mà ở đây phần lớn là những độc giả nhỏ tuổi, tò mò, chưa phân biệt được tốt, xấu. Những trang văn không sạch thì khó có thể cấm các em đừng đọc, đừng tiếp xúc? Một bộ phận giới trẻ thiếu “kháng sinh” trong người, rất dễ bắt chước, học đòi tính bầy đàn, tiếp xúc với quá nhiều thông tin kém lành mạnh, đầu óc các em sẽ u mê, trụy lạc...
Trên một số trang báo, có bài phê bình mạnh mẽ những trang văn của các tác giả Keng, Gào... mà họ đã từng được tung hô, PR. Nếu ai đã từng đọc một cách công tâm những tác phẩm của các tác giả này, hẳn sẽ nhận ra chúng không phải là văn học, mà là một biến dạng của thể loại văn xuôi. Không thể nghĩ rằng, cứ viết, cứ in thành tập, gọi đó là tiểu thuyết, truyện ngắn và bảo đó là văn học và bắt người khác phải công nhận. Sẽ có người cãi lại rằng, người ta viết, tôi cũng viết, của người ta gọi là văn, sao của tôi lại không? Không ít người cho rằng, việc đưa ra những dịch vụ, sách nhạy cảm đánh vào óc tò mò của lứa tuổi vị thành niên là một tội ác. Điều đó là rất đúng! Trong khi nhận thức của chúng chưa chín chắn, mọi hành động còn bồng bột, đối với những gì gây tò mò, đều gợi trong chúng sự hưng phấn nhất định. Với sách văn học cũng vậy, giá đừng ghi là cấm thì sự tò mò biết đâu được giảm bớt. Đây cũng là một trò đánh lận con đen của một số người làm sách nhằm kích thích “tiêu dùng” của những người trẻ tò mò.
|
Vậy, thế nào là một nền văn học sạch và làm sao để có một nền văn học sạch? Văn học sạch sản sinh ra sự yêu thương, lòng bác ái, sáng tạo ra cái đẹp, cái thiện và làm nền tảng cho văn hóa tinh thần của đất nước. Còn làm sao để có nền văn học sạch? Theo tôi, phải có sự kết hợp của ba yếu tố: người viết, tác phẩm và người đọc, trong đó người viết giữ vai trò chủ đạo. Người viết, trước hết phải có tâm thế là một người sáng tạo ra cái đẹp. Anh ta cần có cái tâm và trách nhiệm với ngòi bút của mình, đồng thời hướng đến lợi ích của người đọc bằng tâm hồn trong sáng, gạn lọc được những điều tốt đẹp của cuộc đời để hiến dâng người đọc, định hướng người đọc. Đối với người đọc, để biết đọc và đọc đúng, cũng cần có trình độ để biết được loại sách nào nên đọc, loại nào không. Họ cũng cần trình độ để tham gia vào việc cảm thụ tác phẩm chứ không đơn thuần chỉ là một sự giải trí thông thường.
Mỗi người viết có một xuất phát điểm khác nhau. Anh ta có thể là nhà giáo, kỹ sư, bác sĩ hay là người công nhân, nông dân... Anh ta có thể viết dưới mọi hình thức, nhưng để có một nền văn học sạch, anh ta phải xác định mình tham gia một sân chơi có văn hóa và bình đẳng với nhau về tâm thế sáng tạo. Đồng thời, cũng cần có sự đúng mực của truyền thông khi tham gia vào việc quảng bá tác phẩm. Không thể đổ hết lỗi cho truyền thông đôi khi đã tung hỏa mù văn chương ở giai đoạn công nghệ thông tin bùng nổ. Nếu truyền thông nghiêm túc, họ PR những tác phẩm đúng giá trị thực thì cũng là một điều tốt cho văn học. Đông đảo công chúng sẽ có thêm thông tin và đón nhận tác phẩm giá trị. Soi chiếu vào việc sáng tác văn học trong vài chục năm qua, chúng ta thấy sự xuất hiện của nhiều loại hình văn học: văn học ám chỉ, văn sex, văn sến, văn tục, văn chế giễu... không ít trong số đó đã được truyền thông thổi phồng lên quá mức, đến nỗi nhiều người cay cú vì mua phải hàng kém chất lượng. Phải khẳng định lại, không phải tất cả những loại hình đó đều đi chệch biên độ cho phép của nền văn học chính thống. Văn học chính thống cũng tồn tại những điều ám chỉ, những đoạn sex, đoạn giễu nhại, nhưng với một mức độ khoa học để làm tăng giá trị của tác phẩm. Mỗi người viết nên định liệu thế nào là vừa đủ.
Cuộc sống hiện đại khiến con người thực dụng nhiều hơn, việc cảm nhận cái đẹp và khả năng sáng tạo cái đẹp ngày càng sút kém. Bằng cách này hay cách khác, người ta chế ra những món ăn nhanh bắt mắt, không đảm bảo vệ sinh cốt để thu nhiều lợi nhuận. Nhưng trên mâm cơm nghệ thuật, mà cụ thể là văn học, người dân khao khát những món lạ miệng nhưng phải sạch, phải ngon và đảm bảo dinh dưỡng cần thiết.
Theo Báo SKĐS
(HBĐT) - Không biết từ bao giờ, ở Tân Thành (huyện Lương Sơn) xuất hiện lời nguyền rằng: nam nữ thanh niên 2 làng Phượng Sồ và Tiên Hội không thể kết duyên vợ chồng. Nếu cố làm trái với lời nguyền, sớm muộn tình duyên của họ cũng sẽ bị chia lìa. Theo người dân nơi đây, lời nguyền đó đã tồn tại hàng trăm năm và mới chỉ được hóa giải cách đây vài năm khi Tân Thành thực hiện nghiêm túc, sâu rộng CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”.
(HBĐT) - Văn hoá dân tộc Thái (huyện Mai Châu) gắn liền với những phong tục tập quán mang tính giáo dục trong đời sống sinh hoạt như lễ cơm mới, xên bản, xên mường... Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp cùng với những nét văn hóa Thái độc đáo đã tạo cho Mai Châu có sức hút đặc biệt về du lịch.
Dàn hợp xướng thiếu niên Đài phát thanh Wernigerode (Đức) sẽ biểu diễn tại Nhà hát Tuổi trẻ vào tối 10-11/11 nhân chuyến thăm Hà Nội trong khuôn khổ các hoạt động của "Năm Đức tại Việt Nam 2010."
Đoàn Hoa hậu Trái đất đã đến Phú Yên để cùng Ban tổ chức Miss Earth 2010 bắt đầu những hoạt động quảng bá cho cuộc thi cũng như kêu gọi mọi người chung tay gìn giữ, bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Năm 2010 cũng là kỉ niệm tròn 10 năm của cuộc thi Hoa hậu Trái Đất
Cũng như nhiều nam ca sĩ, các nữ ca sĩ hát nhạc nhẹ đều mong được một lần chạm tay vào Giải Mai Vàng. Họ đang chờ đợi từng ngày những lá phiếu đề cử của công chúng
Nguyễn Du (1765 - 1820), tự Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở Hà Tĩnh, sinh ở kinh thành Thăng Long. Ông là một nhà thơ lớn, là tác giả của Truyện Kiều, và nhiều sáng tác thơ văn của Nguyễn Du đã trở thành tài sản tinh thần vô giá của dân tộc. Nhân kỷ niệm 245 năm Ngày sinh và 190 năm Ngày mất của ông, PGS, TS Nguyễn Hữu Sơn có bài viết về cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Du - người mà đến hôm nay, chúng ta vẫn tự hào khẳng định là thi hào của dân tộc...