Đầu năm 2011, bộ phim mới Ma thuật ngoại truyện (Life Is A Miracle) của đạo diễn Trung Quốc Cố Trường Vệ kể về một mối tình lãng mạn đầy cay đắng của 2 người trẻ nhiễm AIDS sẽ có mặt ở rạp chiếu ở Đại lục. Phim do Chương Tử Di và Quách Phú Thành thủ vai chính. Điều đáng nói là dự án điện ảnh này có sự tham gia của 6 người dương tính với HIV và cuộc đời của họ đã được ghi lại trong phim tài liệu Together.

 
1. Đối với đạo diễn Cố Trường Vệ kể về những bệnh nhân AIDS mà chỉ với phim truyện nhựa thôi thì chưa đủ. Vậy nên, theo gợi ý của vợ là nữ diễn viên Tưởng Văn Lệ, cùng với việc làm phim truyện, đạo diễn Cố đã quyết định làm phim tài liệu ghi lại cuộc sống hằng ngày của những người nhiễm HIV tham gia dự án điện ảnh của ông. Vợ ông, nữ diễn viên Tưởng Văn Lệ - người cũng thủ vai chính trong phim - chính là đại sứ của tổ chức phòng chống AIDS đã 8 năm. Phim đã đến với công chúng Bắc Kinh từ hôm 1-12 - đúng ngày Quốc tế Phòng chống HIV-AIDS.

Muốn Ma thuật ngoại truyện có tính thuyết phục hơn, đạo diễn Cố Trường Vệ đã mời 6 bệnh nhân HIV tham gia đóng phim và ông nhấn mạnh với đội ngũ làm phim của mình là không được có thái độ phân biệt đối xử với họ. “Trong phim tài liệu, bạn sẽ thấy mọi người ứng xử với các bệnh nhân như thế nào”, đạo diễn Cố nói trên tờ China Daily.

2. Tuy nhiên, đây là một công việc cực kỳ khó khăn đối với Zhao Liang, người thực hiện bộ phim tài liệu dưới sự giám sát của của Cố Trường Vệ, bởi tìm được 6 người tham gia làm phim là việc không hề dễ dàng.
 
 
Từ trái sang: Hu Zetao, Li Danyang, Chương Tử Di và Tưởng Văn Lệ quảng bá phim mới của Cố Trường Vệ và phim tài liệu Together ở Bắc Kinh

Zhao bắt đầu tìm kiếm người có HIV trong cộng đồng này trên online. Anh trò chuyện với họ và gây được lòng tin nơi họ trước khi đặt lời mời. Tuy nhiên, hầu hết trong số đó đã từ chối khi anh mời họ tham gia phim. “Mẹ tôi sẽ suy sụp nếu nhìn thấy tôi trên phim”, một người dương tính với HIV nói với Zhao. “Sẽ không có ai nói chuyện với tôi nếu họ biết tôi nhiễm HIV”.
 
Đạo diễn Zhao cho biết, anh trò chuyện với khoảng 60 bệnh nhân AIDS trước khi có 6 người đồng ý tham gia phim. Nhưng một nửa trong số đó yêu cầu che mặt. Trong số 3 người đồng ý để lộ mặt có Hu Zetao, một bệnh nhân AIDS 12 tuổi ở tỉnh Sơn Tây. Mẹ em đã chết vì bệnh AIDS khi em mới 4 tuổi. Hu sống cùng cha và mẹ kế. Khi đoàn làm phim của Cố Trường Vệ tới nhà em, họ phát hiện ra gia đình này không ăn cùng cậu bé. Sau khi ăn xong, Hu tự rửa bát của mình. Cảnh này đã được đưa vào phim Together.
 
Khi quay phim, Cố Trường Vệ nói với Hu hãy nghĩ đến những lúc bị mọi người bắt nạt và hãy khóc càng to càng tốt. Cậu bé đã làm được ngay và khóc rất nhiều. Cô giáo của Hu cũng tham gia làm phim. Chị đã nhiễm HIV từ 10 năm sau một lần truyền máu. Với học sinh của mình, người phụ nữ xinh đẹp này giống như một người mẹ. Sau 3 tháng quay phim, giờ đây gia đình của Hu đã ngồi ăn cơm cùng em.
 
