Lãnh đạo Sở GD&ĐT tặng giấy chứng nhận cho các học sinh có thành tích cao trong giao lưu

Lãnh đạo Sở GD&ĐT tặng giấy chứng nhận cho các học sinh có thành tích cao trong giao lưu "Văn hóa đọc".

(HBĐT)- Trong 2 ngày, 5 và 6/1, Sở GD & ĐT phối hợp với Phòng GD & ĐT huyện Lạc Thuỷ tổ chức giao lưu “Văn hoá đọc” lần thứ nhất năm 2011. Tham dự có 106 thí sinh, trong đó có 53 giáo viên và 53 học sinh của 11 Phòng GD & ĐT các huyện, thành phố.

 

Thí sinh tham dự giao lưu trải qua 3 phần thi: Tự giới thiệu về bản thân; đọc và giới thiệu về một cuốn sách (hoặc một tác phẩm, một tác giả, một chuyện kể, một tài liệu tham khảo…) và đọc diễn cảm một bài thơ hoặc một bài văn tự chọn trong chương trình. Ban tổ chức khuyến khích các đơn vị, trường học xây dựng kịch bản có thể bằng hình thức sân khấu hoá, minh hoạ bằng máy chiếu và các đạo cụ sinh động.

 

Kết quả: Giải cá nhân: Ban tổ chức đã trao 36 giải A, 38 giải B và 32 giải C. Giải tập thể: 11 giải A và 7 giải B. Ngoài ra, Ban tổ chức đã trao 2 giải xuất sắc cho trường DTNT huyện Tân Lạc và Phòng GD & ĐT huyện Lạc Thuỷ.

 

 

                                                 Hồng Nhung

 

Các tin khác

Du khách quốc tế khám phá Vịnh Hạ Long bằng thuyền kayak.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nhìn lại năm 2010: Văn hóa - nghệ thuật Việt Nam và những chuyển dịch theo xu hướng tích cực

Có thể nói rằng, với văn hóa - nghệ thuật Việt Nam, năm 2010 là năm của một số lễ hội lớn, năm mà một số di sản văn hóa Việt Nam được UNESCO vinh danh. Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thật sự đã là dịp để mọi người Việt Nam tự hào về lịch sử dân tộc, tưởng nhớ, biết ơn cha ông, từ đó tự ý thức về trách nhiệm của mỗi người trong khi góp phần chấn hưng, phát triển đất nước. Từ đầu năm 2010, nhiều lễ hội được tổ chức ở khắp ba miền, và bên cạnh ý nghĩa rất cần trân trọng của các hoạt động này, thì cũng đã xuất hiện một số biểu hiện thái quá ảnh hưởng tới tính văn hóa và hình ảnh lành mạnh của lễ hội.

Độc đáo nhạc cụ "Sáo Khui" của người Vân Kiều

Sáo Khui là một loại nhạc cụ trong bộ nhạc khí thổi của người dân tộc Vân Kiều. Chiếc sáo này đã tồn tại và gắn bó bao đời nay trong tập quán sinh hoạt của người dân tộc Vân Kiều - huyện Đakrông và huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Sáo Khui được sử dụng rất nhiều trong các lễ hội như: Ra Pựt, Tức A Bôn, đám cưới…

Khởi đầu mới cho truyện tranh Việt Nam

Vào tháng 1-2011, thị trường văn hóa phẩm ở TPHCM sẽ có sự góp mặt của một loạt truyện tranh mới “made in Việt Nam” do Công ty TVC thực hiện. TVC là tên viết tắt của Thiên Vương Comics, cũng là tên giao dịch của bộ phận truyện tranh của Công ty cổ phần Dịch vụ Văn hóa Thiên Vương, vốn đã có hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động xuất bản và phát hành truyện tranh.

Bàn giao phòng trưng bày di vật tiêu biểu tại Hoàng Thành

Ngày 4.1, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã bàn giao phòng trưng bày di vật tiêu biểu khu di tích Hoàng Thành Thăng Long tại nhà Cục tác chiến trong khu Thành cổ Hà Nội cho Trung tâm bảo tồn khu di tích Cổ Loa.

Du lịch Hòa Bình - hành trình từ sông ra biển lớn

(HBĐT) - Năm 2010 đánh dấu chặng đường 50 năm (1960 – 2010) xây dựng và trưởng thành của ngành du lịch Việt Nam. Là một trong những tỉnh đầu tiên trên toàn quốc có hoạt động du lịch, Hoà Bình cũng đã đi hết một chặng đường dài. Giống như hành trình của một dòng sông hướng về biển lớn, du lịch Hoà Bình đã vượt qua nhiều ghềnh thác để hoà chung vào dòng chảy của ngành du lịch Việt Nam.

Độc đáo nhạc cụ "Sáo Khui" của người Vân Kiều

Sáo Khui là một loại nhạc cụ trong bộ nhạc khí thổi của người dân tộc Vân Kiều. Chiếc sáo này đã tồn tại và gắn bó bao đời nay trong tập quán sinh hoạt của người dân tộc Vân Kiều - huyện Đakrông và huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Sáo Khui được sử dụng rất nhiều trong các lễ hội như: Ra Pựt, Tức A Bôn, đám cưới…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục