Đánh dấu chặng đường 30 năm ra đời, Câu lạc bộ Guitar cổ điển Phú Nhuận phối hợp với khoa guitar Nhạc viện TP.HCM tổ chức một chương trình guitar gala “Hội tụ 2010”. Đây có lẽ là guitar Gala “hoành tráng” nhất nước từ trước tới nay.

 

Từ trái qua: Nguyễn Thanh Huy, Huỳnh Bá Thơ, Nguyễn Trí Đoàn, Trần Hoài Phương trong chương trình “ Đêm guitar huyền thoại Tây Ban Nha” tại Viện bảo tàng lịch sử Hà Nội - Ảnh:  CLB guirar Phú Nhuận

Với “Hội tụ 2010”, lần đầu tiên các thế hệ guitar ở TP.HCM sẽ chơi trong cùng một chương trình. Lần đầu tiên có đủ hình thức biểu diễn từ độc tấu, song tấu, tam tấu đến hòa tấu bốn bè với gần 20 cầm thủ.

Ấn tượng để đời và làn sóng mộ điệu

Châu Đăng Khoa, một trong những thành viên sáng lập Câu lạc bộ Guitar Phú Nhuận, nhớ lại năm 1980 anh và một số bạn bè, hậu duệ của hai nhạc sĩ guitar tài danh Dương Thiệu Tước và Hoàng Bửu, muốn tìm một nơi biểu diễn để làm sân chơi hội tụ, đồng thời đáp ứng nhu cầu thưởng thức của công chúng. Dò hỏi nhiều nơi nhưng duy nhất chỉ có ban giám đốc Nhà văn hóa Phú Nhuận mở lòng chào đón, còn cử hẳn một cán bộ phụ trách, đưa chương trình biểu diễn guitar vào danh sách những hoạt động chính thức của nhà văn hóa.

Đêm đầu tiên ra mắt câu lạc bộ với nhạc sĩ Châu Đăng Khoa là một đêm không thể nào quên. Không chỉ vì đêm đó anh là một trong hai nghệ sĩ (người kia là Phùng Tuấn Vũ) được vinh dự có một chương trình độc tấu mở màn cho hoạt động của CLB, mà còn vì đó là một đêm mưa dông, cây phượng già trong sân nhà văn hóa bật gốc ngã đè đứt đường dây điện tưởng phải hủy bỏ đêm diễn.

Tuy nhiên, khán giả đầy ắp khán phòng không ai chịu dời gót. Họ đã ngồi lại để rồi bất ngờ được chìm say với một đêm nhạc “trong mơ” ngoài dự kiến. Mặc ngoài trời dông gió, bên trong tiếng đàn của hai guitarist trẻ vốn nổi tiếng tài hoa như uốn quyện vào sắc vàng ấm áp của ánh nến, trở nên lung linh, huyền ảo.

Ấn tượng “để đời” của đêm ra mắt cùng với sự xuất hiện tương đối đều đặn của những cầm thủ tài năng, ngoài Châu Đăng Khoa, Phùng Tuấn Vũ, còn có Trần Văn Phú, Đặng Văn Khôi, Nguyễn Thế Cường, Phùng Tuấn Khanh, Vũ Ngọc Giao, Lê Vĩnh, Bùi Thế Dũng, Dương Kim Dũng... đã tạo cho phong trào guitar TP lúc ấy một sự trỗi dậy mạnh mẽ.

Các thành viên câu lạc bộ thỉnh thoảng cũng rời “bản doanh” là Nhà văn hóa Phú Nhuận, đem tiếng đàn guitar đến với sinh viên các trường đại học. Người ta đua nhau học và rủ nhau đi nghe guitar, để rồi chỉ vài năm sau làn sóng mộ điệu tràn dâng đã đẩy câu lạc bộ đi đến một quyết định không thể chậm hơn là tổ chức cuộc thi tài năng trẻ guitar đầu tiên trong cả nước.

Và từ các cuộc thi tài này, một thế hệ cầm thủ tài năng mới của guitar đã xuất hiện, đó là Huỳnh Hữu Đoan, Nguyễn Trí Toàn, Nguyễn Trí Đoàn, Ngô Thị Minh, Trần Phương Quang, Nguyễn Thanh Huy, Huỳnh Bá Thơ, Bùi Tuấn Anh, Trần Hoài Phương...

Cho đến nay, điểm lại tất cả các gương mặt nghệ sĩ guitar tài năng từng góp mặt ở câu lạc bộ này, hầu hết đều xuất thân từ trường nhạc chính quy. Song nếu nhạc viện là nơi “sinh ra” thì Câu lạc bộ guitar Phú Nhuận chính là nơi “nuôi dưỡng” để họ được lớn lên từng ngày trong lòng công chúng. Những sinh viên guitar nào được các thầy cho ra “Phú Nhuận” có nghĩa là đã được chấm điểm ưu.

Những bông hoa trên “tuyến lửa”

Trong làng guitar, sự hiện diện của các cầm thủ nữ bao giờ cũng được xem là điểm nhấn lôi cuốn sự chú ý của công chúng. Không chỉ vì nét đẹp nữ tính bên cây đàn đượm chất đa tình, mà còn là những chông gai luôn được chôn giấu phía sau chiếc Tây ban cầm.

Sau sự lóe sáng ngắn ngủi vào thập kỷ 1980 của những Phạm Nguyễn Ca Dao, Trần Đức Hồng Lan, Trần Thị Minh Hạnh, Hoàng Thị Phi Loan, và đặc biệt một Ngô Thị Minh tài hoa sớm theo chồng bỏ cuộc chơi, nay gia tài nữ guitarist của TP chỉ còn lại hai người... rưỡi!

Đó là một Kim Chung với kỹ thuật reo dây thuộc hàng thượng thặng trong cả nước, một Phương Thảo mạnh mẽ, sôi nổi trong tiếng đàn lẫn trong cuộc sống và “một nửa” còn lại là Phương Thư. Khác với người chị song sinh Phương Thư bận lo chuyện chồng con nên thỉnh thoảng mới cầm đàn - Phương Thảo - hiện là giảng viên nhạc viện, luôn ở trong tư thế “đàn một bên và con một bên”, tranh thủ tập đàn lúc con đến trường hoặc khi bé đi ngủ. Các nữ cầm thủ này hiện là những bông hoa hiếm hoi còn sót lại của khu vườn guitar TP.

Một cuộc tình kéo dài suốt 30 năm thủy chung là niềm tự hào của Câu lạc bộ Guitar cổ điển Phú Nhuận, nơi bắc cầu tơ duyên cho thanh âm của một “đứa con bị từ chối” bởi dàn nhạc giao hưởng đến được trái tim người mộ điệu. 30 năm với nhiều thế hệ nghệ sĩ nối tiếp, với nhiều lớp người nghe trải dài theo năm tháng, 30 năm trung trinh một tình yêu nồng nàn với guitar.

Hội tụ 2010

Nhạc mục của hai đêm guitar gala (diễn ra lúc 20g ngày 23 và 30-11-2010 tại Trung tâm Văn hóa Phú Nhuận, 70-72 Nguyễn Văn Trỗi, TP.HCM) là những tác phẩm trải dài qua nhiều thời kỳ như cổ điển, lãng mạn, đương đại và tất nhiên không thể thiếu flamenco - loại hình dân ca vũ đặc trưng của Tây Ban Nha.

 Những tác phẩm kinh điển như Chủ đề và biến tấu trên chủ đề của Mozart (F. Sor - Introduction and Variationson a theme of Mozart), Asturias (I. Albeniz) hay Recuerdos de la A Alhambra (F.Tarrega) cho đến những nhạc phẩm của các tác giả chưa quen thuộc với khán giả VN như Jorge Morel, Isaias Savio hoặc như tổ khúc Carmen của G. Bizet sẽ lần đầu tiên được trình diễn qua guitar hòa tấu bốn bè... Chương trình hứa hẹn đem đến cho người nghe một dạ tiệc guitar tràn đầy niềm sảng khoái.

                                                                Theo Tuoi Tre

Các tin khác

Tiết mục văn nghệ tự biên, tự diễn của nhân dân xóm Tân Tiến trong ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2010.
Trường mầm non Hoa Mai (Đà Bắc) chăm lo cho thế hệ trẻ
Các nghệ sĩ đang tập dượt Chương trình Nam Bộ thành đồng
Không có hình ảnh

'Công chúa Ja Myung' đấu tranh giữa lý trí và tình yêu

Thông qua việc kể lại một chuyện tình có thật trong lịch sử, "Công chúa Ja Myung" đã khắc họa thành công những trăn trở thường trực trong tâm hồn con người ở mọi thời đại: sự dằn vặt, đôi co giữa lý trí và tình yêu.

"Người biến” anh thợ cắt tóc thành quý ông Đàm Vĩnh Hưng

Không ít lần than nghèo kể khổ về hành trình đi từ một anh thợ hớt tóc vỉa hè đến ông hoàng nhạc Việt nhưng những câu chuyện mà Đàm Vĩnh Hưng chia sẻ về một thời vất vả của mình vẫn khiến nhiều người xúc động và cảm phục. Mới đây, anh còn chia sẻ thêm một thông tin mới về người thầy đầu tiên và duy nhất trên con đường âm nhạc nhiều chông gai của mình.

Vì đâu nên nỗi ?

( HBĐT) - Long và Linh là hai người cùng quê, quen biết nhau khi học cùng trường đại học. Ban đầu quý mến nhau bởi tình đồng hương, dần dần giữa hai người đã nảy sinh tình yêu.

Di sản văn hóa Hội Gióng: Lễ hội độc nhất vô nhị

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc của Việt Nam đã chính thức được UNESCO tôn vinh và công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 16/11/2010. Cùng với 82 bia tiến sĩ ở Văn miếu Quốc Tử Giám được công nhận là Di sản Tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới; Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc là di sản thứ 3 của thành phố Hà Nội được UNESCO vinh danh trong năm 2010. 

Hoa hậu Trái đất 2010 - Sắc đẹp, trí tuệ, đạo đức

Cuộc thi Hoa hậu Trái đất 2010 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước. Nhân sự kiện này, Thanh Niên Online đã có buổi gặp gỡ ông Nguyễn Công Khế (ảnh) - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên - Trưởng ban tổ chức cuộc thi, về cuộc thi sắc đẹp lớn thứ ba trên thế giới này.

Vietnam’s Next Top Model: Học làm người nổi tiếng

Mục tiêu hướng tới hình tượng một siêu mẫu có nghĩa sẽ trở thành một người nổi tiếng. Và các thí sinh Vietnam's Next Top Model đã được học để chuẩn bị trở thành người nổi tiếng trong tương lai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục