Nếu coi thị trường âm nhạc là kiềng ba chân: nhạc sĩ - ca sĩ và khán giả thì nhiều chương trình ca nhạc hiện nay đang… khập khiễng. Cũng tương tự, chất lượng thí sinh, biên tập âm nhạc và sự công minh trong chấm giải là ba yếu tố quan trọng nhất quyết định số phận các sân chơi phát hiện tài năng ca hát cũng trong tình trạng liêu xiêu.

Háo hức với liveshow

Mặc dù Hà Nội vẫn “mang tiếng” thị trường kén khách nhưng các liveshow của Đàm Vĩnh Hưng hay đêm nhạc của cố ca sĩ Y Moan và các chương trình Tuấn Vũ - 10 năm tái ngộ tại Nhà hát Lớn Hà Nội đều thành công về mặt khán giả, dù giá vé các chương trình này không bình dân chút nào. Các nhạc sĩ của Hà Nội như Phú Quang, Lê Minh Sơn… cũng đều đều làm liveshow, mỗi show vài đêm và giá vé cao nhất lên đến 1,5 triệu đồng. Tuy nhiên, cách đây vài năm, chương trình của giọng ca Tuấn Ngọc tại Trung tâm Hội nghị quốc gia lại vắng khách đến nao lòng. Năm ngoái, chương trình Ánh Tuyết cũng không thành công về khán giả…

Nhiều người đổ lỗi cho khán giả Hà Nội khó tính hay tại chương trình chưa được quảng bá phù hợp. Nhưng nếu xét các nguyên nhân này từ chương trình của Y Moan hay Đàm Vĩnh Hưng sẽ thấy khi khán giả yêu mến ca sĩ thì những chiêu thức quảng cáo hay… sự khó tính không phải yếu tố quyết định số lượng khán giả đến với chương trình. Đàm Vĩnh Hưng hay Y Moan đều có những khán giả của riêng họ. Vì vậy, việc họ trở thành giọng ca “đinh” của chương trình dễ được khán giả ủng hộ. Ủng hộ đến mức ca sĩ hát bài nào đều được khán giả vỗ tay rần rần, kể cả Y Moan hát một bài về Hà Nội lạc điệu hẳn so với chương trình Ngọn lửa cao nguyên, kể cả khi anh hát sai lời, khán giả vẫn vỗ tay không ngớt. Dường như không còn ai săm soi ca sĩ nữa, vì họ quá yêu anh và hiểu những nỗ lực của anh cho đêm nhạc cuối cùng ấy. Với tâm thế đầy háo hức, mong chờ và sẻ chia cùng tình yêu thương dành cho Y Moan thì không khó hiểu khi chương trình của anh được sự đón nhận của khán giả. Cùng với các bài hát Tây Nguyên, đặc biệt là các ca khúc của Nguyễn Cường, ca sĩ Y Moan và khán giả đã “đồng hành” thổi bùng Ngọn lửa cao nguyên trở thành một trong những dấu ấn của âm nhạc Thủ đô năm 2010. Thành công của chương trình này vượt ngoài sức tưởng tượng của những người thân và bạn bè Y Moan khi đứng ra tổ chức.

