Một tiết mục của Đoàn phục vụ đồng bào  các dân tộc trong tỉnh.

Một tiết mục của Đoàn phục vụ đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

(HBĐT) - Cuối tháng 10/2010, Đoàn nghệ thuật các dân tộc Hòa Bình, tiền thân là đoàn văn công nhân dân Hòa Bình kỷ niệm 50 năm ngày thành lập đoàn (1960-2010).

 

Nắng mùa đông hanh nhẹ, ấm áp, nhiều người đã trở về khuôn viên của đoàn trong đôi mắt chứa chất biết bao niềm vui và kỷ niệm. Những mái đầu điểm bạc xen lẫn những diễn viên mái tóc còn xanh…50 năm, nửa thế kỷ hát ca, nửa thế kỷ dọc ngang bao miền quê Hòa Bình và đất nước để dâng hiến lời ca, điệu múa cho đời. Lớp lớp các thế hệ cán bộ, diễn viên đã tạo được cảm mến của đồng bào các dân tộc tỉnh nhà… 

 

Một thời, “Văn công Hòa Bình” đã trở thành hành trang đời sống tinh thần của biết bao thế hệ người yêu nghệ thuật. Những năm đó, nhiều chàng trai, cô gái Mường, Thái chẳng từng hồi hộp chờ tấm màn nhung kéo lên và người dẫn chương trình xuất hiện.  Nhiều chàng trai Hòa Bình đã từng mang theo trong lòng hình ảnh những lời ca, điệu múa về quê hương trên đường ra trận… Những năm tháng cả nước lên đường chống Mỹ, Đoàn cũng “lên đường” đưa các tiết mục ca, múa, nhạc, kịch, xiếc chiến sĩ, nhân dân. Những tiết mục đậm đà bản sắc các dân tộc Việt Nam đã vang lên trên các bản làng, trận địa để cổ vũ, động viên toàn quân, toàn dân hăng say lao động sản xuất, đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Nhiều tiết mục, nhiều cái tên của các diễn viên những năm tháng đó đã được nhiều người ghi tạc vào lòng như nhạc sĩ, nghệ sĩ: Đinh Công Bảo, Hà Vũ Khúc, Hà ươm, Thái Phiên, Bạch Quốc Khánh… Những kỷ niệm một thời luôn cháy trong lòng những người nghệ sĩ hết lòng vì nghệ thuật. Lần được về diễn tại Phủ Chủ tịch phục vụ Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước bằng bài cồng chiêng đặc sắc được nhiều người ghi nhớ. Đi lên từ khó khăn, thiếu thốn trăm bề, vậy mà năm 1971, tại hội diễn ca múa nhạc toàn quốc, các tiết mục của Đoàn đã đoạt 3 huy chương vàng, bạc, đồng. Năm 1975, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đoàn đã mang nét đẹp độc đáo của văn hóa, nghệ thuật các dân tộc Hòa Bình phục vụ 2 tháng liền ở thành phố mang tên Bác. Đoàn đã là “sứ giả” nghệ thuật miền Bắc XHCN đến với bà con miền Nam vừa bước qua những năm tháng lửa đạn…

 

50 năm với biết bao thăng trầm, biết bao lối rẽ và bước ngoặt, dù với nhiều tên gọi khác nhau như: Đoàn văn công Hòa Bình, Đoàn nghệ thuật Bông Trăng, Đoàn nghệ thuật dân gian các dân tộc Hòa Bình, hiện nay là Đoàn nghệ thuật các dân tộc Hòa Bình, Đoàn đều tuân thủ điều cốt lõi: các tiết mục phải mang được tinh thần văn hóa, nghệ thuật các dân tộc Việt Nam nói chung, Hòa Bình nói riêng và không xa rời trong định hướng đi lên, phát triển.

 

Mỗi bước phát triển đều có kế thừa, phát huy được truyền thống và nét bản sắc văn hóa Hòa Bình, đồng thời luôn học hỏi, hướng tới xu thế mới, hiện đại. “Cựu mà không cũ”, “tân” nhưng không quá đà, lai căng. Đồng thời, Đoàn luôn luôn chú trọng tới phát hiện, tìm tòi, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, diễn viên. Cũng vì thế mà kịch mục, chương trình của Đoàn ngày càng đa dạng, phong phú. Nhiều diễn viên, ca sĩ, nghệ sĩ đã trưởng thành và có được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người hâm mộ như cặp song ca Xuân Chí - Ngọc Bích, nghệ sĩ nhân dân Trung Đức, nghệ sĩ ưu tú Mạnh Chung, ca sĩ - nhạc sĩ Đỗ Hoàng Long, nghệ sĩ ưu tú Ninh Trọng Sầu, nhạc sĩ Trần Hoàng... Tại mỗi thời điểm, Đoàn đều có những đóng góp đáng kể vào xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh nhà. Cán bộ, diễn viên của Đoàn cũng xứng đáng là các “chiến sĩ xung kích” trên mặt trận văn hóa… Từ năm 1991 đến nay là một chặng đường phát triển nhiều ý nghĩa sau thời kỳ tái lập tỉnh. Bộn bề khó khăn, bộn bề điều cần phải lựa chọn nhưng Đoàn vẫn kiên trì với lối đi của một đoàn nghệ thuật trong đời sống nghệ thuật đương đại. Đó là dân tộc kết hợp với hiện đại. Các chương trình mà đoàn dàn dựng có tính học thuật và chuyên nghiệp hơn trước rất nhiều. Trong đó đã quan tâm nhiều hơn đến thị hiếu thẩm mỹ của người xem hiện nay, cùng khát vọng nghệ thuật của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Những năm gần đây, mỗi năm, Đoàn đều diễn 120 buổi/năm. Nhiều tiết mục của Đoàn đã tạo được tiếng vang không chỉ trong lòng người xem mà cả giới nghệ thuật toàn quốc ghi nhận như tiết mục song ca Tuấn Mạnh - Hồng Tam “Cơm mường Vó, lọ mường Vang” (sáng tác Bùi Chỉ, HCV hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc); thơ múa “Cây mâm xôi huyền thoại” (biên đạo: Đoàn Long, nhạc: Vũ Duy Cương); độc tấu sáo của Quách Thế Chúc “Tâm sự bản Mường” (HCB toàn quốc); màn hát múa “ âm vang huyền thoại đất Mường” (âm nhạc: Đoàn Tiến, biên đạo: Công Khánh - HCB toàn quốc), thơ múa “Sự tích khèn bè”, “Huyền thoại một vùng hồ”, “Sau cơn mưa”... Chỉ tính từ năm 1991 đến nay, tập thể cá nhân của Đoàn đã được tặng thưởng: 1 Huân chương Lao động hạng ba, 2 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 3 cờ thi đua xuất sắc của Bộ VH-TT và UBND tỉnh; 64 bằng khen cho tập thể và cá nhân; 9 HCV, 30 HCB Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc và khu vực. 9 cán bộ, diễn viên đã được trao tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp văn hoá”, 1 nghệ sĩ được phong tặng Nghệ sĩ ưu tú, 4 người là hội viên Hội nghệ sĩ múa, Hội nhạc sĩ Việt Nam...

 

Năm 2010 là năm có nhiều sự kiện lớn của tỉnh và đất nước, Đoàn bận rộn khi xây dựng được nhiều chương trình nghệ thuật chất lượng, màu sắc riêng để phục vụ nhiều nơi trong và ngoài tỉnh như: Chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Đại hội các dân tộc thiểu số Việt Nam tại Hà Nội, khánh thành làng văn hóa…

 

Cuối năm 2010, khi những làn mưa xuân bay lất phất trên đỉnh dốc Cun, các diễn viên, nghệ sĩ như Huy Phúc, Thúy Mùi, Ngọc Dũng cùng dàn diễn viên lại có chuyến lưu diễn cuối cùng của năm. Lạc Hưng, Lạc Sĩ (Yên Thủy) cùng các xã của Lạc Thủy, Kim Bôi lại có dịp thưởng thức những lời ca, điệu múa trước ngưỡng cửa mùa xuân. Các tiết mục qua sàng lọc của thời gian lại quen thuộc vang lên, hiện diện nơi thôn bản như song ca “Lời thương”, múa “Sắc xuân Pà Cò”, “Sông Đà, nguồn sáng”, hát múa “Tiếng gọi sông Đà”, tấu sáo Mông “Xuân về bản”… Đã qua rồi 50 mùa xuân. Mùa xuân mới này thật ý nghĩa với một Đoàn nghệ thuật đã có nửa thế kỷ hát ca,  nửa thế kỷ đem lời ca, tiếng hát phục vụ đồng bào các dân tộc trong tỉnh…

 

                                                                                       Văn Tưởng

 

Các tin khác

Hàng ngàn người dân TPHCM tham quan đường hoa - đường sách Nguyễn Huệ trong đêm khai mạc
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Cùng sum vầy gói bánh uôi ngày Tết

Xuân về trên đường Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Trước thềm năm mới Tân Mão, không khí trên đường Hồ Chí Minh càng thêm nhộn nhịp, tất bật. Suốt ngày đêm những đoàn xe hối hả ngược xuôi đưa hàng hoá đến mọi vùng quê phục vụ người dân đón Tết, vui xuân.

Bùng nổ Táo quân đêm 30 Tết

Chương trình Táo quân năm nay trên sóng các đài truyền hình hứa hẹn ngập tràn tiếng cười vui nhộn

Đôi dòng về "Đi Về Phía An Lạc"

Hơn 25 năm làm báo với biết bao cảm xúc trước thời cuộc, dường như cũng đủ để tác giả lắng đọng lòng mình, tập hợp một số trong rất nhiều bài ghi chép về những chuyến đi xa gần, mà như anh nói "chỉ để kỷ niệm tháng ngày rong ruổi và nếu may mắn được người đọc chia sẻ trải nghiệm của mình thì âu đó cũng là một niềm vui".

Xẩm Hà thành lên sân khấu

Vừa qua, trên sân khấu sang trọng của Nhà hát lớn Hà Nội, một chương trình nghệ thuật hát Xẩm đặc sắc đã thu hút sự quan tâm và yêu thích của công chúng. Chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng nhạc sĩ - nhà nghiên cứu lý luận Nguyễn Quang Long, người biên tập, thực hiện kịch bản và biểu diễn trong chương trình Xẩm Hà thành. Nhạc sĩ đồng thời đã tham gia nhóm khôi phục lễ giỗ Tổ nghề hát Xẩm.

Các tỉnh, thành phố khai mạc Hội Báo Xuân Tân Mão 2011

Tối 29-1, tại thành phố Tuyên Quang, Hội Nhà báo tỉnh Tuyên Quang phối hợp với các cơ quan báo chí tỉnh tổ chức khai mạc Hội Báo Xuân Tân Mão 2011. Tham gia Hội Báo Xuân năm nay có hơn 900 ấn phẩm của các cơ quan báo chí T.Ư và các địa phương trong cả nước. Các ấn phẩm trình bày đẹp, nội dung phản ánh đa dạng các lĩnh vực đời sống xã hội trên mọi miền đất nước, trong đó nêu bật thành công Ðại hội toàn quốc lần thứ XI của Ðảng. Sau Hội Báo, các ấn phẩm báo chí được chuyển tặng các nhà văn hóa trung tâm cụm xã và thôn bản vùng sâu, vùng xa trong tỉnh.

Sắc hoa xuân

(HBĐT) - Sau khi “lão đào, quất thế” được bày ở vị trí trang trọng, hợp lý của không gian phòng khách, ông Hải ở phường Tân Hòa (TPHB) lại cùng cô con gái dạo qua một vòng các cửa hàng hoa để chọn 3 lọ hoa tươi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục