Có thể nói, năm 2010 cùng với sự khởi sắc về kinh tế, chính trị, xã hội, đời sống văn chương cũng có những dấu ấn quan trọng, khiến cho những người quan tâm đến sự phát triển của văn chương nước nhà hy vọng và chờ đợi. Tuy nhiên, ngoài mảng tiểu thuyết trong cuộc thi kéo dài từ năm 2006 - 2009 và được tổng kết, trao giải vào năm 2010, còn các mảng khác độc giả cảm thấy vẫn dường như còn thiếu “lửa”.

 

Từ các sự kiện...

Ngay những ngày đầu năm, vào tháng 1/2010 “Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài” diễn ra tại Hà Nội. Đây có thể coi là một sinh hoạt học thuật về văn chương khá mới mẻ, rất hoành tráng và nhiều tham vọng, bước đầu tạo tiền đề tốt cho văn chương nước nhà hướng ra quốc tế.

Tháng 1/2010, BCH đã kết nạp 40 người vào Hội Nhà văn Việt Nam, trong đó văn xuôi có 14, thơ 21, lý luận - phê bình 3 và dịch thuật văn học 2. Người trẻ nhất là nhà thơ Phạm Vân Anh (1980) và người già nhất là nhà thơ Việt Phương (1928).

Tiếp đến là Đại hội Nhà văn lần thứ VIII diễn ra tại Hà Nội tháng 8/2010. Đây được coi là sự kiện khá mới mẻ, vì đây là đại hội toàn thể đầu tiên và là lần đầu tiên, qua 5 kỳ Đại hội, Ban Chấp hành Hội Nhà văn mới có đủ số ủy viên như mong muốn. Theo dư luận đây là một kỳ Đại hội đổi mới. Các nhà văn được trao đổi thẳng thắn những vấn đề mình quan tâm đối với sự phát triển của văn chương nước nhà.

Mới đây, ngày 10/1/2011, BCH xét kết nạp 44 người, trong đó văn xuôi 21, thơ 17, lý luận phê bình 3, dịch thuật văn học 3. Kết quả có 26 người đã hội đủ số phiếu tín nhiệm của BCH khóa VIII để trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

BCH Hội Nhà văn khóa VIII đã có những đổi mới quan trọng trong thiết lập các hội đồng chuyên môn như: thơ, văn xuôi, lý luận - phê bình, dịch thuật và giải tán bớt các Ban chức năng, tập hợp lại thành Ban Văn học đề tài.

 Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài.

Đến các giải thưởng văn chương

Năm 2010 có 2 giải thưởng văn chương quan trọng. Đó là lễ trao giải cuộc thi tiểu thuyết 2006 - 2009 cho 14 tiểu thuyết, gồm 1 giải A, 3 giải B và 10 giải C trong số 51 tác phẩm tham gia vòng chung khảo. Dư luận cho rằng, dù quy mô cuộc thi lớn và kéo dài trong hơn 3 năm, dành cho thể loại có tính chất nền tảng của nền văn học là tiểu thuyết, nhưng lại chưa làm nóng lên bầu không khí văn chương là bao. Nhiều tác phẩm đã được xuất bản từ những năm trước, tức là đã qua sự sàng lọc của độc giả, mà số người mặn mà với nó vẫn rất khiêm tốn.  

Thực hiện nghị quyết của Đại hội Nhà văn lần thứ VIII về đổi mới công tác xét tặng các giải thưởng văn học, trong đó có giải thưởng hàng năm, ngày 10/1/2011, BCH Hội Nhà văn đã họp toàn thể để xem xét kết quả sơ khảo, chung khảo và đã chọn được 3 tác phẩm để trao giải thưởng văn học năm 2010: tập truyện ngắn Dị Hương của nhà văn Sương Nguyệt Minh; tập truyện ngắn (dành cho thiếu nhi): Chiếc vé vào cổng thiên đường xanh của Quế Hương; tiểu thuyết dịch: Triệu phú ổ chuột của dịch giả Nguyễn Bích Lan.

Tại phiên họp này, BCH cũng quyết nghị tặng bằng khen cho 3 tác giả có tác phẩm tốt trong năm gồm: Thế giới xô lệch, tiểu thuyết của Bích Ngân; Tháng giêng tháng giêng, một vùng dao quắm, tập tản văn của Y Phương và Quà của Chúa, tiểu thuyết của Lê Bá Thự.

Dù đã có nhiều cố gắng từ phía chủ quan của các nhà văn, song độc giả vẫn thấy dường như mùa văn chương năm nay còn thực sự thiếu “lửa”. Riêng hai mảng thơ và lý luận phê bình hoàn toàn vắng bóng trong mùa giải năm nay. Liệu đây có thể coi là một năm mất mùa với hai thể loại trên?

 

                                                                              Theo Báo SKĐS

 

 

Các tin khác

Cuốn thư sơn thiếp vàng thế kỷ 19 - Ảnh do BTC cung cấp
Lễ cắt băng khánh thành nhà bia ghi tên liệt sỹ xã Bao La
Phong trào TD-TT phát triển góp phần nâng cao sức khoẻ và đời sống tinh thần cho người dân Lạc Sơn
Không có hình ảnh

Vui tết - nhiều lựa chọn

Những ngày này, không khí tết đang lan tỏa khắp nơi. Ở nhiều quận ven, huyện ngoại thành, sắc xuân đang tràn về với những hội xuân, mang lại cho bà con nhiều niềm vui.

Rộn ràng tiếng cười trong chương trình đêm 30 Tết

Nhà nhà mong đón Xuân đầm ấm trong không khí gia đình. Và truyền hình sẽ mang đến không khí đó cho mỗi nhà trong Xuân Tân Mão. Táo quân 2011, Gala cười sẽ là các chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc đêm Giao thừa trên sóng VTV trong dịp Tết âm lịch sắp tới…

Hoạt hình Tây Du Ký lên sóng HTV3

Phim hoạt hình Tây Du Ký chính thức phát sóng trên HTV3 bắt đầu từ ngày 27-1 vào lúc 19 giờ 30 phút các ngày từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần.

"Tri ân tấm lòng vàng vì nạn nhân chất độc da cam"

Từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tận mắt chứng kiến những cánh rừng đỏ lá vì chất độc rải thảm, Trung tướng nhà văn Hữu Ước đầy lòng cảm thông với đồng đội cũ, khi có người phải nuôi 4-5 đứa con tật nguyền vì di chứng chiến tranh, cuộc sống vô cùng khó khăn.

Cúng Táo quân: văn hoá và chưa văn hoá

(HBĐT) - Người Việt quan niệm rằng, ba vị thần Táo: thần đất, thần nhà, thần bếp núc định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này có được từ việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Vì vậy, hàng năm, đúng ngày 23 tháng chạp là ngày Táo Công lên chầu trời báo cáo những công việc đã làm được trong năm, các gia đình Việt thường tổ chức lễ cúng cá chép. Đây là tập tục đẹp tồn tại từ lâu đời, tuy nhiên, đằng sau tính nhân văn ấy vẫn còn những điều đáng bàn.

Tết ông Táo

(HBĐT) - Ngày ông Công, ông Táo đến trong tiết trời giá rét. Dẫu vậy, trên khắp các phố phường, khu chợ, không khí tấp nập người mua, người bán, hàng mã, hương, hoa, cá chép đủ loại như làm cho Tết đến, xuân về ấm áp hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục