Lâu nay, phim Việt vẫn loay hoay tìm "phao cứu hộ" nhằm thoát khỏi tình trạng "con hát mẹ khen hay" ở trong nhà, vì toàn "quân ta" cả nên có thể một bỏ làm mười cũng chẳng sao, lọt sàng xuống nia, đi đâu mà thiệt. Nhưng khi đem chuông ra đấm "sân nhà" mà vẫn phải chịu cảnh lọt sàng rơi vào thúng thiên hạ. Liệu bộ phim "hot" Cánh đồng bất tận đang được trình chiếu sẽ mách bảo điều gì?
Từ truyện thành phim
Cánh đồng bất tận được chuyển thể từ truyện vừa của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Truyện này của cô gái đất Mũi đã nhận nhận được giải của Hội Nhà văn Việt Nam (2006) và Giải thưởng Văn học ASEAN (2008). Êkip sản xuất bộ phim gồm những gương mặt ít nhiều đã có thương hiệu như: nhà biên kịch Ngụy Ngữ, nhà biên tập Nguyễn Hồ, đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình, giám đốc hình Nguyễn Tranh, nhạc sĩ Quốc Trung, chuyên gia dựng phim Folmer Martin Wiesinger (Mỹ), họa sĩ thiết kế Mã Phi Hải,... cùng sự hội tụ của dàn diễn viên như: Đỗ Hải Yến, ngôi sao Việt kiều Dustin Nguyễn, Tăng Thanh Hà, Mỹ Uyên, Võ Thanh Hòa, Ninh Dương Lan Ngọc,...
Bộ phim lấy bối cảnh miền Tây Nam Bộ.
So với nguyên tác truyện vừa của Nguyễn Ngọc Tư, phim có đôi chút thay đổi cho thích hợp với ngôn ngữ và điều kiện dàn dựng của điện ảnh là điều rất bình thường. Chỉ có điều, các nhà sản xuất phim dám đưa lên màn ảnh một câu chuyện vốn dĩ đã ít nhiều có những "hệ lụy" là một sự dũng cảm rất đáng ghi nhận.
Cảnh trong phim Cánh đồng bất tận. |
Hé lộ hướng đi cho phim Việt?
Cánh đồng bất tận là một tác phẩm hiếm hoi đã hai lần "vượt biên" sang xứ sở kim chi. Lần thứ nhất truyện được chuyển ngữ sang tiếng Hàn vào năm 2007. Và sau đấy 3 năm,Cánh đồng bất tận là bộ phim duy nhất đại diện cho VN tham gia Liên hoan phim quốc tế Busan lần thứ 15 - Liên hoan phim lớn nhất của châu Á diễn ra từ ngày 7-15/10/2010 tại Hàn Quốc với sự tham dự của 60 quốc gia và 300 phim. Trong dịp tham dự Liên hoan phim châu Á lần này, Cánh đồng bất tận được công chiếu tại Hàn Quốc trước sự chứng kiến của gần 10.000 quan khách trong vòng 9.
Đáng lưu ý là bộ phim này kiếm được một suất tài trợ từ Quỹ Điện ảnh Châu Á (ACF) để thực hiện hậu kỳ trong tổng số 5 phim của châu Á nhận được tài trợ này, (có 2 phim của nước chủ nhà Hàn Quốc) cũng là một cơ may.
Có được điều đó, ngoài sự cố gắng và tính chuyên nghiệp cần thiết của êkip làm phim, nhà sản xuất, thiết nghĩ để phim Việt có một hướng đi cần thiết phải biết PR từ khâu kịch bản thông qua các tác phẩm văn học đã được khẳng định, thay vì các hãng phim tự mình đặt hàng một ai đó viết kịch bản rồi đem vào sản xuất theo kiểu các phim "cúng cụ" được nhà nước đặt hàng, nghiệm thu xong lại đem vào kho đắp chiếu.
Một kịch bản được thẩm định từ các hội đồng văn chương chuyên nghiệp trong nước và quốc tế, được chuyển ngữ sang các ngôn ngữ khác, chắc chắn là khúc dạo đầu hữu hiệu, cần thiết cho sự ra đời của một bộ phim hay. Chưa chắc một truyện ngắn hay một tiểu thuyết được giải ở trong nước đã là tấm thẻ bảo đảm cho một bộ phim hay, nhưng sẽ chẳng thể có phim hay từ những kịch bản theo kiểu ăn xổi, ở thì do chính các nhà văn nghiệp dư hay nhà sản xuất tự thẩm định được.
Sở dĩ Cánh đồng bất tận được công chúng mong đợi chính là nhờ hội tụ được nhiều yếu tố từ khâu kịch bản đến biên kịch, biên tập, đạo diễn, ghi hình, diễn viên, dựng cảnh, hậu kỳ,... Ngoài PR ở khâu kịch bản, thì phim đã không ngần ngại PR thông qua việc sử dụng trailer để quảng cáo ở rạp và ngay trước khi chiếu. Đấy là bước đi khá táo bạo và rất hiện đại, nhưng xem ra còn khá dè dặt đối với phim Việt. Sử dụng các cảnh "hot" để làm trailer thực sự đã gây được sức hút lớn đối với công chúng. Ngay cả các "sao", dù họ đã từng tham gia đóng các cảnh nóng, nhưng vẫn bị hút bởi trailer của Cánh đồng bất tận.
Để PR, phần lớn các phim Việt thường sử dụng các cuộc phỏng vấn những người tham gia sản xuất. Qua đó những người này hoặc là tranh thủ PR cho chính mình hoặc để lộ ra quá trình quay, dàn dựng, làm hậu kỳ... mà lẽ ra những điều này càng giữ kín càng tốt. Yếu tố "bí mật" bao giờ cũng có tác dụng kích thích sự tò mò, hiếu kỳ của một bộ phận không nhỏ công chúng.
Hy vọng rằng cách làm này có thể mách bảo điều gì cho điện ảnh nước ta trong quá trình tìm hướng đi cho phim Việt.
Theo Báo CAND
Cũng như nhiều nam ca sĩ, các nữ ca sĩ hát nhạc nhẹ đều mong được một lần chạm tay vào Giải Mai Vàng. Họ đang chờ đợi từng ngày những lá phiếu đề cử của công chúng
Nguyễn Du (1765 - 1820), tự Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở Hà Tĩnh, sinh ở kinh thành Thăng Long. Ông là một nhà thơ lớn, là tác giả của Truyện Kiều, và nhiều sáng tác thơ văn của Nguyễn Du đã trở thành tài sản tinh thần vô giá của dân tộc. Nhân kỷ niệm 245 năm Ngày sinh và 190 năm Ngày mất của ông, PGS, TS Nguyễn Hữu Sơn có bài viết về cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Du - người mà đến hôm nay, chúng ta vẫn tự hào khẳng định là thi hào của dân tộc...
(HBĐT) - Ông bà ta có câu “dạy con từ thuở lên ba”, ở tuổi này, trẻ em đang tập nói, hay bắt chước người lớn từ câu nói, hành động, việc làm… Nếu trẻ được sống trong môi trường lành mạnh, tư duy của trẻ sẽ phát triển theo hướng thông minh, lễ phép và ngược lại nếu không được dạy bảo theo nền nếp từ bé, lớn lên khó đưa vào khuôn phép.
Cùng thời điểm đầu tháng 11, hai cuộc triển lãm tại phòng tranh của Trường Đại học Mỹ thuật và Hội Mỹ thuật TPHCM đang gây được sự chú ý của giới mỹ thuật trẻ thành phố.
Vòng đề cử Giải Mai Vàng lần thứ XVI- 2010 đang vào giai đoạn quyết liệt, các nghệ sĩ đang mong mỏi nhận được từng lá phiếu đề cử của bạn đọc gần xa dành cho họ
Sáng ngày 3-11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức tiếp nhận bia tưởng niệm “Phong trào Đông Du” do Hiệp hội Asaba Việt Nam tại Nhật Bản và những người Nhật Bản hảo tâm trao tặng Bảo tàng Lịch sử và cách mạng Thừa Thiên - Huế.