Nhắc đến điện ảnh, nhiều người chỉ nghĩ đến những bộ phim "bom tấn", phim kinh điển. Nhưng điện ảnh, đôi khi còn là tác phẩm của những bạn trẻ vẫn còn tay giấy tay bút dưới mái trường phổ thông. Sự trải nghiệm điện ảnh từ sớm không đưa tất cả tới điện ảnh chuyên nghiệp, nhưng chắc chắn sẽ góp phần hình thành những lớp khán giả biết thưởng thức nghệ thuật thứ bảy.

 

"Chúng ta làm phim" là một dự án điện ảnh học đường chính thức triển khai từ năm 2009, do Quỹ Hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh (TPD) - Hội Điện ảnh Việt Nam khởi xướng, được sự tài trợ chính của Quỹ Ford. Dự án hướng tới mục tiêu đưa kiến thức điện ảnh vào nhà trường, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên bước đầu làm quen với công việc làm phim.
 

Đối tượng tham gia "Chúng ta làm phim" là học sinh lớp 6, 7, 8, 10, 11, sinh viên đại học và cao đẳng. Từ nay tới hết ngày 30-12, dự án tuyển sinh cho 4 lớp - 80 học viên. Chương trình gồm 8 buổi phim truyện và 8 buổi phim tài liệu, mỗi tuần một buổi vào sáng hoặc chiều chủ nhật. Thông tin tuyển sinh được đăng tải tại website http://chungtalamphim.vn/.
Chỉ trong một thời gian ngắn, gần 20 lớp học đã được tổ chức, tạo điều kiện cho hàng trăm bạn trẻ yêu thích điện ảnh có cơ hội kể câu chuyện của mình bằng hình ảnh. Kết quả trông thấy được của dự án, ngoài 60 phim tài liệu và 10 phim truyện ngắn từ 3 đến 18 phút còn là một phim truyện video xuất hiện trên chương trình Rubic 8 - VTV3 mang tên "Tươi tắn". Ngoài ra, "Mẹ và con" - bộ phim tài liệu của đạo diễn Phan Huyền My - đã giành được giải thưởng đặc biệt của Ban giám khảo TPD. Bộ phim này còn được Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật điện ảnh Mỹ chọn để chiếu trong Tuần lễ phim Việt Nam tại Mỹ vào đầu tháng 11 vừa qua.

Tất nhiên, vẫn còn những "định kiến" quanh "Chúng ta làm phim"; có người cho rằng học điện ảnh là điều hão huyền đối với học sinh phổ thông, số lượng đầu phim làm ra quá ít so với số lượng học viên được tuyển chọn... Nhưng điện ảnh là thế, vốn không chấp nhận những gì qua loa đại khái. Mỗi bộ phim là kết tinh cả tài năng, sự đam mê và cả những nỗ lực không ngừng của các bạn trẻ.

Vì lẽ đó, "Chúng ta làm phim" không có nhiều tham vọng, chỉ là mong điện ảnh trở nên gần gũi hơn, thiết thực hơn, thật trong trẻo và  tươi mới. Phương pháp học là đi thẳng vào thực hành, không bắt buộc ghi chép để giúp các nhà làm phim giữ nguyên được ý tưởng và ngôn ngữ sáng tạo của riêng mình. Mục tiêu hướng tới trong tương lai gần là xây dựng một cộng đồng trẻ yêu thích phim, những người sau này sẽ là khán giả có hiểu biết nhất định với nghệ thuật thứ bảy. Trong số ấy, hy vọng sẽ có người làm điện ảnh chuyên nghiệp, trở thành những tài năng thực sự, đóng góp cho điện ảnh Việt Nam trong 20-30 năm nữa.

Lại bắt đầu một mùa tuyển sinh mới của "Chúng ta làm phim". Phim hay - dở, có được giải hay không được giải không quan trọng bằng việc được kể câu chuyện theo cách riêng của mình. Những gì các bạn trẻ học được từ đây không chỉ là hành trang để bắt đầu con đường làm phim chuyên nghiệp, mà còn là cơ hội tu rèn sự kiên nhẫn, tính kỷ luật, khả năng hợp tác - những đức tính cần thiết cho cuộc sống cũng như nghề nghiệp của mỗi người trong tương lai.
 
                                                      Theo Bao HaNoiMoi

Các tin khác


Xã Quang Tiến sôi nổi xây dựng đời sống văn hóa

Cuối năm 2023, tuyến đường nối giữa 2 cụm dân cư thuộc xóm Đoàn Kết 1, xã Quang Tiến (TP Hoà Bình) được mở mới và cứng hóa thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu, giao thương của nhân dân.

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Khai mạc Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024

Chiều 16/5, tại Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An đã diễn ra lễ Khai mạc Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024. Đây là chương trình nghệ thuật do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An tổ chức nhằm Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024).

Tuyên truyền, giới thiệu những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho học sinh

Ngày 15/5, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức tuyên truyền, giới thiệu giá trị nội dung di tích lịch sử cách mạng Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa và những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho 100 học sinh Trường TH&THCS Bãi Lạng (Lương Sơn).

Ra mắt sách “Từ Việt Bắc về Hà Nộii” trong bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”

Tiểu thuyết "Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập "Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Huyện Lạc Thủy quan tâm bảo vệ di sản văn hóa

Huyện Lạc Thuỷ có nhiều lợi thế xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch văn hoá, sinh thái, thắng cảnh, lễ hội… Văn hóa tâm linh là thế mạnh của du lịch huyện. Từ khi Luật Di sản văn hóa (DSVH) được ban hành, huyện luôn chấp hành tốt, nghiêm cấm các hành vi xâm hại tới DSVH, làm sai lệch DSVH; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại DSVH; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Ấn tượng Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn năm 2024

Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn được duy trì và tổ chức thường niên vào tháng 3 âm lịch. Đây là thời điểm giao thoa giữa mùa Xuân với mùa Hạ, việc tổ chức lễ hội vừa để nhân dân vui hội, vừa rèn luyện kỹ năng sinh tồn như câu ngạn ngữ "cơm cày, cá kiếm”. Đây là lễ hội dân gian gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang dấu ấn của nền văn minh Việt cổ, lễ hội là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của người Mường Tló.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục