18 vở diễn mới sẽ ra mắt khán giả vào dịp Tết Tân Mão. Xu hướng hài kịch kết hợp với kinh dị đang có chiều hướng tăng trong mùa Tết năm nay

 

Vào thời điểm này, tất cả các sân khấu kịch đều đang hối hả chuẩn bị vở diễn phục vụ Tết Tân Mão. Những kịch bản hài vui nhộn nhất đã được chọn lựa, những ngôi sao hài ăn khách  nhất được “tận dụng tối đa” và những chiêu thức tạo tiếng cười mới nhất đã được đưa lên sàn tập.

 
Hài pha kinh dị
 
Cũng như mọi năm, hài kịch vẫn chiếm thế độc tôn trên các sàn diễn từ đoàn kịch quốc doanh cho đến các đơn vị xã hội hóa. Không sân khấu nào liều lĩnh đầu tư tiền dựng vở chính kịch hay bi kịch vào những ngày khán giả thích được cười.
 
NSƯT Việt Anh nói: “Tết là dịp để vui chơi giải trí nên ai cũng trong tâm trạng hân hoan,  muốn được cười hơn là rơi nước mắt. Tại TPHCM, số đông khán giả còn có thói quen đầu năm đi bói tuồng, tức là đi xem kịch để cầu may cho cả năm. Do vậy, hài kịch chiếm vị trí số 1 trên tất cả các sàn diễn. Tiếng cười càng sảng khoái, vui vẻ thì vở diễn càng ăn khách!”.
 
Theo NSƯT Hồng Vân: “Năm nay, xuất hiện loại hình hài kịch pha một chút kinh dị vì đây là cái gu mà khán giả trẻ rất thích. Hiện nay, các vở diễn có yếu tố rùng rợn, ly kỳ thu hút khán giả đã được triển khai”.
 
 
NSƯT Thành Lộc, nghệ sĩ Bạch Long và nghệ sĩ Phương Dung trong vở Hồn Trương Phi, da Hàn Tỷ. Ảnh: ANH KHOA


Sân khấu Kịch Phú Nhuận đang tập ráo riết 2 vở kịch kinh dị mới: Trăng máu (đạo diễn Hoàng Duẩn) bên cạnh việc gia cố cho vở Căn hộ 404 (đạo diễn Hồng Vân) thêm nhiều tình tiết hấp dẫn để lên lịch diễn mùa Tết.
 
Sân khấu Thế Giới Trẻ dựng vở Ngôi biệt thự bí ẩn (tác giả Vương Huyền Cơ - đạo diễn Tiểu Bảo Quốc). Hai trong số 3 vở của Kịch Sài Gòn cũng mang yếu tố kinh dị: Hồn trinh nữ (tác giả Nhã Ca, đạo diễn - NSƯT Đoàn Bá) và Ma rừng (tác giả Ngô Thu Ý, đạo diễn Mai Trần).
 

Trên 10 vở hài kịch cho mùa Tết

Sân khấu TPHCM có trên 10 vở hài kịch mới của các sàn diễn như: Hồn Trương Phi,  da Hàn Tỷ, Tình yêu chạy trốn, Tấm da hổ, Tơ duyên (Idecaf), Gia đình siêu quậy (Sân khấu Thế Giới Trẻ), Cực yêu, Chưa yêu sao hiểu được (Nhà hát Kịch sân khấu nhỏ TPHCM), Choáng (sân khấu Kịch Phú Nhuận), Quán Bô đón Tết, Tình thắm duyên quê, Có tin mới có linh (Nhà hát Kịch TP)... Thêm một sân khấu kịch mới phục vụ khán giả, đó là Nhà hát Quân Đội kết hợp với Công ty Ngôi Sao Xanh đi vào khai thác phục vụ khán giả từ mùa Tết năm nay với vở Cưới vợ được vàng (tác giả Trung Hiều, đạo diễn Nguyễn Lâm). Như vậy, mùa Tết năm nay khán giả được chọn lựa danh sách kịch mục đa dạng và phong phú.

Đạo diễn - NSƯT Trần Ngọc Giàu cho biết: “Nếu năm ngoái chỉ có sân khấu Kịch Phú Nhuận “thăm dò” thị trường kịch Tết bằng vở Giếng lạ thì mùa Tết năm nay có đến 5 vở mang yếu tố kinh dị được dàn dựng. Như vậy, “thực đơn” mùa kịch Tết năm nay sẽ phong phú hơn”.
 
“Bình cũ rượu mới”
 
Bên cạnh những vở hài kịch kinh dị là màu sắc chủ đạo, kịch Tết năm nay còn có những vở được dàn dựng từ “bổn cũ soạn lại”. Sân khấu Hoàng Thái Thanh dựng lại 2 vở: Trầu cau (tác giả Thanh Hoàng) và Ngôi nhà không có đàn ông (tác giả Ngọc Linh).
 
Trong bản dựng mới, vở Trầu cau đổi thành Tơ duyên thuở trước, được đạo diễn Ái Như dàn dựng theo phong cách hài kịch tâm lý xã hội vốn là thế mạnh của chị. Vở Ngôi nhà không có đàn ông cũng được dàn dựng lại với cái tên Không cần đàn ông. NSƯT Trần Minh Ngọc thêm vào một số chi tiết để “chuyển hóa” vở chính kịch này thành kịch hài tâm lý, phù hợp với gu kịch mùa Tết.
 
Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TPHCM cũng soạn lại kịch bản độc đáo của cố NSND Năm Châu: Những kẻ độc thân (đạo diễn Công Ninh). Vở Kẻ nói dối đa tình (tác giả Ray Coony) đã được chuyển về sân khấu Thế Giới Trẻ, bổ sung nhiều tình huống mới, tăng cường thêm các diễn viên như: NSƯT Bảo Quốc, Khương Ngọc, Tiểu Bảo Quốc, Hoàng Phi... để diễn Tết.
 
Việc làm mới các vở cũ đã không mang tính chữa cháy vì thiếu kịch bản mà theo nhận định của các nhà chuyên môn, sân khấu kịch mùa Tết này rất cần “chuẩn hóa” kịch bản để các vở diễn không nhàn nhạt, cười cho vui như lâu nay.
 
 
 
                                                                                          Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Lãnh đạo Sở GD&ĐT tặng giấy chứng nhận cho các học sinh có thành tích cao trong giao lưu
Du khách quốc tế khám phá Vịnh Hạ Long bằng thuyền kayak.

Sân khấu như một tổ chim cách điệu

Những ngày này, ê-kíp thực hiện Duyên Dáng Việt Nam (DDVN) 23 đang ráo riết hoàn thiện các công đoạn cuối cùng. Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng (ảnh) chia sẻ những tâm huyết đã gửi gắm trong chương trình.

Tác giả truyện tranh nổi tiếng Stan Lee nhận "sao"

Tác giả truyện tranh nổi tiếng Stan Lee đã được vinh danh trên Đại lộ Danh vọng Hollywood, vì những cống hiến to lớn của ông cho nền nghệ thuật thế giới.

Đĩa hài Tết 2011: Sẽ bớt nhạt và nhí nhố?

Tết đến là dịp các hãng băng đĩa, công ty đua nhau tung ra những đĩa hài mới nhất, nhiều "ông chủ" tự tin nói rằng sản phẩm của mình là "hàng độc" với chi phí lên tới tiền tỉ cộng với sự góp mặt những danh hài hàng đầu Việt Nam...

Nhìn lại năm 2010: Văn hóa - nghệ thuật Việt Nam và những chuyển dịch theo xu hướng tích cực

Có thể nói rằng, với văn hóa - nghệ thuật Việt Nam, năm 2010 là năm của một số lễ hội lớn, năm mà một số di sản văn hóa Việt Nam được UNESCO vinh danh. Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thật sự đã là dịp để mọi người Việt Nam tự hào về lịch sử dân tộc, tưởng nhớ, biết ơn cha ông, từ đó tự ý thức về trách nhiệm của mỗi người trong khi góp phần chấn hưng, phát triển đất nước. Từ đầu năm 2010, nhiều lễ hội được tổ chức ở khắp ba miền, và bên cạnh ý nghĩa rất cần trân trọng của các hoạt động này, thì cũng đã xuất hiện một số biểu hiện thái quá ảnh hưởng tới tính văn hóa và hình ảnh lành mạnh của lễ hội.

Độc đáo nhạc cụ "Sáo Khui" của người Vân Kiều

Sáo Khui là một loại nhạc cụ trong bộ nhạc khí thổi của người dân tộc Vân Kiều. Chiếc sáo này đã tồn tại và gắn bó bao đời nay trong tập quán sinh hoạt của người dân tộc Vân Kiều - huyện Đakrông và huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Sáo Khui được sử dụng rất nhiều trong các lễ hội như: Ra Pựt, Tức A Bôn, đám cưới…

Khởi đầu mới cho truyện tranh Việt Nam

Vào tháng 1-2011, thị trường văn hóa phẩm ở TPHCM sẽ có sự góp mặt của một loạt truyện tranh mới “made in Việt Nam” do Công ty TVC thực hiện. TVC là tên viết tắt của Thiên Vương Comics, cũng là tên giao dịch của bộ phận truyện tranh của Công ty cổ phần Dịch vụ Văn hóa Thiên Vương, vốn đã có hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động xuất bản và phát hành truyện tranh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục