Hơn 25 năm làm báo với biết bao cảm xúc trước thời cuộc, dường như cũng đủ để tác giả lắng đọng lòng mình, tập hợp một số trong rất nhiều bài ghi chép về những chuyến đi xa gần, mà như anh nói "chỉ để kỷ niệm tháng ngày rong ruổi và nếu may mắn được người đọc chia sẻ trải nghiệm của mình thì âu đó cũng là một niềm vui".

 

Xin được mượn lời của nhà thông thái Albert Einstein để bày tỏ đôi dòng suy nghĩ khi đọc những bài viết trong cuốn sách đầu tay của Nguyễn Trung Hiếu, rằng: "Nỗ lực quan trọng nhất của con người là có được đạo đức trong các hành vi. Sự quân bình của tâm hồn và của chính đời sống của chúng ta tùy thuộc vào nỗ lực ấy".

Hơn 25 năm làm báo với biết bao cảm xúc trước thời cuộc, dường như cũng đủ để tác giả lắng đọng lòng mình, tập hợp một số trong rất nhiều bài ghi chép về những chuyến đi xa gần, mà như anh nói "chỉ để kỷ niệm tháng ngày rong ruổi và nếu may mắn được người đọc chia sẻ trải nghiệm của mình thì âu đó cũng là một niềm vui".

Tác giả khiêm tốn đó thôi, vì những bài viết trong tập phóng sự này đầy ắp thông tin bổ ích và thú vị, bài viết nào cũng trong sáng và nhiệt tình, cũng gửi gấm những trăn trở tận đáy lòng, những suy nghĩ trung thực vốn là phẩm chất đạo đức cao quí của người cầm bút.

Nguyễn Trung Hiếu đến với nghề báo khi còn là một thanh niên, một phóng viên trẻ của báo Quảng Nam - Đà Nẵng với những bài phản ánh đầy bức xúc về nghịch lý của thời bao cấp, và rồi trưởng thành nhanh chóng qua nhiều bài điều tra chống tiêu cực, những phóng sự xã hội không nhân nhượng với bất công trong đời thường trên báo Lao Động.

Người đọc dễ nhận ra trong tập sách vị đắng của chuyện làm ăn thời buổi kinh tế thị trường còn chất hoang dã, nỗi xót xa về sự biến dạng của các giá trị nhân văn do yếu kém trong việc trùng tu di tích, bảo tồn vốn cổ truyền thống.


Nhưng không chỉ có những gam màu xám, một số bài trong tập phóng sự này đã mang lại cho người đọc chút ấm lòng trước những tình cảm cao quí đã làm đổi thay không ít số phận.

Hơn mười năm trở lại đây, Nguyễn Trung Hiếu đi vào chiều sâu của lĩnh vực văn hóa và có vẻ như ngày càng bị cuốn hút bởi sự kỳ vĩ của đời sống tâm linh, những bí ẩn của tự nhiên và con người, mà thời gian học tập ở Ấn Độ dù ngắn ngủi cũng giúp anh ngộ được nhiều điều, ít ra cũng nhìn cuộc sống chung quanh với thái độ bao dung và thoáng đạt hơn.

Những chuyến viếng thăm các trung tâm Phật giáo, thâm nhập vào các khu phố nghèo, các làng quê xa xôi giúp anh thấu hiểu và giải thích được những hiện tượng nghịch lý đang diễn ra hàng ngày trên đất nước Ấn Độ. Ghi chép của anh là một bức tranh sống động về sự phân tầng xã hội cũng như khoảng cách giàu nghèo, một đô thị xa hoa kề cận một nông thôn lầm than, và sâu sắc hơn là tính cách an lạc chấp nhận lẽ vô thường trong cuộc sống của người dân nơi đây. Phải chăng vì vậy mà tập phóng sự tập hợp hơn 30 bài viết này có tên "Đi về phía An lạc".

Tôi có niềm vui là được tác giả yêu mến cho đọc bản thảo của tập phóng sự này và qua đó học thêm nhiều điều từ những câu chuyện kể rất thú vị của anh.

 

                                                                                   Theo Bao LĐ

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Người dân xã Trung Minh (TP Hòa Bình) trồng hoa phục vụ Tết Nguyên đán

Đổ xô về diễn Tết ở quê nhà

Về nước sum vầy với gia đình, người thân và kết hợp biểu diễn phục vụ công chúng trong dịp Tết đối với các nghệ sĩ là vẹn cả đôi đường

Lưu giữ nghề hoa giấy Thanh Tiên

Đầu tháng Chạp, người dân làng Thanh Tiên dù bận rộn thế nào cũng tranh thủ chăm chút từng nhành hoa giấy góp phần điểm xuyến cho "nàng Xuân". Làm hoa giấy vào dịp chuẩn bị đón Tết trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của dân làng Thanh Tiên. Hoa giấy ở đây nổi tiếng bởi có nguồn gốc- giá trị sâu xa về mặt tín ngưỡng trong nếp sống cổ truyền của người dân xứ Huế.

Đi chợ ngày Tết

(HBĐT) - Hoa mơ, hoa mận bung nở trắng xoá ven đồi, báo hiệu một mùa xuân nữa lại về. Không chỉ là quãng thời gian đẹp nhất trong năm, xuân về mang theo dịp lễ lớn nhất đối với mỗi người Việt - Tết Nguyên đán. Người Việt thưởng thức hương vị Tết bằng nhiều thú vui khác nhau. Hoà cùng không khí náo nức chuẩn bị cho một cái Tết thật sự đủ đầy, có một thú vui mà có lẽ bất cứ ai, từ già đến trẻ đều rất thích, ấy là đi chợ Tết. Đối với không ít người, chợ Tết còn là câu chuyện về cuộc sống, sản vật, những đẹp phong tục...

Nghịch cảnh phim truyền hình

Nhìn lại toàn cảnh phim truyền hình (PTH) VN năm qua, bên cạnh sự phong phú về đề tài, có nhiều phim hay về mảng đề tài chính luận, dàn diễn viên với nhiều gương mặt mới, xuất hiện nhiều nhà sản xuất mới, một số đài truyền hình tỉnh lẻ phía Nam mạnh dạn đầu tư cho phim Việt… thì kèm theo đó cũng nảy sinh không ít bất cập…

Văn chương 2010: Vẫn còn thiếu lửa!

Có thể nói, năm 2010 cùng với sự khởi sắc về kinh tế, chính trị, xã hội, đời sống văn chương cũng có những dấu ấn quan trọng, khiến cho những người quan tâm đến sự phát triển của văn chương nước nhà hy vọng và chờ đợi. Tuy nhiên, ngoài mảng tiểu thuyết trong cuộc thi kéo dài từ năm 2006 - 2009 và được tổng kết, trao giải vào năm 2010, còn các mảng khác độc giả cảm thấy vẫn dường như còn thiếu “lửa”.

Chơi đồ sơn son thiếp vàng

Trong dịp tết, người Hà Nội có cơ hội chiêm ngưỡng nhiều câu đối, hoành phi, bình phong, hộp đựng sắc phong sơn son thiếp vàng… trong triển lãm do CLB Những người yêu cổ ngoạn Hà Nội tổ chức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục