Cuộc thi viết về đề tài "Vì An ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống" lần này đã thu hút được một số lượng lớn các tác phẩm dự thi của nhiều cây bút trẻ, dù ít dù nhiều, họ đã làm nên không khí văn chương sôi nổi và đa diện cũng như một cách nhìn mới với một đề tài vốn được coi là dành cho những nhà văn lão làng.
Cuộc thi viết về đề tài "Vì An ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống" do Bộ Công an, NXB Công an nhân dân phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức trong 3 năm 2007-2010 đã nhận được 165 tác phẩm truyện, ký tham gia dự thi và chọn lựa được 16 tác phẩm vào chung khảo. BTC cũng đã "điểm mặt" được 2 giải nhất, 4 giải nhì, 4 giải ba và sẽ tổ chức trao giải vào cuối tháng 12/2010. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ba nhà văn trẻ: Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn Đình Tú và Di Li, những người đã tham gia và đoạt giải trong cuộc thi này. - Thưa các anh chị, một trong những đề tài xưa nay vốn được coi là địa hạt của các nhà văn lão làng là đề tài Vì An ninh Tổ quốc, cách gọi ngắn gọn là đề tài hình sự, thì nay được tận dụng và khai thác rất đa dạng dưới mọi góc nhìn của các nhà văn trẻ. Các anh chị đã tìm hiểu và gắn bó với đề tài này như thế nào? - Nguyễn Đình Tú: Tôi vốn là người học luật và công tác ở một cơ quan bảo vệ pháp luật cho nên, tôi có những ám ảnh trong lịch vực này. Không chỉ hình ảnh của những người thực thi pháp luật như Công an, Tòa án, Viện kiểm sát và những chiến công, những hy sinh thầm lặng của họ tôi đã được chứng kiến, và thậm chí, từng là người trong cuộc, cho nên việc viết ra nó chỉ là vấn đề thời gian.
Nhà văn Nguyễn Đình Tú.
- Di Li: Tôi thích những câu chuyện ly kỳ, hồi hộp, có tính logic cao của thể loại trinh thám và đúng lúc Trại Hoa Đỏ ra đời thì cuộc thi "Vì An ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống" của Bộ Công an và NXB CAND phối hợp với Hội Nhà văn cũng bắt đầu thu hút bản thảo tham dự. Tác phẩm của tôi may mắn rơi vào đúng vào dịp ấy. Và nhà văn Trần Thanh Hà là biên tập viên của NXB đã khuyên tôi nên đăng ký tham dự. Trại Hoa Đỏ từ lúc còn là ý tưởng chưa có nhân vật Cảnh sát hình sự Phan Đăng Bách. Chị Hà có nói rằng tôi nên đưa thêm tuyến nhân vật này vào cho phù hợp với nội dung cuộc thi. Và hình tượng chiến sĩ Phan Đăng Bách ra đời trong tác phẩm của tôi.
- Nguyễn Xuân Thủy: Tôi dường như có duyên nợ với lực lượng Công an. Ở lĩnh vực báo chí tôi cũng cộng tác từ khá lâu với Báo An ninh thế giới. Ngoài ra khi ngành "có việc" tôi cũng hay được mời tham dự. Còn việc đến với cuộc thi tiểu thuyết và ký về đề tài "Vì bình yên cuộc sống" cũng là một sự tình cờ. Bắt đầu là khi Bộ Công an phối hợp với Hội Nhà văn phát động cuộc thi, nhà văn Trần Thanh Hà đã có lời mời. Tôi thấy cũng có khá nhiều tác giả trẻ tham gia như Di Li, Đỗ Doãn Hoàng, Nguyễn Văn Học... Nhà văn Nguyễn Đình Tú đã rủ tôi tham gia và giục làm đề cương ngay, và thế là tôi quyết định nhập cuộc với đề tài Internet và những hệ lụy từ nó.
- Có nghĩa cuộc thi là một cú hích quan trọng để các tác phẩm dài hơi của các anh chị ra đời sau những nhu cầu tự thân của nghề viết?
- Nguyễn Đình Tú: Chính xác đó là một cú hích. Tôi là người được mời tham gia viết về các cuộc vận động sáng tác trong lực lượng Công an như tham gia viết về đề tài giao thông, ma túy, nhưng đó chỉ là những bài viết nhỏ lẻ. Cuộc thi làm một cú hích để tôi có cơ hội viết những cuốn tiểu thuyết dài hơi của mình.
- Nguyễn Xuân Thủy: Viết với tôi luôn là một nhu cầu tự thân. Còn việc nó "cộng hưởng" với một cuộc thi nào đó thì càng tốt. Các cuộc thi cũng có vai trò tích cực, chẳng hạn như nếu chưa nhận lời tham dự cuộc thi thì có thể tôi sẽ làm việc chậm hơn, ì ạch hơn, còn khi đã nhận lời thì mình sẽ tăng phần trách nhiệm, thúc đẩy mình, nhắc mình chăm chút cho tác phẩm. Cuộc thi có tác dụng kích thích, như một đích đến đặt ra ở phía trước, nhưng khi viết, không gian sáng tạo của nhà văn không vì thế mà bị ảnh hưởng.
- Di Li: Thậm chí trước đó tôi còn xa lạ với các cuộc thi. Còn nhớ vài năm trước tôi gửi hai truyện lên Tòa soạn Văn nghệ Quân đội chỉ để được in báo, không ngờ lại rơi vào cuộc thi, và tôi được một giải. Tôi vẫn nói đùa rằng mình rất có duyên với lực lượng vũ trang nhân dân (cười). Trước giờ, Công an và Quân đội là hai lĩnh vực hoàn toàn xa lạ đối với tôi.
- Viết về đề tài An ninh để vừa đáp ứng tiêu chí cuộc thi, vừa để là một tác phẩm văn chương không phải dễ. Những tác phẩm của các anh chị đã được khai thác ở khía cạnh như thế nào về tình hình tội phạm trong sự hư cấu của văn chương?
- Nguyễn Xuân Thủy: Mỗi nhân vật tiểu thuyết đều có một thân phận. Tôi quan tâm đến tính người của nhân vật, hành trình tha hoá, hành trình đến với cái ác của nhân vật, cũng đồng nghĩa với việc nhân vật trở thành tội phạm. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình đang viết một cuốn sách hình sự cả thì sẽ thành công. Tôi luôn coi yếu tố hình sự gần như là một công cụ trong quá trình sáng tạo. Việc tiếp xúc với các phạm nhân đang thụ án, trò chuyện với họ cho tôi thấy rằng, ranh giới giữa việc phạm tội hay không phạm tội là cực kỳ mong manh. Bất cứ ai đều có thể trở thành tội phạm, vì thế, việc vào tù chẳng phải là một điều gì ghê gớm. Có yếu tố may rủi mang tên số phận vượt lên mọi ranh giới của đạo đức và luật pháp.
Nhà văn Di Li. |
- Di Li: Ba tuyến vụ án trong tiểu thuyết của tôi liên quan đến nhiều vụ án mạng. Tôi tập trung khai thác khá kỹ về tâm lý tội phạm và một số kỹ thuật hình sự, tất nhiên là dựa trên tính chất hư cấu của văn học. Tuy nhiên cho đến giờ tôi cũng mừng vì chưa có bất kỳ lời phê bình nào về phần kỹ thuật hình sự trong tác phẩm của tôi.
- Nguyễn Đình Tú: Đó là một thách thức lớn đối với hầu hết các nhà văn khi tham gia viết đề tài hình sự. Điều quan trọng là muốn đạt được chất lượng văn học, đòi hỏi nhà văn phải xây dựng được những nhân vật điển hình. Trong tác phẩm "Phiên bản" tôi mã hóa hình ảnh của các chiến sĩ Công an nhân dân là vầng trăng. Đó là hình ảnh tượng trưng cho cái thiện để mỗi khi đối thoại, những tên tội phạm nhận ra một phần lương tri để thức tỉnh.
- Trong ba năm cuộc thi diễn ra, các anh chị đã có kỷ niệm gì sâu sắc về lực lượng Công an trong quá trình tham gia trại viết cũng như trong quá trình hoàn thiện tác phẩm?
- Di Li: Ngoài cuộc thi này tôi còn tham dự cuộc thi do Công an TP Hà Nội tổ chức. Trong những lần đi thực tế thì có một số đồng chí Công an coi tôi là nhà văn viết về ngành. Điều này thật thú vị. Tôi đã tham gia hai trại sáng tác ở Đà Lạt (2009) và Nha Trang (2010), thực sự thấy cảm động vì nhà xuất bản rất quan tâm đến tinh thần sáng tác của người viết.
- Nguyễn Đình Tú: Trong lần đi trại viết ở Sầm Sơn (Thanh Hóa) tôi đã đến ba trại giam, đặc biệt là có một phân khu dành cho các nữ phạm nhân, sau này, trong "Phiên bản" của tôi có hình tượng của những nữ tù nhân này. Tôi cho rằng, các trại viết cực kỳ quan trọng bởi thông qua các đợt đi thực tế, các nhà văn sẽ tìm hiểu được một cách tường tận cách điều tra, phá án, đánh án của các chiến sĩ Công an, bởi vậy, những trang viết của mình sẽ sâu sắc hơn.
- Nguyễn Xuân Thủy: Có lẽ kỷ niệm đáng nhớ nhất là tôi đã được cùng với các nhà văn khác đi thực tế tại một số trại giam của Bộ Công an khi dự trại sáng tác tại Sầm Sơn. Tôi thực sự bị ám ảnh khi tiếp xúc với tội phạm vị thành niên trong những vụ án có liên quan đến Internet. Nhiều em coi việc giết người nhẹ như lông hồng với những lý do vô cùng lãng xẹt. Dù phạm tội giết người nhưng khi bị bắt ngồi trong trại giam rồi các em vẫn không một chút băn khoăn tự vấn. Đau lòng hơn, nạn nhân bị giết trong một số trường hợp lại chính là người thân, ông bà, bố mẹ của bị cáo. Sự vô cảm trước cái ác đã ở mức báo động. Chính từ sau cánh cửa nhà tù, tôi đã cảm nhận được sức mạnh của Internet, của game bạo lực đã làm biến dạng con người ghê gớm như thế nào. Cảm nhận đó đã hỗ trợ tôi trong việc xây dựng hình tượng nhân vật chính trong "Sát thủ online".
- Trân trọng cảm ơn các anh chị!
Theo CAND
Tối 11-12, tại Nhà hát Truyền hình TPHCM sẽ diễn ra chương trình “Hành trình ước mơ” do Đài Truyền hình TPHCM phối hợp cùng Công ty Đông Tây Promotion tổ chức nhân kỷ niệm 5 năm “Ngôi nhà mơ ước” và 3 năm “Câu chuyện ước mơ”.
Một loạt ca sĩ ca sĩ hải ngoại đang đổ xô về nước trình diễn dịp cuối năm. Ngoài lý do muốn được đem tiếng hát cho đồng bào mình thì mục tiêu hát để kiếm cát-xê hấp dẫn cũng là "miếng mồi" khó cưỡng của nhiều ca sĩ hải ngoại.
Ðược thành lập khi cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Nhơn An (huyện An Nhơn - Bình Ðịnh) vốn là một xã thuần nông. Ðồng ruộng Nhơn An rộng rãi, đất tốt, quanh năm đủ nước, không phải đóng gàu sòng gàu dai, tát nước dài tay như ở các xã lân cận. Làm xong hai vụ lúa - tháng 3 và tháng 10, là bà con nông dân có thời gian nông nhàn, và các nghề phụ cũng theo đó phát triển...
(HBĐT)- Đang lục tìm tài liệu để chuẩn bị cho cuộc họp tới, tiếng chuông điện thoại của Hiền reo vang. Số máy lạ, Hiền vừa cất tiếng alô phía bên kia đã bắt đầu lời thoại. Có phải Hiền vợ Dũng đấy không? Tôi là Tấn, chồng của Hạnh... Tôi có chuyện cần nói với chị.
Sau nhiều lần dời ngày công chiếu, ngày 9-12, phim “Vượt qua bến Thượng Hải” đã chính thức ra mắt khán giả tại Hà Nội. Khác hẳn so với thường lệ khi công chiếu phim trong nước, khán phòng Trung tâm Chiếu phim quốc gia chật kín. Có thể nói, “Vượt qua bến Thượng Hải” đã vượt qua cách làm phim lịch sử về lãnh tụ thông thường, khắc họa được một lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc gần gũi, rất đời.
Vòng bầu chọn diễn ra từ ngày10-12-2010đến hết ngày10-1-2011. Nghệ sĩ, tác phẩm nào có số phiếu bầu chọn cao nhất của bạn đọc sẽ đoạt giải Mai Vàng. Giải thưởng dành cho bạn đọc: 39 triệu đồng