Chiếc đầu rồng lớn sẽ được gắn lên cầu trong 2 ngày diễn ra festival
Dự định tổ chức vào dịp 10/10 nhưng vì nhiều lý do Festival cầu Long Biên 2010 bị rời lại vào các ngày 20, 21/11. Chủ đề "Cầu rồng kể chuyện ngàn năm" được đổi thành "Cầu rồng kể chuyện Thăng Long Hà Nội" và ban tổ chức mới xin được giấy phép triển khai 1 tuần trước khi festival diễn ra.
Bà Nguyễn Nga, Giám đốc Ngôi nhà Nghệ thuật 31A Văn Miếu, Truởng ban tổ chức Festival cầu Long Biên 2010, nói rằng bà mơ sẽ có một phép màu để có thể tổ chức kịp.
Tìm lại ký ức trên cây cầu bắc qua 3 thế kỷ
Sinh viên bức xúc vì bị ’lừa’ tại festival cầu Long Biên
- Bà có nói do không thể kêu gọi xã hội hoá và thiếu kinh phí nên nhiều hạng mục lớn cua bị cắt bỏ và chuyển sang năm 2011. Ban đầu festival cầu Long Biên dự định tổ chức vào dịp 10/10 nhưng cuối cùng lùi lại tháng 11. Tổ chức festival cầu Long Biên vào dịp 1000 năm Thăng Long Hà Nội rõ ràng là có ý nghĩa nhưng năm nay lại có quá nhiều sự kiện nhân dịp 1000 năm. Với tất cả các lý do trên, tại sao BTC không dồn sức để tổ chức festival cầu Long Biên 2011 thật hoành tráng?
- Tại vì tôi nghĩ rất nhiều người đang chờ đợi festival năm nay. Và bởi, trong 10 ngày đại lễ thực sự là nhân dân ít ai được vào bởi lễ hội dành cho các quan chức nước ngoài, nguyên thủ quốc gia, khách VIP... còn đa phần các sự kiện người dân phải đứng chen chúc phía ngoài, không xem được gì nhiều.
Tôi nghĩ festival cầu Long Biên là lễ hội dành cho người dân đi xem, của người dân, do người dân chung tay góp sức mà làm. Vào thời điểm năm 2007, khi trình bày ý tưởng tổ chức festival cầu Long Biên, tôi đã được lãnh đạo TP.Hà Nội mời làm bởi Hà Nội cũng muốn làm một lễ hội vào ngày giải phóng thủ đô để để lại một dấu ấn gì đó.
Ý nguyện ban đầu là tổ chức thường niên, mỗi năm biến cầu Long Biên thành một điểm hẹn cho tất cả mọi người, là điểm mở ra cho tất cả các loại hình nghệ thuật có tính giáo dục quần chúng. Bởi có lẽ 80-90% số người tham gia festival cầu Long Biên chưa từng bước vào một phòng tranh, không biết ca trù là gì và cũng không biết nghệ thuật sắp đặt là như thế nào.
- Dường như có một mâu thuẫn là festival cầu Long Biên là sự kiện miễn phí dành cho người dân nhưng lại khống chế số lượng người lên cầu bằng vé mời, bằng việc khống chế số lượng người tham gia? Nghe nói ban đầu BTC còn dự định sử dụng mã vạch để đếm lượng người lên cầu?
- Đây hoàn toàn là sự kiện miễn phí còn việc khống chế người lên cầu là để cho họ có thể xem dễ dàng hơn bởi nếu quá đông mà chen lấn xô đẩy nhau thì còn nhìn thấy gì nữa.
Tuy nói là khống chế người lên cầu nhưng cứ có người xuống thì chúng tôi lại cho người khác lên chứ không chỉ khoanh vùng ở chừng đó người trong một lúc. Làm như vậy cũng chỉ để đảm bảo an toàn cho người xem.
Ban đầu chúng tôi dự định sử dụng mã vạch để kiểm soát người lên cầu nhưng thấy quá phức tạp và cồng kềnh nên chỉ bố trí lực lượng ở các đầu cầu để đếm số người lên xuống. Theo tính toán thì tải trọng của cầu chỉ chịu được khoảng 6000 người một lúc là đảm bảo ở ngưỡng an toàn nhưng tôi chỉ cần một nửa con số đó.
Năm ngoái, trong hai ngày diễn ra lễ hội có tới 50.000 đến với lễ hội mà không có sự cố nào xảy ra. Nhiều người dân sống ở bãi giữa sông Hồng thì chọn những bộ quần áo đẹp nhất để tham gia buổi khai hội trên cầu từ rất sớm.
- Với số lượng người xem đông như vậy thì lực lượng bảo vệ cầu năm nay sẽ như thế nào, thưa bà?
Lực lượng bảo vệ cầu năm nay là công an. Chúng tôi cũng đã tuyển được khoảng 300 sinh viên tình nguyện. Năm ngoái sở dĩ có chuyện lùm xùm giữa BTC festival và một số sinh viên là vì có một hiểu lầm. Lúc đầu BTC tính chỉ lo cơm ăn và nước uống cho các bạn ấy nhưng rồi sợ lo không được cho các tình nguyện viên nên chúng tôi quyết định trả cho các bạn ấy 100.000đ mỗi ngày dù nếu đúng với tinh thần sinh nguyện tình nguyện là không lấy tiền.
Nhưng rồi có người hiểu lầm rằng cứ mỗi ca trực trên cầu thì được trả 100.000đ nên cuối cùng chi phí đội lên một con số khổng lồ. Tôi nghĩ điều đó không còn ý nghĩa nữa. Vì thế, năm nay, ngay từ đầu tôi đã nói rằng nếu người nào không tình nguyện thì đừng nên ghi tên tham gia còn đã tham gia thì làm với đúng tinh thần tình nguyện cho festival.
- Khi đã khống chế lượng người lên cầu thì sẽ xảy ra hiện trạng ùn tắc ở hai đầu cầu vì số người đứng chờ rất lớn. BTC sẽ xử lý thế nào?
- Chúng tôi sẽ tổ chức nhiều hoạt động thú vị ở hai đầu cầu dành cho công chúng. Và trong lúc chờ đợi họ có thể chụp ảnh nữa.
- Tại festival năm ngoái có xảy ra hiện tượng rác bị vứt xuống cầu và sông rất nhiều. Vậy năm nay trên cầu BTC có bố trí các thùng rác trên cầu không?
- Năm ngoái chúng tôi có yêu cầu bên vệ sinh môi trường quét rác thường xuyên để đảm bảo vệ sinh cho cây cầu nhưng do ý thức của nhiều người còn kém nên vứt rác rất bừa bãi.
Năm nay chúng tôi cố gắng phối hợp để đảm bảo cho trên cầu sạch sẽ. Các thùng rác cũng đang được chuẩn bị lắp đặt. Chúng tôi phải đi đến từng nơi để làm việc cụ thể bởi như năm ngoái có những điều tưởng đã giao cho các đầu mối làm rồi nhưng cuối cùng vẫn xảy ra những điểm rất đáng tiếc. Năm nay chúng tôi không tổ chức khu ẩm thực trên cầu nữa mà chuyển xuống khu vực chân cầu bên đầu Gia Lâm.
- Có nhiều phản ánh rằng trước khi diễn ra festival năm ngoái, cả trên cầu và dưới chân cầu rất bẩn. Vậy năm nay, trước khi festival diễn ra, BTC có hoạt động làm sạch cầu không?
- Trong kịch bản hậu cầu chúng tôi cũng muốn dọn dẹp cầu cũng như dưới gầm cầu thật sạch nhưng công việc này còn liên quan tới nhiều khâu khác. Chúng tôi muốn thông qua festival này, thêm một lần nữa người dân ý thức được cây cầu này là một báu vật mà có thể khai thác trong tương lai, khơi lại ký ức của cha ông cho thế hệ sau. Tôi muốn thay đổi suy nghĩ của nhiều người rằng cây cầu ấy phải là một cây cầu lịch sử, phải là một bảo tàng, phải là một kỷ vật và một tác phẩm nghệ thuật mà cả thế giới phải biết đến.
- Khi festival cầu Long Biên 2009 kết thúc, cây cầu đã bị bỏ lại với những vết hoen gỉ như cũ. Vậy xin hỏi bà cây cầu sẽ được hưởng lợi gì từ festival năm nay?
- Khi festival năm ngoái được tổ chức, hàng ngàn người đã đến với cây cầu và nó cũng đã giúp khơi dậy ký ức của mọi người. Cây cầu đã được cứu và mong muốn của tôi giờ đây là cây cầu sẽ được cải tạo lại.
Tôi hy vọng nó không chỉ là cây cầu giao thông nữa mà là cây cầu kỷ vật, một kỷ vật quý mang một thông điệp hoà bình, trở thành một biểu tượng của dân tộc.
Tôi mơ ước cây cầu sẽ biến thành một bảo tàng lịch sự cận đại, khung thép sẽ được nâng lên và lồng kính để biến thành những gallery. Đầu máy cổ của xe lửa sẽ đuợc đưa lên cầu và cố định trên đó và cây cầu sẽ trở thành một cây cầu đi bộ...
- Tuy nhiên trong thời gian diễn ra festival, nhiều người dân sống nhờ cây cầu như bán hàng nước buổi tối chẳng hạn không thể kiếm sống và khi festival qua đi họ không được hưởng quyền lợi gì. Vậy năm nay tình hình có gì thay đổi, những người sống nhờ cây cầu có được ưu tiên?
- Năm ngoái tôi đã từng bị nói là sao lại cho người dân bán hàng dưới cầu nhưng tôi thì nghĩ khác vì đó là việc kiếm sống của họ, mình không thể cấm được. Chính tôi đã từng hỏi những người dân sống ở bãi giữa rằng nếu cây cầu được cải tạo và riêng bãi giữa biến thành công viên nổi tiếng như Central Park hay một khu vườn nghệ thuật và họ sẽ phải dọn đi thì thế nào?
Những người dân sống ở đó họ yêu cây cầu hơn là mình tưởng. Họ chỉ muốn cây cầu sống một đời sống mãi. Việc ra đi với họ chẳng quan trọng. Việc sửa cây cầu có thể mang lại lợi nhuận cho rất nhiều người chứ không chỉ riêng những người ở bãi giữa sông Hồng.
- Trở lại festival năm nay, có điểm gì mới hơn so với năm ngoái bởi nhìn vào chương trình thì có nhiều điểm lặp lại như cờ, diều, đầu tàu hơi nước...?
- Cây cầu sẽ luôn luôn có trục chính của nó, một chiều ký ức, một chiều giấc mơ. Hai đầu cầu bản thân nó đã nói lên hết. Đó mãi mãi là cây cầu của ký ức và ước mơ nhưng nội dung mỗi năm mỗi khác.
Vẫn là cây cầu mang ra triển lãm nhưng năm ngoái là chủ đề ký ức, năm nay là 1000 năm Thăng Long. Chiều dài 1600m của cây cầu sẽ là những hình ảnh tái hiện lịch sử 1000 năm của dân tộc. Cả cây cầu là một quyển sách mở với những thông tin trích dẫn từ các cuốn sách lịch sử. Tôi cho sẽ rất thú vị.
- Chỉ còn vài ngày nữa là tới festival cầu Long biên 2010 với những chương trình đuợc vẽ ra hoành tráng, vậy chương trình đã được chuẩn bị đến đâu thưa bà?
- Tôi vừa nhận được giấy phép triển khai các hạng mục chuẩn bị cho festival năm nay vào ngày 12/11. Bình thường không thể làm được một khối lượng công việc lớn như vậy. Vì chương trình không được tạo điều kiện và bị rời lại nên mất khá nhiều nhà tài trợ ban đầu, rồi mắc vào bão lũ ở miền Trung. Việc kêu gọi nhà tài trợ không đơn giản. Nhưng tôi hy vọng chương trình sẽ tạo ấn tượng về mặt trí thức. Tôi mong những người đi hội sẽ mang về nhà một khối tri thức khổng lồ. Lúc này tôi mơ sẽ có một phép lạ để mọi người chuẩn bị kịp cho festival.
Theo VietNamnet
(HBĐT) - Ngày 16/11, Nhà thiếu nhi tỉnh phối hợp với phòng GD&ĐT, VH-TT, Thành Đoàn đã tổ chức Liên hoan Hát dân ca và ca khúc thiếu nhi TP Hoà Bình năm 2010. Tham gia liên hoan có trên 300 học sinh đến từ 33 trường tiểu học và THCS trên địa bàn TP Hoà Bình với 80 tiết mục ở 2 thể loại là dân ca và ca khúc.
(HBĐT) - Hạnh phúc gia đình không chỉ thể hiện qua những lời nói ngọt ngào, tình yêu, lòng chung thuỷ, dạy dỗ con cái thành đạt… cũng cần lắm từ những bữa cơm hàng ngày. Nhiều người quan niệm ngày hai bữa cơm ăn đâu chẳng được, cốt xong bữa.
Ngày Di sản văn hoá Việt Nam lần thứ 6 sẽ không chỉ được tổ chức trong một ngày mà kéo dài tới năm ngày tại Trung tâm triển lãm VHNT Việt Nam, 2 Hoa Lư Hà Nội.
"Chẳng cứ tôi mà các Trưởng đoàn tiền nhiệm và các nghệ sỹ Đoàn Kịch Quảng Ninh từ trước tới nay đều "thích" đề tài về lực lượng CAND nói riêng, đề tài bình yên cuộc sống nói chung". Chính hình ảnh người chiến sỹ Công an nhân dân đã là tấm gương "Người thật việc thật" là chất liệu cho các nghệ sỹ sáng tạo..." - NSƯT Bằng Thái, Trưởng đoàn Kịch Quảng Ninh tâm sự
Với nhiều diễn viên, sự động viên lớn nhất chính là được khán giả nhớ đến vai diễn của mình
Chủ trương nâng cấp cải lương của TPHCM đang dần trôi sang năm thứ 9, thế nhưng tình hình cải lương vẫn không mấy sáng sủa hơn trước. Hiện nay, mỗi khi nhắc đến chuyện vực dậy nghệ thuật cải lương, ai nấy đều có chung cảm nhận: khó! Tại sao?