Cuốn thư sơn thiếp vàng thế kỷ 19 - Ảnh do BTC cung cấp
Trong dịp tết, người Hà Nội có cơ hội chiêm ngưỡng nhiều câu đối, hoành phi, bình phong, hộp đựng sắc phong sơn son thiếp vàng… trong triển lãm do CLB Những người yêu cổ ngoạn Hà Nội tổ chức.
Trước kia, các gia đình, dòng họ giàu có, học thức thường mời thợ đến nhà làm những bức hoành phi, cuốn thư, câu đối, bình phong sơn son thiếp vàng để dựng trong phòng thờ, phòng khách, nhưng cũng có khi được dùng để mừng những sự kiện quan trọng như tân gia, khi nhận chức, nhận sắc phong… Chẳng hạn như khi vua Bảo Đại lên ngôi, các quan lại Bắc Kỳ đã dâng vua bức bình phong sơn thiếp vàng cao 1m, một mặt có chữ, mặt kia có hình con cá. Nhà sưu tầm Trần Thái (CLB Những người yêu cổ ngoạn Hà Nội) hiện đang giữ bức bình phong này.
Cái quý giá của những cổ vật này trước hết phải nói đến kỹ thuật sơn son thiếp vàng truyền thống. Màu sơn ta đẹp và độc đáo, không thể nhầm lẫn với bất kỳ loại sơn nào. “Làm sơn ta rất vất vả. Nếu không cẩn thận, sơn có thể khiến mặt người thợ bị sưng đỏ lên” - nhà chơi cổ vật Ngô Mạnh Cường nói. Hình trang trí quanh những tấm hoành phi được thiếp vàng tinh xảo vừa mang giá trị nghệ thuật vừa mang ý nghĩa như lưỡng long chầu nguyệt, tứ linh (thể hiện sự cao quý), hoa lá, bút kiếm (thể hiện văn võ song toàn)…
Giá trị của những bức bình phong, cuốn thư, câu đối, hoành phi còn nằm ở những câu chữ, lời hay ý đẹp ghi trên đó. Trước kia, người ta vẫn phải xin chữ của thầy đồ, người văn hay chữ tốt, rồi mới mang về cho thợ chạm lên. Các chữ được viết theo lối chân - thảo - triện - lệ, thường được làm bằng sứ, khảm trai có khi bằng ngọc, khi đọc phải đọc từ phải sang trái. Muốn chơi những món cổ vật này, người chơi phải ít nhiều am hiểu chữ nghĩa. Tuy nhiên, bây giờ không còn nhiều người hiểu lối viết thảo hay triện, vì thế nhiều nhà chơi cổ vật phải vất vả tìm cho ra người nghiên cứu, hiểu biết để dịch nghĩa câu thơ, câu đối viết theo lối này.
|
Ngoài ra, có hiểu chữ nghĩa thì mới biết bày sao cho đúng. Ý nghĩa của các dòng chữ, câu thơ, câu đối sẽ quy định món đồ đó được bày ở phòng thờ hay phòng khách để ngắm chơi. Chẳng hạn những món có các câu như Đức lưu quang (tạm dịch: cái đức giữ sáng muôn đời), Hộ quốc tề danh (chữ vua ban cho những người phò vua giúp nước), Học giới danh văn (nhắn nhủ con cháu theo nghề văn), Tiết hạnh khả phong (vua ban cho những người phụ nữ thủ tiết nuôi con nên người), Kính sở tôn (tôn kính tổ tiên, ông bà)… thường được treo ở phòng thờ, thường có ý nghĩa răn dạy người đời sau. Những món có đề câu thơ, câu đối về thiên nhiên, cuộc sống thường được gia chủ đặt trong phòng khách. Mỗi khi bạn bè đến chơi lại cùng gia chủ uống rượu, ngâm nga, bình luận.
Những món đồ sơn son thiếp vàng quý giá là vậy nên gia chủ càng phải cẩn thận, tỉ mỉ khi lưu giữ, bảo quản. Nhà sưu tầm cổ vật Nguyễn Trường (Chủ tịch CLB Những người yêu cổ ngoạn Hà Nội) cho biết, không bao giờ được dùng khăn ướt để lau chùi đồ sơn thiếp mà chỉ được dùng khăn khô hay phất trần. “Mỗi khi lau phải thật chăm chút, nhẹ nhàng. Dùng khăn ướt có khi làm biến màu, bong đi lớp thiếp. Chơi đồ sơn thiếp quả lắm công phu!” - ông nói.
Triển lãm diễn ra từ ngày 28.1 - 25.2 tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng.
Theo Báo Thanhnien
Nhà nhà mong đón Xuân đầm ấm trong không khí gia đình. Và truyền hình sẽ mang đến không khí đó cho mỗi nhà trong Xuân Tân Mão. Táo quân 2011, Gala cười sẽ là các chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc đêm Giao thừa trên sóng VTV trong dịp Tết âm lịch sắp tới…
Phim hoạt hình Tây Du Ký chính thức phát sóng trên HTV3 bắt đầu từ ngày 27-1 vào lúc 19 giờ 30 phút các ngày từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần.
Từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tận mắt chứng kiến những cánh rừng đỏ lá vì chất độc rải thảm, Trung tướng nhà văn Hữu Ước đầy lòng cảm thông với đồng đội cũ, khi có người phải nuôi 4-5 đứa con tật nguyền vì di chứng chiến tranh, cuộc sống vô cùng khó khăn.
(HBĐT) - Người Việt quan niệm rằng, ba vị thần Táo: thần đất, thần nhà, thần bếp núc định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này có được từ việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Vì vậy, hàng năm, đúng ngày 23 tháng chạp là ngày Táo Công lên chầu trời báo cáo những công việc đã làm được trong năm, các gia đình Việt thường tổ chức lễ cúng cá chép. Đây là tập tục đẹp tồn tại từ lâu đời, tuy nhiên, đằng sau tính nhân văn ấy vẫn còn những điều đáng bàn.
(HBĐT) - Ngày ông Công, ông Táo đến trong tiết trời giá rét. Dẫu vậy, trên khắp các phố phường, khu chợ, không khí tấp nập người mua, người bán, hàng mã, hương, hoa, cá chép đủ loại như làm cho Tết đến, xuân về ấm áp hơn.
(HBĐT) - Có dịp sang thăm bác vào một ngày cuối tuần giáp tết, vòng vèo qua con đường làng, nhà bác tôi nằm yên bình giữa một vườn ổi già trong xóm Mường giữa thành phố. Dừng xe, chưa kịp tò mò về nong lá chuối đang bày ra trước sân thì bác tôi bước ra vui vẻ: “Cô út hôm nay may nhá, “được” sang làm bánh uôi giúp bác”.