Một trong những poster phim “Cánh đồng bất tận”

Một trong những poster phim “Cánh đồng bất tận”

Sau khi bộ phim “Cánh đồng bất tận” công chiếu, tạo được sự chú ý từ dư luận, gần đây nhà sản xuất phim đã gặp phải sự phản ứng khá gay gắt từ một nhà nhiếp ảnh trẻ, người được coi là tác giả của những hình ảnh trên các tấm poster quảng cáo phim “Cánh đồng bất tận”, nhưng lại không được để tên trên tác phẩm của mình, thay vào đó là tên người khác… Vụ tranh cãi khiến dư luận quan tâm vì hầu như chưa có tiền lệ tương tự trong lĩnh vực này.

 

Đặng Minh Tùng là nhà nhiếp ảnh trẻ được Hãng phim Việt thuê ghi lại nhật ký đoàn phim “Cánh đồng bất tận” bằng hình ảnh. Sau khi bộ phim hoàn thành, công chiếu, điều gây bức xúc cho nhiếp ảnh gia này là toàn bộ hình ảnh trên các tấm poster là của anh nhưng lại đề tên nhà nhiếp ảnh Trần Huy Hoan. Trước sự việc này, khá nhiều nghệ sĩ trong giới nhiếp ảnh đã đứng về phía Minh Tùng, riêng anh cho biết nếu phía nhà sản xuất không trả lời thỏa đáng sẽ đưa sự việc ra pháp luật.

Sau khi sự việc lùm xùm khoảng 10 ngày qua, mới đây Hãng phim Việt, nhà sản xuất “Cánh đồng bất tận”, đã chính thức lên tiếng. Theo hãng phim này, căn cứ vào bản hợp đồng lao động thời vụ ký ngày 23-11-2009 giữa hãng và Đặng Minh Tùng, người chụp ảnh hiện trường cho đoàn phim được hưởng tiền thù lao, còn Hãng phim Việt sẽ là chủ sở hữu và đăng ký bản quyền toàn bộ các bức ảnh; Đặng Minh Tùng không được phép lưu giữ các hình ảnh chụp ở hiện trường, phải đảm bảo bàn giao toàn bộ hình ảnh trong thẻ nhớ, ổ đĩa cứng cho hãng phim, cũng như không được phát tán và lưu hành ra ngoài công chúng; Hãng phim Việt được toàn quyền sử dụng toàn bộ hình ảnh mà Đặng Minh Tùng thực hiện tại hiện trường phim cho bất kỳ một mục đích nào của mình (trừ mục đích vi phạm pháp luật).

Về việc ghi tên tác giả trên tác phẩm, hãng này cho biết: “Một bộ phim, nếu hoàn thành được cần có nỗ lực và công sức đóng góp của cả một tập thể với hàng trăm con người. Theo thông lệ, trong một bộ phim, danh sách đoàn làm phim sẽ được ghi trong phần “Credit” (phần cuối sau khi bộ phim kết thúc), và tên của Đặng Minh Tùng được ghi rõ với chức danh “nhiếp ảnh”.

Theo hãng này, định nghĩa và thông lệ về poster phim và ảnh hiện trường của phim tại Việt Nam và trên toàn thế giới thì poster phim chỉ có ghi tên một số những thành phần chính tham gia đoàn phim với mục đích quảng cáo. Thông lệ về poster phim trên thế giới cũng như tại Việt Nam, không đưa thông tin về người chụp ảnh, người thiết kế, cũng như không đưa hết tên tuổi của những người tham gia đóng góp xây dựng bộ phim.

Việc nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan được ghi tên trong poster là vì: “Tác giả này tham gia vào bộ phim không phải chỉ là một nhiếp ảnh gia thông thường chụp ảnh studio và hiện trường (trong thời gian chọn cảnh trước khi quay phim và một số ngày trong khi quay phim) mà còn giúp đạo diễn tạo hình một số nhân vật và trong những cảnh quay đặc biệt… Một chữ “nhiếp ảnh gia” cũng chưa đủ để nói những việc ông đã làm cho bộ phim, vì vậy chúng tôi trân trọng đặt tên ông lên poster phim”. 

Hãng phim Việt đưa ra bằng chứng theo Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan: “Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh hay tương tự như điện ảnh không được coi là tác phẩm nhiếp ảnh mà là một phần của tác phẩm điện ảnh đó”, bởi những bức ảnh này không phải là tác phẩm nhiếp ảnh chứa đựng tính sáng tạo của nhà nhiếp ảnh  tạo ra nó.

Hãng này khẳng định, sự sáng tạo của một bức ảnh hiện trường phim không phải là sự sáng tạo của riêng nhà

                                                                            Theo SGGP


° Nhà nhiếp ảnh Đặng Minh Tùng: “Tôi hiểu quyền lợi của mình và muốn người ta trả lại những cái mà tôi xứng đáng được hưởng… Theo tôi được biết, anh Trần Huy Hoan đã chụp những bức ảnh riêng làm poster nhưng không hiểu vì sao lại chọn hình của tôi. Gần chục tấm poster đều là hình của tôi, không có bức nào do anh Hoan chụp. Anh Hoan chỉ là người thiết kế. Như vậy, dưới những tấm poster này, nhà sản xuất phải đề: Designer: Trần Huy Hoan, Nhiếp ảnh: Đặng Minh Tùng. Đằng này, họ chỉ đề: Nhiếp ảnh Trần Huy Hoan. Điều đó khiến khán giả dễ nhầm tưởng người chụp tấm hình là anh Hoan”.

° Ông Lê Xuân Thăng, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh TPHCM: “Người nào chụp thì tác quyền của họ, dù ai mượn với bất cứ lý do gì cũng phải đề tên tác giả. “Đặng Minh Tùng là hội viên Hội Nhiếp ảnh TPHCM, nên nếu tác giả có văn bản yêu cầu, chúng tôi sẽ tìm hiểu kỹ vấn đề và sẽ bảo vệ quyền lợi hội viên, gửi kiến nghị đến các đơn vị có liên quan”.

(Theo VnExpress

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Bức tranh lụa

Trùng tu hay “làm mới” di tích?

Việc tu bổ di tích Ô Quan Chưởng được đặt ra cách đây hơn một năm, nhưng mới đây, công việc này mới được bắt đầu. Sau khi tiến hành tu bổ có nhiều dư luận trái chiều.

Chất lượng giọng ca thắng thế

Sau đêm thi ca khúc tự chọn diễn ra tối 28-11, cuộc thi Ngôi sao Tiếng hát Truyền hình 2010 đã xác định được 3 gương mặt xuất sắc nhất bước vào đêm chung kết xếp hạng: Đoàn Phương Thảo, Đỗ Xuân Sơn và HZina Bya. Đây là 3 thí sinh được hội đồng nghệ thuật đánh giá cao về chất lượng chuyên môn.

Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động Thư viện cấp cơ sở

(HBĐT)- Những năm qua, được sự quan tâm của ngành VH-TT&DL, UBND các huyện, thành phố, hệ thống thư viện từ tỉnh đến cơ sở đang từng bước ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần khẳng định thư viện là một thiết chế văn hóa không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế ở địa phương.

Dạy con gái khi bước vào tuổi trưởng thành

(HBĐT)- Năm nay, con gái chị Phương đã nước vào tuổi 16, cô bé có khuôn mặt xinh xắn, dễ thương giống mẹ, nhưng tính nết thì lại khác mẹ một trời, một vực. Chị là người phụ nữ dịu dàng, đảm đam vậy mà con gái chị thì xốc nổi, bộp chộp lại vụng về. Đã thành thiếu nữ rồi mà cô bé chưa biết nấu lấy một bữa cơm cho gia đình.

Tân Lạc: Ngăn chặn BLGĐ - sự vào cuộc của cả cộng đồng

(HBĐT) - Vừa qua, chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, người dân xã Đông Lai (huyện Tân Lạc) chứng kiến 2 vụ bạo hành dã man chồng đánh vợ, trong đó có 1 vụ nạn nhân chết tại chỗ với đứa con 5 tháng tuổi trong bụng. Bạo hành gia đình đang là thực trạng đáng báo động. Tại huyện Tân Lạc, được sự giúp đỡ của trung tâm CSAGA, các cấp hội phụ nữ, nông dân huyện đã bước đầu thành công trong ngăn chặn bạo lực gia đình nhờ sự vào cuộc của cả cộng đồng.

Ly hôn, vẫn cần sự chung tay nuôi dạy con

(HBĐT) - Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng trẻ do nhận thức về hôn nhân - gia đình chưa chín chắn nên mỗi khi nảy sinh mâu thuẫn thường cãi nhau, ly thân rồi đem đơn ra toà đòi ly dị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục