Dù phát sóng khi năm kỷ niệm đại lễ đã qua, nhưng Về đất Thăng Long vẫn còn đó tính thời sự, khi bộ phim lịch sử về vua Lý Công Uẩn này chạm vào những số phận, tâm trạng rất gần gũi với đời sống hôm nay.
Một số bộ phim làm về đề tài Lý Công Uẩn mà gần đây nhất là phim truyện nhựa Khát vọng Thăng Long, thêm một lần nữa nhân vật lịch sử này được thể hiện trong bộ phim truyền hình dài 40 tập mang tên Về đất Thăng Long (ĐD Trần Ngọc Phong, Đinh Thái Thụy, Lê Chí Bửu), phát sóng đầu năm 2011.
Nếu ở Khát vọng Thăng Long, câu chuyện về Lý Công Uẩn bắt đầu từ thuở thiếu thời của nhân vật này, còn trong Về đất Thăng Long, chuyện phim bắt đầu bằng lễ tịch điền ở ngoại ô thành Hoa Lư, khi Lý Công Uẩn đã là thân quân của nhà Tiền Lê.
Chỉ lấy cảm hứng từ những ghi chép ngắn gọn của sử gia Ngô Sĩ Liên trong bộ sử Đại Việt sử ký toàn thư, nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân đã "gột nên hồ" một kịch bản đầy ắp hành động. Phạm Thùy Nhân một mặt bám sát những ghi chú thành văn trong bộ sử nổi tiếng để dựng nên bộ khung chắc chắn cho kịch bản, đồng thời hư cấu thêm sự kiện cùng hơn
10 nhân vật có tên để thúc đẩy các tuyến tư duy, hành động.
Không gian lịch sử chính thống thường thấy trong một bộ phim lịch sử, do đó đã "nhẹ" hơn nhờ những nhân vật và tình huống mới lạ được đan cài.
Diễn tiến xương sống của bộ phim là cuộc đối đầu phức tạp giữa Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn (Lý Hùng đóng) với vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê nổi tiếng tàn bạo, dâm đãng và điên rồ bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam - Lê Long Đĩnh (Lâm Minh Thắng), cũng từ đây trở nên ly kỳ hơn.
Trong hàng loạt sự kiện được thêm thắt như Lê Long Đĩnh đến chùa Kiến Sơ bị hành thích được Lý Công Uẩn giải cứu, hoàng tử út Lê Long Đề (Minh Anh) tư thông với hoàng hậu Ngọc Lâm (Cao Thùy Dương)..., thì tình tiết hư cấu đáng chú ý nhất của bộ phim là việc Lê Long Đĩnh đổ bệnh vì truy hoan với một chục người đẹp ngoại quốc.
Nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân cho rằng những chi tiết hư cấu để tăng độ hấp dẫn cho bộ phim này hoàn toàn chấp nhận được, vì tất cả có sự hòa lẫn hợp lý vào các sự kiện lịch sử có thật, không hề mâu thuẫn với những ghi chép của sử gia Ngô Sĩ Liên trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư.
Trong những nhân vật cá tính được hư cấu thêm, đáng chú ý có quận chúa Tầm Xuân (Kim Tuyến) - cô cháu gái thông minh, xinh đẹp của nhân vật có thật trong lịch sử là quan Chi hậu Đào Cam Mộc. Nàng yêu thầm Lý Công Uẩn và về sau được đền đáp bằng một vị trí trong hàng ngũ sáu hoàng hậu của vua Lý.
Hoặc nhân vật đào nương Thiên Hương (Nhật Kim Anh), người tìm cách hành thích Lý Công Uẩn vì cho rằng ông là kẻ giết cha mình, nhưng khi nàng nhận ra và tiếp cận được thủ phạm Lê Long Đĩnh thì cũng là lúc ca nương tài sắc của Hoa Lư thành chết dưới lưỡi kiếm.
Những nhân vật hư cấu này được xây dựng có sắc thái riêng, cân đối, hòa nhịp với các nhân vật chính. Tất cả 80 nhân vật chính, phụ trong phim đã không còn là những cái bóng bảng lảng của quá quãng, mà đó là những con người có số phận, tâm trạng, gần gũi với khán giả hôm nay.
Chính vì lẽ này mà cố vấn lịch sử của Về đất Thăng Long - nhà văn, biên kịch có tiếng Văn Lê, cho rằng: "Cái mới lạ của kịch bản là tác giả đã làm cho các nhân vật bị bóng mờ lịch sử che phủ trở nên rất con người với niềm vui và nỗi đau trước sự quay cuồng của những biến động, mà người xem có thể cảm nhận được một cách gần gũi. Tác giả phân tích, mổ xẻ những dục vọng để lý giải động cơ hành động của nhân vật. Do đó Về đất Thăng Long không chỉ đơn thuần mô phỏng lịch sử, mà còn là một trình bày triết học về thân phận con người"
Theo VietNamnet
Đầu năm 2011, bộ phim mới Ma thuật ngoại truyện (Life Is A Miracle) của đạo diễn Trung Quốc Cố Trường Vệ kể về một mối tình lãng mạn đầy cay đắng của 2 người trẻ nhiễm AIDS sẽ có mặt ở rạp chiếu ở Đại lục. Phim do Chương Tử Di và Quách Phú Thành thủ vai chính. Điều đáng nói là dự án điện ảnh này có sự tham gia của 6 người dương tính với HIV và cuộc đời của họ đã được ghi lại trong phim tài liệu Together.
Cuộc thi viết về đề tài "Vì An ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống" lần này đã thu hút được một số lượng lớn các tác phẩm dự thi của nhiều cây bút trẻ, dù ít dù nhiều, họ đã làm nên không khí văn chương sôi nổi và đa diện cũng như một cách nhìn mới với một đề tài vốn được coi là dành cho những nhà văn lão làng.
Chào mừng Hội nghị tổng kết bốn năm thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và Ðại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII, tối 12-12, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân, Vụ Báo chí, Ban Tuyên giáo T.Ư, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà xuất bản QÐND, Ðài THVN, Ðài truyền hình VTC, Công ty truyền thông và truyền hình Việt Nam, phối hợp tổ chức chương trình Giao lưu - Nghệ thuật "Tình Bác sáng đời ta".
(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 12, anh Bùi Văn Tinh, Trưởng ban văn hóa xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) tất bật đi dựng kịch mục cho đội văn nghệ xã chuẩn bị tham dự Liên hoan nghệ thuật quần chúng dân tộc Mường khu bảo tồn thiên nhiên Ngổ Luông- Ngọc Sơn lần 2 năm 2010. Cả đội văn nghệ hào hứng vào cuộc. Người lo sưu tầm bài cồng chiêng cổ, người chuẩn bị câu hỏi ứng xử cho phần thi trang phục dân tộc Mường. Toàn đội say sưa luyện tập với tư cách là đơn vị chủ nhà…
(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong cho biết, năm 2010, toàn huyện đón 94.103 lượt khách du lịch, trong đó có 5.320 lượt khách quốc tế, 88.783 lượt khách nội địa. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 4.500 triệu đồng.
Tối ngày 15/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, chùm hài kịch về văn hóa giao thông của đạo diễn Lê Hùng mang tên “Giao thông – Quốc nạn” sẽ ra mắt khán giả Thủ đô.