Với các chương trình Dạ tiệc trắng của Đàm Vĩnh Hưng hay Tuấn Vũ - 10 năm tái ngộ và gần đây là liveshow Thanh Tuyền cũng vậy. Khán giả yêu mến những giọng ca này, chờ đợi được nghe những bản “hit” của ca sĩ nên dù chương trình bày trò có vẻ tạp kỹ khi đưa vào những màn biểu diễn thời trang, những màn biểu diễn của ca sĩ “teen” hay “độn” những giọng ca không mấy tên tuổi thì Tuấn Vũ - 10 năm tái ngộ vẫn đắt khách với 5 đêm diễn ở Hà Nội và 2 đêm ở Quảng Ninh. Hai đêm Thanh Tuyền cũng đầy ắp khán giả Cung Văn hoá Hữu nghị Hà Nội. Hầu như bài nào họ hát cũng được khán giả cổ vũ nồng nhiệt. Khán giả vây quanh họ khi bước xuống sân khấu, liên tục gọi tên ca khúc “hit” gắn với tên tuổi của anh. Một không khí thưởng thức âm nhạc mà nghệ sĩ mơ ước. Hoàng Tiến - “ông bầu” của chương trình giải thích, vì 2/3 số bài Tuấn Vũ hát đều thuộc hàng “hit” và Tuấn Vũ sau 10 năm mới tái ngộ khán giả Thủ đô nên khán giả chờ đợi, tò mò… Còn Thanh Tuyền cũng vậy. Chị có quá nhiều bài được khán giả thuộc nằm lòng, chủ yếu nghe chị qua băng đĩa. Điều này phần nào cho thấy, khi chương trình hội đủ cả ba yếu tố nhạc sĩ (ca khúc), ca sĩ và khán giả tạo nên sự thành công của loạt liveshow Tuấn Vũ 10 năm tái ngộ hay liveshow Thanh Tuyền là dễ hiểu.

Các thí sinh của Sao mai Điểm hẹn 2010.

Những khập khiễng của các “sân chơi” ca nhạc

Nổi trội hơn cả trong nhiều “sân chơi” tìm kiếm những gương mặt ca sĩ trẻ có thể trở thành “thần tượng” hay “sao” là Vietnam Idol và Sao Mai điểm hẹn (SMĐH) nhưng đều bộc lộ những sự chông chênh. Chất lượng thí sinh, nếu xét về mặt bằng học vấn thì SMĐH có vẻ trội hơn Vietnam Idol và cũng đã xuất hiện những gương mặt cá tính, nhưng phần biên tập âm nhạc “có vấn đề” khiến một số chương trình phát sóng gây khó chịu ngay cả với giám khảo. Chẳng hạn, SMĐH ở đêm thi thứ 5, sau phần diễn rock xuyên màn đêm bốc lửa của thí sinh Hoài Nam thì không khí đột ngột chùng xuống với một ca khúc pop quá nhẹ khiến người xem bị hụt hẫng và người hát cũng bị thiệt thòi. Chất lượng thí sinh những mùa sau so với những kỳ SMĐH đầu tiên có dấu hiệu đi xuống vì những “sao” giành giải cao vẻ như… lịm dần. Nhưng đáng nói là vai trò của biên tập viên âm nhạc ở đâu khi nhiều thí sinh lựa chọn ca khúc không hợp với giọng hát hay với phong cách của họ. Hệ thống bình chọn cũng bị dư luận hồ nghi khi nhiều người bình chọn cho thí sinh yêu thích nhưng tin nhắn bị trả lại hay không nhắn được rõ ràng ảnh hưởng đến tính công minh của kết quả bình chọn. Vietnam Idol năm nay được coi là thành công với “hiện tượng” Uyên Linh làm nức lòng người nghe. Thế nhưng, những chuyện lùm xùm hậu trường như việc Đức Anh chửi thề hay quyết định “đột ngột” của ban giám khảo chọn ngay Uyên Linh mà không chờ cô hát ca khúc tạm biệt khi Đăng Khoa nói lời chia tay cũng gây nên những băn khoăn không ít.

Nhạc sĩ Nguyễn Cường nói, phần đông khán giả bây giờ chỉ vỗ tay khi ca sĩ hát bài họ thích chứ không phải bài nào cũng vỗ tay. Ông cho rằng, yếu tố khán giả đang trở thành mối lo ngại cho các chương trình ca nhạc hiện nay khi người nghe không thực sự đồng hành cùng nghệ sĩ. Nhạc sĩ Quốc Trung thẳng thắn “chỉ mặt đặt tên” trên sân khấu Vietnam Idol khi Đăng Khoa rút lui khỏi cuộc thi: Những bất cập trong thẩm mỹ âm nhạc của giới trẻ hiện nay không phải do ca sĩ mà là những nhà sản xuất âm nhạc. “Vì họ đưa ra những hình mẫu, những thẩm mỹ âm nhạc đó cho nên bây giờ chúng ta phải gánh những điều này”.

