Ví cách chơi đàn của cậu con trai 7 tuổi nhiều tạp âm như nhạc sĩ Ngọc Đại, Lê Minh Sơn đã không ngại chia sẻ những ý kiến có vẻ rất "động chạm" đến Ngọc Đại - người từng lên báo "chê" anh tơi bời.
Anh chuẩn bị làm đêm nhạc riêng với những bài hát về côn trùng?
- Đêm nhạc "Guitar cho ta" duy nhất vào tối 1/1/2011 ở Nhà hát Lớn sẽ có những bản hòa tấu nước ngoài, những sáng tác mới của tôi. Tất nhiên, không thể thiếu những ca khúc mới. Chỉ có một số ca khúc nằm trong dự án các ca khúc về côn trùng được giới thiệu thôi như bài hát về con kiến, con trâu trấu.... Còn nhiều con khác như ong, nhện, bọ hung,... tôi còn giữ bí mật.
Các ca sĩ tham gia chắc không ai khác ngoài Thanh Lam, Tùng Dương, Ngọc Khuê?
- Ngọc Khuê, Hoàng Quyên - giọng ca mới hát nhạc của tôi đi Nam Phi. Chỉ có Thanh Lam và Tùng Dương và Hà Linh. Thanh Lam và Tùng Dương là những ca sĩ an toàn có đẳng cấp. Thú thật tôi kỳ vọng ở Hà Linh, vì ở cô ấy có cái gì đó vừa nổi loạn vừa tinh tế. Tôi thích biểu cảm của cô ấy.
Chương trình của anh vào ngày đầu năm mới có sợ khán giả "bỏ rơi" vì đã bị bội thực bởi nhiều chương trình giải trí cuối năm?
- Tôi không sợ. Tôi cũng không quan tâm. Tôi tin các khán giả của tôi sẽ không đến xem các chương trình giải trí khác. Bạn nghĩ mà em, nếu bạn không thích một thể loại nào đó thì có cho vé có khi bạn cũng chả thiết tha, mang vé đi bán hoặc cho đi... Cuộc sống này làm sao "ép" nhau được cái gì hả bạn?!
2011 sẽ là năm để anh "bùng nổ" với các dự án âm nhạc?
- Tôi có quy tắc làm việc là các dự án lớn phải lên kế hoặch và thực hiện cả năm. Ví như tháng 10/2010, tôi và bố Cường (nhạc sỹ Nguyễn Cường) sẽ thực hiện chương trình xuyên việt mang tên "Nông dân". Chúng tôi sẽ dùng tiền bán vé để xây trường cho các trẻ em nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Tôi nghĩ đó là một việc làm nhân văn.
Việc sáng tác ca khúc và chơi guitar, cái nào là "cần câu cơm" của anh trong cuộc sống?
- Cuộc sống sướng nhất là được chơi đàn. Mỗi ngày tôi bỏ ra một hai tiếng chơi đàn, chơi xong đầu trong vắt luôn. Tôi tự hào là một trong số ít nhạc sĩ chơi được đàn và đạt đến độ là một soloist (nghệ sĩ độc tấu). Còn sáng tác ca khúc, tôi có nhận được đồng tiền nào đâu, đều là kiểu anh em nghệ sĩ giúp nhau. Tôi giúp họ cái này, họ giúp lại tôi cái khác...
Anh đã bao giờ muốn từ bỏ việc chơi đàn chưa?
- Có những khi tôi buồn bã, muốn từ bỏ việc chơi đàn. Nhưng rồi cô gái - người đã giúp tôi có cảm hứng sáng tác bài Đến bên em dịu dàng.... (.. Đến bên em dịu dàng là thế/ Mãi trong em huyền thoại là thế /Tình đầu say mê ư?/ Miên man miên man cảm giác trong em/ Con tim rung lên òa vỡ theo anh/ Thét gào… Trắng trong ứ hư … chắt chiu từng giọt / - Lê Minh Sơn cất tiếng hát - PV) đến và nói: "Em đây này, yêu em đi".
Số phận của người con gái ấy giờ ra sao?
- Có lẽ cô ấy là người hạnh phúc nhất, vì cô ấy là vợ tôi bây giờ.
Việc anh "ép" con trai chơi đàn là bởi lý do gì? Anh muốn cậu ấy theo nghệ thuật sau này?
- Tôi nghĩ con tôi sau này làm nghề rửa bát cũng được. Lao động là cao quý mà. Hay nó là người bơm xe cũng được. Nhưng dù nó có làm nghề đó mà chơi được piano thì quá hay. Không phải đứa nào cũng thích chơi đàn piano. Tôi ra điều kiện cho con trai, cứ 3 ngày con phải ngồi vào đàn và chơi khoảng 10 phút.
Anh có vẻ... gia trưởng?
- Không phải. Bố tôi ngày xưa cũng thế. Tôi phải cảm ơn bố cho mình một cái nghề. Ở Việt Nam, có quá nhiều nhạc sĩ, nhưng ít người chơi được đàn. Đứa trẻ học nghệ thuật như vẽ tranh hay chơi đàn nó có một tâm hồn khác. Tôi không nói là hay hay không vì tùy thuộc vào từng quan điểm. Nhưng chơi đàn là được vào không gian của riêng mình. Cu Nồi nhà tôi học đàn đàn được 2 năm rồi. Nó đánh nhiều tạp âm, cỡ ông Ngọc Đại đấy! (cười ngặt nghẽo). Thi thoảng nó khoe tôi: "Bố ơi con sáng tác bài Ông này và đánh đủ các loại tạp âm khác nhau. Nghe vui lắm!
Anh nói bóng gió, không sợ lại bị Ngọc Đại lên báo chửi à?
- Người ta chửi mình người ta khổ chứ. Thằng được chửi sao lại khổ hả bạn?
Thay vì cho con học trường quốc tế, anh cho con học trường làng, vì sao vậy?
- Con tôi học trường làng trong một lớp 60 đứa trẻ con. Bởi vì sao à? Tôi muốn thằng con mình như mình thôi, phải thấm đẫm chất Việt Nam đã. Nó có buồn hay vui thì cũng là người Việt. Rồi sau đó học lớp 12 có đi học nước ngoài thì đi.
Thú vui của anh ngoài âm nhạc, chơi đàn là đưa đón con đi học?
- (Cười) Sao bạn biết?... Cái tôi thích nhất bây giờ là các buổi chiều đón cu Nồi đi học về, hai bố con cùng tắm rồi nó hỏi tôi những câu rất khó, đại loại như: Tại sao của bố có, của con không?... Trẻ con bây giờ thông minh và đôi khi cũng lắm "trò"...
- Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!
Theo VietNamNet
Vòng đề cử diễn ra từ ngày 18-10 và kết thúc vào hết ngày 24-11, đượctổ chức trên các phương tiện: Báo Người Lao Động, Báo Người Lao Động điện tử, tại trang web Mai Vàng (http://maivang.nld.com.vn) và qua tin nhắn SMS 8577
Festival Lâm sản Việt Nam lần thứ nhất sẽ diễn ra từ ngày 26 đến 29-3-2011 tại TP Quy Nhơn (Bình Ðịnh). Nội dung chính tại Festival gồm: Hội chợ triển lãm gỗ và lâm sản Việt Nam; Hội thảo về lâm sản, các cuộc xúc tiến thương mại, ký kết hợp tác kinh doanh; Tôn vinh các tổ chức và cá nhân xuất sắc trong ngành lâm sản; Hội thi vẽ tranh, triển lãm ảnh cổ động bảo vệ rừng, mô hình con đường "Lâm sản Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế".
Năm 2010 được đánh giá là một năm buồn của thị trường truyện tranh. Các sản phẩm truyện tranh nước ngoài, nhất là dòng truyện tranh Nhật (manga) tỏ vẻ hụt hơi trong việc thu hút bạn đọc trẻ. Trong bối cảnh đó, truyện tranh Việt Nam do các họa sĩ trong nước sáng tác bắt đầu tìm được cho mình cơ hội...
Sau cuộc thi, cơ hội Uyên Linh bước ra thị trường âm nhạc rộng mở hơn, còn Mai Hương sẽ là ngôi sao ca nhạc trong tương lai
Trong ấn tượng sơ khởi của không ít người về Đoàn nghi lễ Quân đội là ấn tượng về những người chiến sĩ rất cao to đẹp trai, những người nghệ sĩ- nhạc công quân đội. Song thực tế không chỉ là như vậy...
Ngày 19-12, tại Hà Nội, Hội Xuất bản Việt Nam đã tổ chức lễ trao Giải thưởng sách Việt Nam lần thứ 6 năm 2010 cho 37 sách hay và 40 sách đẹp. Tham dự có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Thế Kỷ, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Ðỗ Quý Doãn cùng đại diện một số cơ quan, ban, ngành và các nhà xuất bản.