3. Mặc dù đạo diễn Cố đã dặn dò đoàn làm phim không được có thái độ phân biệt đối xử, nhưng không phải ngay lập tức ê-kíp làm phim đã quen được với việc này. Còn Tưởng Văn Lệ và nhiều diễn viên khác đã cố gắng tạo dựng lòng tin trong đoàn làm phim. Thậm chí Chương Tử Di và các con của Tưởng Văn Lệ đã tới trường quay và vui chơi với Hu Zetao.
 
“Sự tôn trọng không phải là những lời nói phù phiếm mà phải thể hiện bằng hành động. Khi các đồng nghiệp của tôi nhìn thấy các con tôi chơi với bệnh nhân HIV, họ học được điều gì đó”, Tưởng Văn Lệ nói.
 
Khi hoàn thành phim, đạo diễn Zhao Liang đã thử HIV và anh cho biết: “Tôi làm việc đó để nói với mọi người rằng, chúng ta hoàn toàn có thể kết bạn với bệnh nhân AIDS. Họ không có tội, họ cần tình yêu và sự tôn trọng của chúng ta”.
 
 
                                                                                     Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đội văn nghệ xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) có nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, làm đẹp thêm đời sống tinh thần của nhân dân.
Chùa Khánh, xã Yên Thượng – điểm du lịch văn hóa lịch sử hấp dẫn.

Hài kịch văn hóa giao thông sắp ra mắt khán giả

Tối ngày 15/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, chùm hài kịch về văn hóa giao thông của đạo diễn Lê Hùng mang tên “Giao thông – Quốc nạn” sẽ ra mắt khán giả Thủ đô.

“Hành trình ước mơ”

Tối 11-12, tại Nhà hát Truyền hình TPHCM sẽ diễn ra chương trình “Hành trình ước mơ” do Đài Truyền hình TPHCM phối hợp cùng Công ty Đông Tây Promotion tổ chức nhân kỷ niệm 5 năm “Ngôi nhà mơ ước” và 3 năm “Câu chuyện ước mơ”.

Ca sĩ hải ngoại "đổ" về nước vì... cát xê cao?

Một loạt ca sĩ ca sĩ hải ngoại đang đổ xô về nước trình diễn dịp cuối năm. Ngoài lý do muốn được đem tiếng hát cho đồng bào mình thì mục tiêu hát để kiếm cát-xê hấp dẫn cũng là "miếng mồi" khó cưỡng của nhiều ca sĩ hải ngoại.

Nhơn An, đất và người...

Ðược thành lập khi cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Nhơn An (huyện An Nhơn - Bình Ðịnh) vốn là một xã thuần nông. Ðồng ruộng Nhơn An rộng rãi, đất tốt, quanh năm đủ nước, không phải đóng gàu sòng gàu dai, tát nước dài tay như ở các xã lân cận. Làm xong hai vụ lúa - tháng 3 và tháng 10, là bà con nông dân có thời gian nông nhàn, và các nghề phụ cũng theo đó phát triển...

Nụ cười khoan dung

(HBĐT)- Đang lục tìm tài liệu để chuẩn bị cho cuộc họp tới, tiếng chuông điện thoại của Hiền reo vang. Số máy lạ, Hiền vừa cất tiếng alô phía bên kia đã bắt đầu lời thoại. Có phải Hiền vợ Dũng đấy không? Tôi là Tấn, chồng của Hạnh... Tôi có chuyện cần nói với chị.

“Vượt qua bến Thượng Hải” - Dung dị, sâu sắc

Sau nhiều lần dời ngày công chiếu, ngày 9-12, phim “Vượt qua bến Thượng Hải” đã chính thức ra mắt khán giả tại Hà Nội. Khác hẳn so với thường lệ khi công chiếu phim trong nước, khán phòng Trung tâm Chiếu phim quốc gia chật kín. Có thể nói, “Vượt qua bến Thượng Hải” đã vượt qua cách làm phim lịch sử về lãnh tụ thông thường, khắc họa được một lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc gần gũi, rất đời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục