(HBĐT) - Trong những năm qua, thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá KDC”, chi bộ Đảng cùng Ban mặt trận KDC 25, phường Chăm Mát (TPHB) đã chú trọng triển khai CVĐ tới toàn thể nhân dân trong khu.
Tuy có mặt hạn chế nhưng những kết quả đạt được trong quá trình xây dựng KDC văn hoá, tiên tiến, gia đình văn hoá tiêu biểu đã khơi dậy sức mạnh toàn dân thi đua thực hiện tốt 6 nội dung của CVĐ. Nếp sống văn hoá trong KDC được củng cố và nâng cao. Các TNXH bị đẩy lùi, nhất là tệ nạn ma tuý nhiều năm qua không phát sinh người nghiện mới..., góp phần đáng kể trong phát triển KT-XH, ANCT được đảm bảo, TTATXH trên địa bàn KDC được củng cố.
KDC 25 có 78 hộ gia đình, 319 nhân khẩu với 4 dân tộc: Kinh, Mường, Thái, Dao cùng chung sống. Thành phần dân cư chủ yếu là CB-CNVC và công chức đã nghỉ hưu, mất sức lao động. Chi bộ Đảng với 14 đảng viên và 40 đảng viên đương chức. Trong năm qua, nhân dân trong KDC chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện có hiệu quả hương ước, quy ước trong KDC. Hàng năm, nhân dân trong khu hoàn thành đầy đủ các loại thuế, đặc biệt, CVĐ quỹ “Vì người nghèo”, đền ơn - đáp nghĩa, khuyến học, quỹ người cao tuổi... Trong thực hiện CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhân dân trong KDC có nhiều việc “làm theo” hiệu quả, thiết thực, đó là phong trào tiết kiệm giúp phụ nữ nghèo, gia đình cô đơn..., trong mỗi gia đình cũng có những việc “làm theo” phù hợp như: tiết kiệm điện, nước, chi tiêu gia đình, việc cưới, việc tang theo nếp sống văn hoá. Công tác BVMT, vệ sinh công cộng, đường thông, hè thoáng, đảm bảo khu phố xanh - sạch - đẹp được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình. Thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ, nhiều năm liên tục trong KDC không có người sinh con thứ 3. Trẻ em dưới 6 tuổi được tiêm phòng đầy đủ. 100% trẻ em được đến trường đúng độ tuổi, không có trẻ em bỏ học. Hiện, KDC có 6 thạc sĩ, 85 cháu đang theo học các trường đại học, cao đẳng và trung cấp.
Bà Nguyễn Thanh Bùi, Trưởng ban mặt trận KDC 25 cho biết: Để phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” phát huy hiệu quả, trong năm tới, Ban mặt trận phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong KDC tuyên truyền, vận động nhân dân củng cố, xây dựng lối sống và môi trường văn hoá lành mạnh, kiên quyết bài trừ các TNXH, nhất là tệ nạn ma tuý không để phát sinh đối tượng nghiện mới. Tiếp tục phát động phong trào xây dựng đời sống văn hóa trong KDC, coi đó là mục tiêu, động lực để phát triển KT-XH.
Với những định hướng mới, sự chỉ đạo sát sao của chi bộ Đảng, cùng sự nỗ lực của nhân dân trong KDC, năm 2010, toàn khu có 71 gia đình văn hoá, chiếm 93,42%, trong đó có 3 gia đình đạt văn hoá ba năm liền (2008-2010), KDC đạt tiên tiến. Bình quân thu nhập đạt 19,5 triệu đồng/người/năm. KDC không còn hộ nghèo. Chi bộ Đảng nhiều năm liền đạt TS-VM.
Ngọc Anh
(HBĐT)- Tối 24/11, tại Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh đã diễn ra chương trình giao lưu thanh niên Việt Nam- Canada. Đến dự có đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn, Thành Đoàn và gần 100 thanh niên Việt Nam, Canada.
(HBĐT) - Hợp Thanh là một trong những xã thuộc vùng sâu- xa, đặc biệt khó khăn của huyện Lương Sơn. Cho đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, việc sản xuất lạc hậu phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, vì vậy cuộc sống của người dân còn bộn bề những khó khăn. Xác định phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, 10 năm qua xã đã đưa các hoạt động đi vào chiều sâu.
"Họ có những ý tưởng thật mới mẻ khi thể hiện tác phẩm của mình. Các góc máy rất lạ và đẹp, tuy phương tiện rất thô sơ, cách dựng phim cũng vậy, rất lạ và táo bạo"- đạo diễn Đinh Anh Dũng đánh giá các thí sinh cuộc thi Làm phim 48 giờ
Chùa Phổ Giác - một ngôi chùa cổ có nguồn gốc niên đại từ thời Hậu Lê, với những giá trị về lịch sử và kiến trúc đã được xếp hạng là Di tích quốc gia - đang được phá bỏ hoàn toàn để xây mới.
Trở lại với ý kiến về hai giả định nguồn gốc câu thơ của Nhà văn Nguyễn Hồng Thái tôi thấy cũng có lý bởi nó có chung số phận, một số phận tốt đẹp cho những câu văn câu thơ hay được truyền kỳ qua nhiều đời mà nhiều khi người ta quên mất nguồn gốc sinh ra nó hoặc nó được chiêu tuyết qua những tài năng khác để trở thành của chung như người đời đã định danh là ca dao...
Một nhược điểm cố hữu của những người làm sách thiếu nhi ở Việt Nam chính là lối tư duy mơ hồ, bó hẹp, định hình diễn biến, quá tập trung vào một góc nhìn.