Từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tận mắt chứng kiến những cánh rừng đỏ lá vì chất độc rải thảm, Trung tướng nhà văn Hữu Ước đầy lòng cảm thông với đồng đội cũ, khi có người phải nuôi 4-5 đứa con tật nguyền vì di chứng chiến tranh, cuộc sống vô cùng khó khăn.
Tối 24/1, chương trình "Tri ân tấm lòng vàng vì nạn nhân chất độc da cam" do Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) và Công ty CP Truyền thông ASEAN C&C tổ chức, đã diễn ra tại Hà Nội. Đến dự, có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Chủ tịch danh dự Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA); Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên; bà Bùi Thị Thanh, Phó Chủ tịch UBTWMTTQVN; Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch VAVA; GS.TS Phạm Đức Dương, Chủ tịch Hội Nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á - Việt Nam; Trung tướng, nhà văn Hữu Ước, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CAND - Bộ Công an, Tổng Biên tập Báo CAND; đại diện Bộ LĐ-TB&XH; Hội Hữu nghị Việt Mỹ TP HCM; Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel - đơn vị ủng hộ tài chính lớn nhất cho VAVA v.v…
Các đại biểu tại đêm giao lưu.
Chương trình đã tạo được sự xúc động sâu sắc cho khán giả từ phút đầu, với những thước phim chân thực về những mảnh đời đau khổ của các nạn nhân chất độc da cam ở Thái Bình. Người xem hiểu hơn sự thiệt thòi, bất hạnh của những con người mang di chứng từ chiến tranh, dẫu tiếng súng đã ngưng gần 4 thập kỷ.
Đặc biệt, những giọt nước mắt của bà Tâm, một người vợ, người mẹ của nạn nhân chất độc da cam, lại rơi tại buổi lễ, như đã rơi suốt mấy chục năm qua trong cuộc đời bà, đủ làm thức tỉnh lương tâm biết bao người. Nói như Đại tá Nguyễn Đức Hạnh, những nạn nhân chất độc da cam là những người chịu cảnh khổ nhất trong những cái khổ, khó nhất trong những cái khó, dù chiến tranh đã đi qua rất lâu rồi. Vì thế, bên cạnh sự quan tâm của Nhà nước, các đoàn thể, đòi hỏi phải có sự quan tâm đặc biệt của cả xã hội về cả vật chất lẫn tinh thần, mới giúp họ vơi đi những nỗi khổ đã phải gánh chịu.
Những năm gần đây, với sự kêu gọi của VAVA, đã có thêm nhiều sự cảm thông, tấm lòng sẻ chia cùng những con người bất hạnh bằng cả tình yêu thương lẫn sự giúp đỡ vật chất. Tại buổi lễ, khán giả đã có dịp gặp gỡ một số trái tim nhân ái đó: Đại tá Nguyễn Đức Hạnh, GS. Lưu Văn Đạt, Đại tá, Anh hùng Nguyễn Đăng Giáp, Thiếu tướng Dương Văn Tín v.v… Đó là sự thăm hỏi, động viên của Hoa hậu Mai Phương Thúy, để lắng nghe trong sâu thẳm nỗi đau của những nạn nhân, nỗi khao khát yêu thương, khao khát được cảm thông. Đó là những câu hát của nhạc sĩ Nguyễn Đăng Nước trong ca khúc "Nghe em gái mù hát" do chính anh sáng tác, làm lay động lòng người.
Trong chương trình giao lưu đặc biệt này, khán giả còn được gặp gỡ một vị tướng mà mấy chục năm qua, đã luôn gắn với công tác xã hội từ thiện. Đó là Trung tướng, nhà văn Hữu Ước. Từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tận mắt chứng kiến những cánh rừng đỏ lá vì chất độc rải thảm, Trung tướng Hữu Ước đầy lòng cảm thông với đồng đội cũ, khi có người phải nuôi 4-5 đứa con tật nguyền vì di chứng chiến tranh, cuộc sống vô cùng khó khăn.
Trung tướng Hữu Ước nhấn mạnh: Hậu quả của chất độc da cam/dioxin là khôn lường, khiến nỗi đau cứ chồng lên nỗi đau. Vì thế, đây không chỉ là vấn đề của Đảng, Nhà nước, mà là của cộng đồng, của nhân loại. Để làm dịu vết thương của hơn 4 triệu nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam, để giải quyết được phần nào nỗi thống khổ dưới những mái nhà, cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, rất cần sự chia sẻ, góp sức của toàn nhân loại, đặc biệt là Chính phủ Mỹ trong việc khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin.
Đã nhiều năm, những người làm Báo CAND luôn đồng hành cùng hoạt động xã hội từ thiện, về tận các vùng sâu, xa, đặc biệt là với nạn nhân chất độc da cam/dioxin, để tặng quà, mong muốn làm dịu nỗi đau của những mảnh đời không may mắn. Bằng những hình ảnh chân thực, Báo CAND thường xuyên tuyên truyền về hậu quả của chất độc da cam/dioxin, nhằm thêm một tiếng nói góp phần ngăn nỗi đau cho nhân loại. Tới đây, những người làm truyền thông sẽ tiếp tục chung tay kêu gọi cộng đồng giúp đỡ, nhất là Chính phủ Mỹ sớm có trách nhiệm với những nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt
Khán giả màn ảnh nhỏ còn được gặp một người dân ở Dân Tiến, Khoái Châu, Hưng Yên, là ông Nguyễn Phú Cửu, người đã hơn 60 lần ủng hộ Quĩ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Từng gặp và tiếp xúc với nhiều nạn nhân chất độc da cam, thấu hiểu nỗi đau khổ, thiếu thốn của họ, ông Cửu đã dành một phần thu nhập của gia đình để ủng hộ Quĩ Vì nạn nhân chất độc da cam và ủng hộ trực tiếp nạn nhân, tổng số tiền hơn 200 triệu đồng. Tết này, ông tiếp tục gửi 10 triệu để ủng hộ người nghèo, ưu tiên những nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
Xúc động trước những phận người còn nhiều bất hạnh, ông Nguyễn Minh Sơn, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tài chính SVA đã ủng hộ Quĩ Nạn nhân chất độc da cam 500 triệu đồng, chưa kể, vài ngàn suất quà mà đơn vị ông trực tiếp mang tặng nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở một số địa phương để đón Tết cổ truyền Tân Mão.
Hưởng ứng lời kêu gọi vì nạn nhân chất độc da cam, Công ty CP Đá quí Gia Gia cũng tặng Quĩ bức tranh đá quí có chữ ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Tập đoàn Thương mại Hà Nội KAT Group tặng 1.000 suất quà trị giá 300 triệu đồng. Đặc biệt, bà Trần Thị Cẩm Nhung, vợ ông Lê Văn Kiểm, Tổng Giám đốc Công ty Gofl Long Thành, đã tặng Quĩ 1 tỷ đồng.
Tại chương trình, Ban vận động xây dựng "Quỹ Truyền thông Da cam" do Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh - Chủ tịch VAVA, làm Trưởng ban và các thành viên gồm: Trung tướng, nhà văn Hữu Ước - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CAND - Bộ Công an, Tổng Biên tập Báo CAND; GS.TS Phạm Đức Dương, Chủ tịch SEARAV; ông Nguyễn Trung Thành, Chủ tịch ASEAN C&C; Đại tá Lê Cường - quyền Trưởng ban Tuyên truyền VAVA; ông Nguyễn Huy Du, Phó ban CNTT&TT ASEAN; nhạc sĩ Đăng Nước; diễn viên điện ảnh Đồng Thanh Bình, đã ra mắt.
Quĩ ra đời nhằm mời gọi sự ủng hộ về tài chính từ các doanh nhân, doanh nghiệp để chi phí hỗ trợ cho các hoạt động truyền thông đòi công lý cho hơn 3 triệu nạn nhân chất độc da cam; chi phí tuyên truyền, truyền thông liên quan tới các hoạt động kêu gọi sự hỗ trợ, chung tay giúp đỡ các nạn nhân da cam ở Việt Nam ở các cấp; vận động sự ủng hộ cho các nạn nhân và gia đình nạn nhân học bổng khuyến học, thẻ hỗ trợ giảm giá tàu xe, thẻ hỗ trợ khám chữa bệnh.
Theo CAND
Nếu phim điện ảnh chiếu rạp mùa Tết chỉ có 3 thì phim truyền hình Tết năm nay lại khá phong phú. hàng chục bộ phim trong Nam ngoài Bắc, đa dạng đề tài và hài hước, đang sẵn sàng chờ lên sóng phục vụ khán giả trong dịp Tết
Tiếp nối thông lệ, Ngày hội bánh tét 2011 năm nay tiếp tục hướng vào mục tiêu chăm lo cho người nghèo. Ngày hội do hai đơn vị là Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) và Công ty TNHH MTV Dịch vụ du lịch Phú Thọ tài trợ và tổ chức, hứa hẹn cũng sẽ tiếp nối thành công cả về phần hội và phần lễ như những năm trước.
Mừng Ðảng, mừng Xuân Tân Mão 2011, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam vừa mở triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh Chân dung con người Việt Nam hôm nay tại 45 Tràng Tiền Hà Nội. Phát động từ ngày 15-9 đến ngày 31-12-2010, cuộc thi đã nhận được hơn 4.100 ảnh của 767 tác giả từ 61 tỉnh, thành phố trong cả nước tham dự. Hầu hết ảnh dự thi đều bám sát chủ đề, phản ánh chân dung của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng, đổi mới và bảo vệ đất nước. Ban giám khảo đã chọn 119 ảnh để trưng bày và trao giải cho 12 tác phẩm xuất sắc nhất.
(HBĐT)- Tối 24/1, Huyện Đoàn Lương Sơn phối hợp với Phòng VH&TT tổ chức đêm giao lưu văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới.
Tập truyện và ký mang tên "Mặt trời ở lại" do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2010. Tập sách giới thiệu các tác phẩm xuất sắc trong cuộc Vận động sáng tác truyện và ký viết về "Người chiến sĩ Công an Hà Nội vì Thủ đô bình yên, vì Nhân dân phục vụ" do Công an Thành phố Hà Nội phát động. Đây là các tác phẩm hay của nhiều nhà văn, nhiều cây bút được giải hoặc được tuyển chọn từ một cuộc thi được tổ chức chu đáo và chất lượng.
Tôi nhẩm đi nhẩm lại mãi câu chào bằng tiếng Dao mà cô bé Lý Mán Mẩy dạy cho tôi ngay từ sáng sớm, lúc bước chân đến Tả Phìn, một xã văn hóa và du lịch cách thị trấn Sapa 12 cây số. Vừa đi qua con đường đá đen nhẵn bóng thì bất chợt có một cô gái đeo sọt hàng trên lưng bước tới, tôi vội bật ra hai tiếng đã thuộc làu: