Một cảnh diễn xướng trong chương trình "Tâm linh Việt".
Những tranh cãi và dự định hoàn toàn nghiêm túc của giới quản lý văn hóa cũng như các nhà khoa học, về việc thiết lập hồ sơ, đề nghị UNESCO công nhận hầu đồng là "Di sản văn hóa phi vật thể thế giới" đã giúp NSND Lan Hương thêm tự tin, mày mò bắt tay dàn dựng "Tâm linh Việt".
Sau khi giành giải đặc biệt tại Liên hoan sân khấu Hình tượng người chiến sỹ Công an nhân dân lần thứ 2 (do Bộ Công an, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức năm 2010) cho vở kịch hình thể "Chuyện một ngã tư", lấy cảm hứng từ công việc hằng ngày của lực lượng Cảnh sát giao thông, NSND Lan Hương lại tiếp tục một cuộc chơi đầy hứng khởi, đưa hầu đồng lên sàn diễn chuyên nghiệp.
"Tâm linh Việt", chương trình thử nghiệm hình thức diễn xướng mang âm hưởng dân gian vừa ra mắt tại Nhà hát Tuổi trẻ, lại chứng tỏ những nỗ lực làm mới chính mình của NSND Lan Hương và các đồng sự ở Đoàn kịch 3, đang dần áp gần hơn với đời sống thường nhật.
Hầu đồng, thay vì bị coi là minh chứng của tệ nạn mê tín dị đoan, đã dần dần trở về đúng vị trí, được nhìn nhận như nghi lễ tiêu, điển hình nhất của đạo Mẫu, một tôn giáo hiếm hoi khởi nguồn ngay từ Việt Nam. NSND Lan Hương, bằng con mắt của một đạo diễn sân khấu ưa khám phá, tìm tòi, không thích khuôn phép, lối mòn, đã cảm thấy ở hầu đồng, sự hấp dẫn khó cưỡng của một trò diễn xướng mang đậm hồn cốt dân tộc và sự giải thoát về mặt tinh thần.
Những tranh cãi và dự định hoàn toàn nghiêm túc của giới quản lý văn hóa cũng như các nhà khoa học, về việc thiết lập hồ sơ, đề nghị UNESCO công nhận hầu đồng là "Di sản văn hóa phi vật thể thế giới" đã giúp NSND Lan Hương thêm tự tin, mày mò bắt tay dàn dựng "Tâm linh Việt".
Phong tục và nghi lễ thờ cúng của đạo Mẫu, lần đầu tiên đã được đưa lên sân khấu chính thống, với sự kết hợp của múa đương đại, nghệ thuật hình thể, múa hầu bóng cổ, vũ đạo tuồng và hầu đồng…, trên nền nhạc hát văn quay quắt lòng người.
Thực ra, trình diễn hầu đồng trên sân khấu, công đầu phải thuộc về NSND Trần Minh khi ông phục dựng "Ba giá đồng" cho chèo. "Ba giá đồng" từng được cô đào tài sắc Thanh Ngoan và nhiều nữ nghệ sỹ của Nhà hát Chèo Việt Nam tung hứng rất thành công.
Nhưng Lan Hương muốn thâu tóm nhiều hơn, nên chị đã đụng tới rất nhiều giá đồng và dàn dựng lại theo cách của mình. Chị cũng để hàng chục diễn viên, cả nam lẫn nữ cùng lúc hóa thân làm các thanh đồng: cô Bơ, cô Bẩy, ông Hoàng Mười, ông Hoàng Bẩy, cậu Hoàng bé, cô Hoàng bé… và thỏa sức thể hiện mình trong các vũ khúc dân gian đầy màu sắc…
Các nghệ sỹ được đào tạo bài bản, lại có biên đạo múa riêng nên đã biết cách nói thành lời bằng chính cơ thể mình, bằng ngôn ngữ hình thể giàu sắc thái biểu trưng. Sức hấp dẫn nữa của hầu đồng là hát văn, lại được NSND Lan Hương tận dụng bằng giọng hát tuyệt đẹp của NSƯT Văn Chương, một kép tài năng của chiếu chèo xứ Đoài Hà Tây (cũ).
Âm nhạc rộn ràng, sinh động, giàu tiết tấu làm nên sự cộng hưởng, khiến "Tâm linh Việt" thực sự là một chương trình nghệ thuật giúp khán giả thêm cơ hội mở lòng, tìm về nguồn cội, tìm về với những nét đẹp văn hóa dân gian đang ngày càng bị khỏa lấp trong cuộc sống bộn bề bận rộn.
Tuy nhiên, điều mà nhiều người băn khoăn, có lẽ cũng chính là nỗi niềm mà chính NSND Lan Hương chưa tìm ra lời giải đáp thỏa đáng: Chương trình "Tâm linh Việt" sẽ hợp hơn cả với không gian biểu diễn nào: Sân khấu hộp (tức sân khấu nhà hát), sân đền, đình hay sân chơi của một lễ hội dân gian, một hội làng…, vốn được tổ chức với mật độ dày đặc trong suốt các ngày của năm, trên khắp dọc dài đất nước.
Theo Báo CAND
Kỷ niệm 80 năm ngành tranh biếm họa, tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội) đang có triển lãm "Biếm họa Việt Nam" của họa sĩ Lý Trực Dũng. Những bức tranh không chỉ mang tới tiếng cười cho người xem mà còn tái hiện cả thời cuộc, lịch sử đất nước trong 80 năm qua.
Trên thị trường du lịch nở rộ như hiện nay, bên cạnh những doanh nghiệp uy tín cũng xuất hiện không ít công ty "chui" hút khách bằng việc tung ra những chùm tour với giá siêu rẻ. Sau hành vi kinh doanh lữ hành quốc tế trái phép của Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Nữ hoàng (AZ Queen), đơn vị tổ chức tour cho đoàn khách nước ngoài bị chìm tàu tại Vịnh Hạ Long khiến 12 người tử nạn vừa qua, một lần nữa tiếng chuông cảnh báo về chất lượng các tour du lịch giá rẻ lại được gióng lên.
“Saigon Yo” là câu chuyện nhỏ về thế giới sống động của những người trẻ đam mê hip-hop trong thành phố Sài Gòn sôi động. Bộ phim theo dự kiến ra mắt thế giới (World Premiere) trong tháng 3/2011 tại LHP châu Á quốc tế San Francisco (SFIAAFF).
(HBĐT) - Ngày 18/3, Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” (TDĐKXDĐSVH) tổ chức hội nghị tổng kết phong trào năm 2010 và triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2011 – 2015. Dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trưởng BCĐ phong trào, cùng lãnh đạo, đại diện một số sở, ban, ngành.
(HBĐT) - Lễ hội là hoạt động văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt từ thời xa xưa. Ngày nay, KT-XH ngày càng phát triển, nhu cầu về đời sống tâm linh cũng ngày càng cao, nhiều lễ hội được khôi phục. Thời gian tổ chức lễ hội nhiều nhất trong năm thường vào mùa xuân. Hàng năm, mỗi khi Tết đến, xuân về, trong làng, ngoài xã lại nô nức với lễ hội đầu xuân. Tuy nhiên, cùng với khôi phục, gìn giữ những nét đẹp truyền thống của lễ hội còn nhiều vấn đề quan tâm.
(HBĐT) - Thực hiện Đề án xây dựng NVH thôn bản, đến nay, toàn huyện Cao Phong đã có 104/124 xóm, bản, KDC có nhà văn hoá hoạt động.