Sự phát triển mất cân đối của thị trường ca nhạc khiến nhiều lên tiếng nhưng vẫn là chuyện “biết rồi, khổ lắm…”. Trong môi trường âm nhạc như vậy thì việc có được một vài chương trình hài hòa các yếu tố âm nhạc và công chúng chỉ như muối bỏ biển, còn các sân chơi âm nhạc khác trên truyền hình diễn ra trong một thời điểm tìm ra một vài gương mặt rồi… thôi. Đời sống âm nhạc đang bị thả nổi, thiếu tính định hướng và chiến lược phát triển đồng bộ, dài lâu còn dẫn tới nhiều hệ lụy khác…           

                                                                                   Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Du khách đến chùa Tiên (Phú Lão) vào những ngày đầu năm cầu an, cầu lộc, cầu tài
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

ngày 28/2 - Lễ trao giải Oscar 2011 diễn ra tại nhà hát Kodak, Los Angeles, Mỹ

Giải thưởng điện ảnh lớn nhất hành tinh đang diễn ra tại nhà hát Kodak, Los Angeles, Mỹ, tối 27/2 (tức sáng 28/2 giờ Hà Nội). Minh tinh Anne Hathaway và tài tử James Franco đảm nhận vai trò dẫn chương trình.

Bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian các dân tộc

(HBĐT) - Trò chơi dân gian các dân tộc là một trong những kho tàng của di sản văn hoá, là sản phẩm mang tính chất vận động và tinh thần xuất phát từ LĐ SX, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học và được lưu truyền bằng miệng, truyền tay, được trình diễn, thi đấu.

Kim Bôi: Chuyển biến sau 15 năm thực hiện CVĐ lớn

(HBĐT) - Nhìn lại 15 năm thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” giai đoạn từ 1995-2010, bà Bùi Thị Tươi, Chủ tịch MTTQ huyện Kim Bôi cho biết: Bằng nhiều hoạt động phong phú, sáng tạo với nhiều mô hình, phù hợp với đặc điểm của KDC, CVĐ đã đem lại hiệu quả thiết thực.

Cứ đến mùa lễ hội, chùa Hương lại chịu cảnh quá tải do người hành hương quá đông.

Hầu hết, các lễ hội truyền thống của nước ta đều gắn liền với một hay một cụm di tích nhất định. Lễ hội là bộ mặt, là bản sắc, là nhân tố chủ đạo góp phần nâng cao giá trị của di tích. Thế nhưng, có một thực tế là ở nhiều địa phương, người ta đang “tận thu” di tích thông qua lễ hội để rồi cứ sau mỗi mùa lễ hội, các di tích lại trở nên tiêu điều, xơ xác, tan hoang…

Đề nghị xử lý nghiêm sai lầm của Báo Lao động

Do sai lầm về nội dung một bài viết trên Báo Lao động điện tử ngày 22 tháng 2 năm 2011 (Bài “Thác nước Detian - thiên đường chốn hạ giới”), ngày 24 tháng 2 năm 2011, Ban Tuyên giáo Trung ương có công văn gửi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Tổng Liên đoàn, với tư cách là cơ quan chủ quản, kiểm điểm, xử lý nghiêm tập thể, cá nhân sai phạm; báo cáo việc xử lý về Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan chức năng trước ngày 27 tháng 2 năm 2011.

Cuộc chiến giành tượng vàng Oscar

Bộ phim nào sẽ là chủ của tượng vàng Oscar danh giá lần thứ 83 năm 2011? Kết quả chỉ được công bố chính thức vào ngày 27.2 tại nhà hát Kodak, Los Angeles, Mỹ. Tuy nhiên, những nhà chuyên môn tại các giải tiền Oscar hay một số trang web về điện ảnh đều có dự đoán của riêng mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục