Lên đồng là một nghi thức độc đáo trong hoạt động tín ngưỡng dân gian của Việt Nam.

Lên đồng là một nghi thức độc đáo trong hoạt động tín ngưỡng dân gian của Việt Nam.

Lên đồng – nghi thức còn nhiều tranh cãi trong hoạt động tín ngưỡng dân gian của Việt Nam sẽ được đem ra mổ xẻ và phân tích, trong một cuộc hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào ngày 23.2 tới đây tại Hà Nội.

 

Lên đồng (hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng, đồng bóng) là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam. Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các “ông đồng”, “bà đồng”. Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ. Ở Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong các thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần…

Ngày nay, lên đồng vẫn còn là nhu cầu tâm linh, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt. Các nghi lễ này thường được tổ chức nhiều lần trong một năm vào các dịp lễ tiết, thường là tại các lễ hội đền thánh, phủ mẫu...

Tại Việt Nam hiện nay, hoạt động lên đồng bị chính quyền xem là hoạt động mê tín dị đoan do nhiều trường hợp việc lên đồng đã bị nhiều người lợi dụng vào mục đích xấu. Tuy nhiên, nhiều hội thảo khoa học nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam, trong đó có lên đồng đã được tổ chức, nhiều ấn phẩm của các học giả cũng đã được xuất bản.

Để những người yêu văn hoá Việt sẽ có thể có một cái nhìn rõ ràng và đa chiều hơn về hình thức lên đồng, Trung tâm văn hoá Pháp sẽ tổ chức một buổi hội thảo về nghi thức độc đáo này dành cho các khán giả Hà Nội. Hội thảo mang tên “Lên đồng, Bảo tàng sống của văn hóa Việt”, do GS.TS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam thuyết trình và TS. Nguyễn Xuân Diện dẫn chương trình, diễn ra tại hội trường Trung tâm văn hoá Pháp, Tràng Tiền, Hà Nội vào 17h ngày 23.2 tới.

 

                                       Theo LaoDong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nông dân xã Trung Bì (Kim Bôi) tập trung sản xuất vụ Chiêm - Xuân.

Khai hội cầu Ngư

Ngày 18/2 ( tức 16 tháng giêng âm lịch) ngư dân Đà Nẵng nô nức khai hội cầu Ngư. Lễ hội cầu ngư sẽ diễn ra sôi nổi tại biển Nguyễn Tất Thành quận Thanh Khê – TP Đà Nẵng trong 2 ngày (18, 19/2 dương lịch).

Năm 2011 - Thị trường nghệ thuật toàn cầu hứa hẹn hồi sinh

Nếu như tại đỉnh điểm năm 2007, tổng giá trị hàng hóa trên thị trường nghệ thuật thế giới trị giá khoảng 65 tỷ USD (48 billion euros), gấp 2 lần con số của 5 năm trước đó, thì liên tục 2 năm sau đó, giá cả đã rớt xuống khoảng 50% trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, giới đầu tư nghệ thuật thế giới đang khấp khởi vui mừng khi doanh số các tác phẩm nghệ thuật hiện đại đã bật lại trong năm 2010, đặt biệt là trong 6 tháng cuối năm.

Khai mạc triển lãm Mexico - Đất nước của sắc màu

“Mexico - Đất nước của những sắc màu” là tên cuộc triển lãm do Đại sứ quán Mexico tại Việt Nam tổ chức.

Thanh niên Lạc Sơn tích cực tham gia giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn có tỷ lệ thanh niên chiếm khoảng 18,5%, chủ yếu là thanh niên dân tộc Mường. Kế thừa, phát huy tinh hoa truyền thống của dân tộc, thanh niên Lạc Sơn đang tích cực năng động, sáng tạo đi đầu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Rực rỡ Lễ hội Nguyên tiêu

Lúc 17 giờ ngày 17-2, Lễ hội Nguyên tiêu xuân Tân Mão do Trung tâm Văn hóa quận 5 phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc TPHCM, Phòng Văn hóa – Thông tin, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành, đoàn thể quận 5 tổ chức đã khai mạc bằng lễ diễu hành nghệ thuật đường phố độc đáo. Từ Hội quán Ôn Lăng đến TTVH quận 5, 500 diễn viên thuộc 8 đoàn diễu hành nghệ thuật đã biểu diễn phục vụ hàng ngàn khán giả, người dân đi đường các tiết mục “Đại la cổ mừng xuân”, múa lân – sư – rồng, múa ương ca, võ thuật đồng diễn, đi cà kheo, hóa trang bát tiên, Phúc Lộc Thọ, diễu hành xe hoa…

Ngày thơ đã thành thông lệ...

Đã thành thông lệ từ 10 năm nay, hội thơ ngày rằm tháng giêng tiếp tục thu hút sự quan tâm của những người yêu thơ. Nhưng những cố gắng làm mới thơ của những người trong cuộc có vẻ ngày càng hụt hơi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục