Việc tu bổ di tích Ô Quan Chưởng được đặt ra cách đây hơn một năm, nhưng mới đây, công việc này mới được bắt đầu. Sau khi tiến hành tu bổ có nhiều dư luận trái chiều.
Thế mới là trùng tu!
Nhiều người cho rằng việc tiến hành trùng tu một di tích lịch sử văn hóa của thủ đô Hà Nội cách đây gần 300 năm, lại là một cửa ô duy nhất của thành Thăng Long xưa còn lại đến bây giờ, đã thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân, nên các cơ quan chức năng, các nhà khoa học, đơn vị thi công đều đã rất cẩn trọng trong việc nghiên cứu, khảo sát, rút kinh nghiệm các công trình trùng tu trước đây, tìm nguồn kinh phí... rồi mới tiến hành để tránh gây sốc trong dư luận. Vì thế công việc tiến hành vào sau Đại lễ là thích hợp nhất.
Ô Quan Chưởng là một trong 5 cửa ô của Hà thành xưa gồm: Ô Cầu Giấy, Ô Cầu Dền, Ô Chợ Dừa, Ô Đống Mác và Ô Quan Chưởng. Hiểu được giá trị lịch sử và văn hóa như vậy, năm 2009, Quỹ Bảo tồn văn hóa của Đại sứ Mỹ đã công bố quyết định tài trợ số tiền 74.500 USD cho dự án bảo tồn, tôn tạo Ô Quan Chưởng.
Về việc tu bổ di tích Ô Quan Chưởng, Ban Quản lý di tích và danh thắng (QLDT&DT) Hà Nội cho hay, Dự án Chống xuống cấp di tích này chủ yếu tập trung vào các hạng mục nhỏ, thay lại những cấu kiện không đúng với nguyên gốc, sửa lại những kiến trúc vật chất bị rêu phong ăn hỏng, lắp lại hai cánh cửa, lát đá phía bên trong cửa ô. Ban QLDT&DT đã phối hợp với Viện Bảo tồn di tích thuộc Bộ VH-TT&DL để tu bổ công trình này và tập trung xử lý triệt để các loại nấm mốc cùng các siêu khuẩn ăn vào gạch. Trong quá trình tu bổ, toàn bộ số gạch cũ không đúng niên đại của Ô Quan Chưởng đã được bóc ra, thay vào đó là gạch vồ, loại gạch được tìm thấy rất nhiều trong các đợt khai quật Thành cổ Hà Nội và đúng với loại gạch dùng để xây Ô Quan Chưởng xưa.
Ô Quan Chưởng. |
Thay áo hay làm mới?
Một số ý kiến cho rằng trùng tu có nghĩa là phải giữ nguyên hiện trạng, kể cả nước sơn, chỉ chống không cho xuống cấp hơn mà thôi. Nếu xây lại một phần hay thay gạch, quét sơn, đặc biệt là lớp vôi vữa hồ áo bên ngoài được trát bằng xi măng theo kiểu bê tông hóa, như vậy dễ gây cho người xem cảm giác bị làm mới. Một người dân sống cạnh đấy cho biết: Cũng có người khen làm mới cửa ô trông đẹp đấy. Nhưng “vẻ đẹp” của sự tân trang này trông như một bà già tóc bạc trắng vừa mới được “tô son, trát phấn”, vì nó tân kỳ quá.
Cũng có người phát biểu, điều dễ thấy nhất là hình ảnh rêu phong cổ kính của Ô Quan Chưởng xưa kia đã bị thay bằng hình ảnh của một chiếc cổng mới với chiếc “áo choàng” bằng loại vật liệu màu nâu vàng vừa được sơn trát, trông rất hiện đại. Giữa dãy phố cổ cũ kỹ của Hà Nội, giờ đây Ô Quan Chưởng như một cổng ô vừa được xây mới chứ không giống một di tích lịch sử - văn hóa vừa được tu bổ, tôn tạo. Nghe nói trùng tu Ô Quan Chưởng bằng việc tiếp thu công nghệ quốc tế, khắc phục các lỗi mà các lần trùng tu của các công trình khác, làm rất cẩn thận và tỉ mỉ, nghiên cứu kỹ để giữ lại hồn cốt của cửa ô duy nhất còn lại này… Thế nhưng bây giờ thì thất vọng quá, không thấy khắc phục tí nào mà lại thấy tệ hại hơn, chẳng khác nào lôi đống xi măng ra trét lại rồi sơn vàng lên, thế là trùng tu di tích.
Theo chúng tôi, sự lo lắng của mọi người đều có lý, nhưng có thể chưa hoàn toàn thống nhất với nhau được khái niệm trùng tu. Mặt khác, vết trượt về những lần trùng tu trước đối với các di tích như chùa Dâu, cổng thành cổ Sơn Tây, bốt Vườn hoa Hàng Đậu, thành nhà Mạc... đã để lại dư âm không mấy êm thuận trong dư luận, nên ai cũng hoài nghi về việc trùng tu Ô Quan Chưởng là có cơ sở thực tế.
Nhưng nếu có cái nhìn thoáng hơn sẽ thấy vấn đề không phải là trông mới quá so với di tích, mà quan trọng là diện mạo của nó có đúng và gần giống diện mạo của công trình đã tồn tại từ mấy thế kỷ trước hay không? Dường như mọi người chủ yếu chỉ quan tâm đến những cái đập vào mắt mình khi đi qua ngắm nhìn, như màu sơn mới quá, nhưng có thể tại thời điểm mới xây, màu vôi quét lên đúng là như thế thì sao? Cơ bản là những chi tiết, kết cấu của di tích không thay đổi làm quá khác so với trước khi trùng tu là được.
Tuy nhiên dù mới hay cũ bề ngoài, điều quan trọng là Ô Quan Chưởng vẫn phải giữ được hồn cốt lịch sử và văn hóa của nó là được, thế mới gọi là trùng tu chứ. Còn nếu muốn giữ nguyên cả nội dung kết cấu lẫn hình thức màu sơn thì quả là một sự đánh đố các nhà trùng tu và tốt nhất là để nguyên xi, phó mặc cho lũ siêu khuẩn, rêu phong, chuột, gián xử lý, cần gì phải trùng tu cho tốn công, tốn của lại mang tiếng là tiêu tiền dự án.
Theo Báo SKĐS
(HBĐT) - Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng trẻ do nhận thức về hôn nhân - gia đình chưa chín chắn nên mỗi khi nảy sinh mâu thuẫn thường cãi nhau, ly thân rồi đem đơn ra toà đòi ly dị.
( HBĐT) - Đến nay, toàn huyện Lương Sơn có trên 70% số khu dân cư và trên 76% hộ, 85,7% cơ quan, đơn vị, trên 95% trường học đạt danh hiệu văn hóa. Nhiều khu dân cư đã xây dựng nhà văn hóa làm nơi hội họp, sinh hoạt chính trị và tổ chức các hoạt động cộng đồng. Ngoài ra, nhân dân tích cực đóng góp tiền, ngày công để xây dựng cơ sở hạ tầng và tu sửa, nâng cấp các thiết chế văn hóa khác như: bê tông hóa đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, đầu tư trang thiết bị cho hoạt động của nhà văn hoá.
(HBĐT) - Trong những năm qua, thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá KDC”, chi bộ Đảng cùng Ban mặt trận KDC 25, phường Chăm Mát (TPHB) đã chú trọng triển khai CVĐ tới toàn thể nhân dân trong khu.
Điện ảnh thế giới coi Giáng sinh là một mùa hốt bạc lớn trong năm. Nhiều siêu phẩm được chuẩn bị sẵn để tung ra vào dịp này. Thị trường phim Việt Nam nhiều năm qua cũng đã bắt kịp dòng chảy chung của điện ảnh thế giới. Thông qua những đơn vị nhập khẩu của Việt Nam, những bộ phim lớn trên thế giới đã đến được với khán giả Việt Nam ngày càng sớm, có những phim được phát hành cùng lúc với các thị trường lớn nhất trên thế giới.
"Tôi muốn lưu lại hình ảnh của một Hà Nội tảo tần, lam lũ, một Hà Nội chưa bị đô thị hóa, chưa hiện đại hóa cấp tập như bây giờ. Tôi biết, nhiều người còn vương vấn, khôn nguôi nhớ về một Hà Nội trầm lắng, ân tình, tuy xô bồ vất vả, nhưng cũng rất bao dung, hiền hòa" - Phạm Nhuệ Giang nói về bộ phim truyện nhựa "Tâm hồn mẹ" do chị làm đạo diễn.
Nếu khác biệt về văn hóa và giá trị đã khiến đồng silinh bạc của nhà văn Anderson bị rủa xả đau đớn là thứ tiền giả, thì cũng chính những khác biệt ấy của văn hóa Việt lại được biên đạo Pháp chắt lọc và đối xử thật tử tế trong vở ballet Chuyện tình thành cổ.