Như đã đưa tin, tối nay 14.1, tại Nhà hát Lớn Hà Nội diễn ra buổi công chiếu vở nhạc vũ kịch “Người đi qua thung lũng”. Đây không chỉ là sản phẩm nghệ thuật có sự kết hợp của nhiều nghệ sĩ đến từ các nước như Đức, Áo, Việt Nam mà còn là sự đánh dấu cho những hợp tác về văn hóa đầy tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Đức.
Phóng viên Laodong.com.vn đã có dịp trò chuyện với người viết lời thoại chính cho vở diễn “Người đi qua thung lũng” – nhà văn người Đức nổi tiếng thế giới Tankred Dorst nhân dịp ông sang Việt Nam dự buổi công diễn tác phẩm của mình. Ông cũng đã chia sẻ nhiều điều về cốt truyện trong vở nhạc vũ kịch và quá trình hình thành tác phẩm này.
Tankred Dorst là nhà văn người Đức nổi tiếng trên thế giới. Ông sinh năm 1925 ở Sonneberg thuộc bang Thuringen (Đức). Ông là thành viên của một số học viện khoa học danh tiếng và đã từng nhận được nhiều giải thưởng cho sự nghiệp văn chương của mình, như “Giải Georg Buchner” năm 1990, “Giải sân khấu của Viện sân khấu Quốc tế ITI” năm 1994, “Giải Văn học Châu Âu” năm 2009 và “Giải Schiller” năm 2010… Năm 1992, ông là thành viên đồng sáng lập Liên hoan sân khấu mang tên Bonner Biennale và từ đó tham gia Ban lãnh đạo nghệ thuật của liên hoan sân khấu này… |
- Chào ông, trước tiên xin ông có thể giới thiệu qua một vài điều về nội dung của vở nhạc vũ kịch “Người đi qua thung lũng” được không?
Trong câu chuyện, cậu bé Parzival từ cuộc sống trong rừng rậm với mẹ đã bước ra thế giới bên ngoài như một cuộc hành trình đi tìm lại chính mình. Xuất phát từ kí ức đau thương – chồng hi sinh trong chiến tranh mà bà mẹ của chàng là Herzeloide đã tìm cách để Parzival tránh khỏi hiểm họa, thất vọng và chiến tranh, chết chóc, bà đã cách li không cho con trai của mình tiếp xúc với xã hội loài người.
Ảnh chụp trong buổi tổng duyệt vở nhạc kịch (Ảnh: T.Anh) |
Nhưng cũng chính tình cảnh cô đơn đã khiến Parzival không được học cách yêu thương, không học phân biệt thế nào là đúng và sai. Khi được biết cha mình từng là chiến binh, nó muốn theo đuổi lý tưởng đó và tiến vào con đường phiêu lưu. Và cuộc tìm kiếm ấy đã để lại bao hoang tàn, đau thương và chết chóc. Rồi dần dần Parzival hiểu ra rằng sự hủy hoại mù quáng chẳng đưa nó tới đích. Chỉ đến khi chàng trai biết thương cảm với chính mình và những người khác, nhận ra tính người trong mình và xã hội xung quanh, lúc đó, con đường mới rộng mở và đưa Parzival đến với Blanchefleur (Bông Huệ trắng) – người phụ nữ mà anh yêu say đắm.
- Vậy thông điệp mà ông muốn gửi gắm khi viết vở diễn này là gì, thưa ông?
Thông điệp gửi qua tác phẩm là quá trình “đi qua thung lũng” của một con người, một chàng trai trẻ từ chỗ không hiểu biết và hoàn toàn xa lạ với yêu thương cho đến khi trở thành một con người sống có tình cảm, sự thương yêu, đùm bọc trước hết là với đồng loại của mình.
Trải qua nhiều biến cố của cuộc sống, con người càng trưởng thành hơn, càng biết cái gì nên làm và không nên làm đối với những gì đang xảy ra xung quanh mình. Câu chuyện có vẻ không mới nhưng tôi tin nó sẽ lay động tới trái tim của nhiều người xem, nhất là với những người trẻ.
Chân dung nhà văn Tankred Dorst. |
- Ông đã viết nhiều tác phẩm văn xuôi và sân khấu với Parzival. Điều gì đã lôi cuốn ông ở nhân vật Parzival và thế giới của anh ta?
Sự tích Parzival là một câu chuyện hoàn chỉnh thể hiện hoàn toàn trong tác phẩm “Merlin hay là miền đất hoang”. Sau đó tôi đã lấy tư liệu từ đó và phát triển thêm thành nhiều dự án sân khấu. “Người đi qua thung lũng” là một dự án mới được phát triển từ chất liệu này.
Parzival rất quen thuộc với tôi trong thời thơ ấu và nhân vật này luôn luôn lôi cuốn tôi. Bạn có tin không, khi còn nhỏ tôi với thanh kiếm gỗ trong tay, chạy vào rừng chiến đấu với những bụi cây và từng nghĩ, mình là một kị sĩ gan dạ. Nghe có vẻ nực cười nhưng đó là sự thật. Những câu chuyện không có thực vẫn thường hấp dẫn con người, thật lạ là khi họ đang sống trong một thế giới rất thực.
- Khi mang Parzival đến Việt Nam, ông trông đợi nhất điều gì?
Tôi hồi hộp chờ đợi xem khán giả Việt Nam sẽ tiếp nhận các yếu tố truyền thống và truyền thuyết hoàn toàn khác biệt về câu chuyện này ra sao, có thể sẽ là sự khám phá ra cái mới ngay trong bản thân mình khi quan sát các yếu tố xa lạ. Không phải rất tuyệt sao, khi trong dự án này có sự hợp tác giữa các nghệ sĩ múa, diễn viên, nhạc công người Việt Nam cùng các nghệ sĩ Châu Âu, một nhà soạn nhạc và một nữ đạo diễn Đức? Tôi rất hồi hộp chờ đợi thành quả của nó.
Nhà văn Đức Tankred Dorst sang Việt Nam cùng vợ của mình dự buổi công diễn vở nhạc vũ kịch. |
- Khi sang Việt Nam và theo dõi các diễn viên, nghệ sĩ Việt Nam tập luyện vở kịch, ông đánh giá như thế nào về sự thành công của vở diễn thông qua các diễn viên người Việt Nam?
Thú thật mà nói là tôi không thể đánh giá được hết sự thành công của vở kịch, vì như bạn biết đấy, ngoài phần lời hát bằng tiếng Đức thì lời thoại hoàn toàn bằng tiếng Việt. Điều đó tạo cho tôi một chút khó khăn để cảm nhận hết được sự thành công của vở diễn.
Nhưng tôi đánh giá rất cao khả năng vũ đạo của các nghệ sĩ múa Việt Nam, tôi có thể cảm nhận một phần tác phẩm của mình thông qua nét mặt, điệu múa uyển chuyển của họ. Tôi nghĩ, hơn ai hết, những diễn viên tham gia trực tiếp vào vở diễn này sẽ là người đánh giá được những thành công của nó so với những gì mà họ đã nỗ lực thể hiện.
Tôi nghĩ chính sự hòa lẫn đó làm cho vở kịch trở nên thú vị, và điều thú vị đó cũng sẽ đến với khán giả khi xem xong buổi biểu diễn tối nay.
- Một câu hỏi ngoài lề, đây là lần thứ mấy ông sang Việt Nam? Và ông có ấn tượng như thế nào về đất nước chúng tôi?
Đây là lần đầu tiên tôi sang Việt Nam, tôi mới chỉ ở Việt Nam ba ngày hôm nay thôi. Ấn tượng của tôi về đất nước các bạn, có lẽ là nhiều sự trải nghiệm. Ví dụ là chỉ cần đi ra ngoài phố thôi, cũng có rất nhiều câu chuyện thú vị đọng lại. Tất nhiên là ra phố ở Việt Nam thì cũng hơi… nguy hiểm (cười).
- Sau “Người đi qua thung lũng”, liệu ông có dự định nào khác để hợp tác cùng các nghệ sĩ, diễn viên người Việt Nam không?
Tôi nghĩ rằng mọi sự kết hợp đều thú vị. Nó giúp chúng ta nhận ra những giá trị tinh thần khác mà đôi khi trong một hoàn cảnh, một phạm vi cụ thể chúng ta không thể nhận ra được. Sau vở nhạc vũ kịch này thì tôi chưa thể nói trước về một dự định nào, vì nó còn phù thuộc nhiều phía. Hi vọng là sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa để tôi có thể hợp tác với các nghệ sĩ Việt Nam.
Xin cảm ơn ông về những chia sẻ!
Theo LaoDong
Chiều 13-1, ban chấp hành Hội Nhà văn TP.HCM họp phiên cuối cùng để ra quyết định trao giải thưởng văn học hằng năm. Theo đó, giải thưởng được trao cho nhà điêu khắc Trần Luân Tín với tác phẩm Được sống và kể lại (NXB Văn Hóa Sài Gòn).
Đầu năm, thị trường âm nhạc lại “dậy sóng” với hàng loạt album của các ca sĩ. Đây là thời điểm thích hợp để các ca sĩ ra album, điều này là dễ hiểu. Nhưng có một sự thật đáng buồn là thị trường âm nhạc Việt Nam cũng chỉ “sôi động” vào đầu năm thôi, có lẽ điều đó là chưa đủ.
Góp phần vào sự phát triển nền kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, thời gian qua, ngành du lịch đã hoàn thành tốt sứ mệnh mang hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến gần hơn với bạn bè thế giới. Tầm vóc và vị thế Việt Nam ngày càng được khẳng định trên bản đồ du lịch thế giới.
(HBĐT) - Đã lâu không trở lại xã vùng cao Giáp Đắt (Đà Bắc). Con đường men theo sườn núi lổn nhổn ổ gà ngày nào, nay đã được rải nhựa êm thuận. Đất trời vùng cao ngày cuối năm mang vẻ đẹp hoang sơ, giản dị nhưng làm say lòng ai khi đặt chân tới.
Lần đầu tiên nước ta tổ chức Liên hoan phim (LHP) quốc tế tại Hà Nội. Sự kiện điện ảnh lớn lao này lẽ ra là một điểm sáng trong năm qua, nhưng nó lại gây ra nhiều điều tiếng. Ngay buổi chiếu phim khai mạc, ban tổ chức lại chiếu một bộ phim hoạt hình của Pháp khiến nhiều khán giả bỏ về. Trong LHP, việc Cục Điện ảnh kết hợp với Công ty BHD tổ chức cũng bất ổn.
Chương trình hoà nhạc mang tên “Những ngày gió” sẽ diễn ra tại Trung tâm văn hoá Pháp 24 Tràng Tiền, Hà Nội vào ngày 15-1 tới. Chương trình là sự sáng tạo pha trộn nhiều âm sắc và ý vị, là sự gặp gỡ của nhiều nền văn hóa, với sự tham gia của các nghệ sĩ Pháp, Tây Ban Nha và Việt Nam.