Tuy lùi vào sân sau VTV6, nhưng sự trở lại vào chủ nhật tuần thứ hai hằng tháng (12 liveshow thay vì 4 liveshow) vào lúc 19h cũng xem như là nhu cầu tìm đến với khán giả trẻ của Bài hát Việt (BHV) là có thật. Nhân dịp này, chúng tôi giới thiệu một số ý kiến đánh giá về BHV - một chương trình đang rất cần sự ủng hộ, cổ vũ của công chúng.

 

Tối 10.7, liveshow thứ hai của BHV diễn ra tại Nhà hát TPHCM, được xem là liveshow có nhiều thú vị, giới thiệu 9 ca khúc với sự trở lại của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến cùng “Bà tôi và những thị xã vắng”. Đinh Mạnh Ninh trình làng “Phút giây đầu tiên” của Thành Vương và cô ca sĩ trẻ Tiêu Châu Như Quỳnh với ca khúc tự sáng tác “Niềm tin”. Bên cạnh đó là phần giới thiệu các dự án mới của Lê Cát Trọng Lý- phát hiện hay nhất của BHV với 4 ca khúc trong album mang tên cô: “Mùa yêu”, “Lúng ta lúng túng”, “Như là”, “Trời ơi”.

Chương trình BHV năm thứ bảy xem ra sẽ khá cũ, nếu không có sự thay đổi cần thiết. Chính vì thế, Ban tổ chức tìm kiếm một êkíp hội đồng thẩm định trẻ hơn - đứng đầu là nhạc sĩ Quốc Trung, cùng những thay đổi về giải thưởng- thêm giải đặc biệt trị giá 50 triệu đồng dành cho bài hát xuất sắc, có nhiều tìm tòi sáng tạo, tạo hiệu quả xã hội.

Nhạc sĩ trẻ Giáng Son (trái, ảnh) - một gương mặt xuất hiện từ sân chơi “Bài hát Việt”. Ảnh: Nguyễn Đình Toán
Nhạc sĩ trẻ Giáng Son (trái, ảnh) - một gương mặt xuất hiện từ sân chơi “Bài hát Việt”. Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Một trong những tiêu chí của BHV là không lặp lại cái hay cũ, nói không với “nhạc thị trường” là một bước tiến quan trọng. Nhưng để tạo dựng được một ngôn ngữ âm nhạc mới, mới, nhưng phải trở thành cái hay mới lại là cả một chặng đường dài phía trước.

Trong năm thứ bảy này, BHV thông qua những thay đổi cơ bản sẽ có định hướng hơn và sự tương tác của chương trình trong năm nay cũng sẽ cao hơn. Cùng với việc chấm điểm theo các tiêu chí rõ ràng và công bố trao các giải thưởng trực tiếp tại liveshow, BHV 2011 có thêm phần bình luận trực tiếp của những nhà chuyên môn, cùng phần đánh giá nhận định sau các phần trình diễn, giúp khán giả có được góc nhìn đa chiều hơn sau khi nghe những sáng tác mới.

Mỗi chương trình còn dành 30 phút giới thiệu những dự án sáng tạo dành cho những tác giả, ca sĩ hoặc nhóm tác giả có những dự án hoàn thiện về âm nhạc đương đại, giới thiệu cho khán giả về các phong cách và thể loại âm nhạc đương đại chuẩn mực, như world music, R&B, unplugged, dân gian đương đại, âm nhạc trình diễn... Ngoài ra, để khán giả đưa ra nhận định đánh giá của mình, BHV 2011 có thêm giải thưởng “Bài hát ấn tượng” do khán giả bầu chọn trực tiếp tại liveshow.

Năm nay, Hội đồng thẩm định gồm 7 thành viên: Nhạc sĩ Quốc Trung (Chủ tịch HĐTĐ), Anh Quân, Võ Thiện Thanh, Lê Quang, Trần Mạnh Hùng, Đức Trí và nhà báo Nguyễn Minh. Thang chấm điểm (qua bản demo) để lựa chọn 9 bài cao điểm nhất tham gia liveshow hằng tháng cũng nghiêm ngặt hơn, gồm: Hình tượng âm nhạc, hình tượng văn học, tìm tòi sáng tạo, cảm xúc âm nhạc, phong cách âm nhạc và ý nghĩa xã hội. Giải bình chọn của khán giả không chỉ áp dụng cho những liveshow cuối cùng mỗi năm, mà còn áp dụng trong tất cả các liveshow.

Chỉ tiếc là nếu BHV vẫn được phát sóng trên VTV3 thì sức lan tỏa những ca khúc mới sẽ ở phạm vi rộng hơn. Nhạc sĩ Lương Minh - đại diện Ban tổ chức - cho rằng, hiện VTV3 và VTV6 gần như tương đương nhau về độ phủ sóng trên cả nước và việc bố trí phát sóng các chương trình cũng gần giống nhau. Thêm vào đó, BHV 2011 đặc biệt muốn hướng đến giới trẻ, kêu gọi các tác giả trẻ tham gia sáng tác và gửi ca khúc cho chương trình. Dẫu là như thế, đây vẫn là cái khó mà BHV chưa thể tháo gỡ ngay được.

Cựu Chủ tịch Hội đồng thẩm định chương trình “Bài hát Việt” - nhạc sĩ An Thuyên: Chương trình đã “làm mới tôi” trong sáng tác

Tôi tự hào đã góp được một phần nhỏ vào cái được và cả cái còn chưa được  của BHV. Tôi đã học được các em rất nhiều trong nghề nghiệp chuyên môn, từ cách nghĩ đến lối tư duy của lớp trẻ; BHV đã “làm mới tôi” trong sáng tác. BHV - niềm tự hào của tôi.

Có ý kiến cho rằng BHV còn chưa đạt được tiêu chí là những bài hát thuần Việt; về điều này tôi muốn nói rằng, tên chương trình BHV chỉ là cái tên, tất nhiên tiêu chí của BHV cũng gắn với số mệnh cái tên của nó, nhưng ở mức tương đối.

Lưu Thiên Hương (trái) và Lê Cát Trọng Lý - hai nữ nhạc sĩ trẻ trưởng thành từ nôi âm nhạc “Bài hát Việt”.	Ảnh: Nguyễn Đình Toán
Lưu Thiên Hương (trái) và Lê Cát Trọng Lý - hai nữ nhạc sĩ trẻ trưởng thành từ nôi âm nhạc “Bài hát Việt”. Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Mục tiêu BHV đặt ra là đi tìm bài hát thuần Việt, nhưng điều đó không có nghĩa rằng trước kia những bài hát là không thuần Việt. Trong bối cảnh âm nhạc thế giới tràn vào, BHV đi tìm những bài hát thuần Việt đương đại. Và tất nhiên khi đãi cát tìm vàng thì đâu phải chỉ tìm được toàn vàng? BHV đương đại bên cạnh sự đậm đà bản sắc Việt thì còn có sự kết hợp với ngôn ngữ thế giới; chất Việt ở tâm hồn, ở cốt cách ở sự tinh tế trong cảm thụ, sự thấm đẫm trong ngôn từ, chứ không cứ phải ở nốt nhạc...

Tôi cho rằng, BHV trước hết đã tạo ra được một dòng nhạc trong bối cảnh dòng nhạc thị trường có công chúng, nhưng chất lượng nghệ thuật còn kém, còn có vấn đề; trong khi nền âm nhạc chuyên nghiệp truyền thống rất tuyệt vời thì đã cũ, công chúng mong muốn có được điều mới mẻ hơn. Và BHV là một trong những dòng nhạc đáp ứng được điều này bằng nghệ thuật cao hơn, có công chúng và bắt đầu có tính chuyên nghiệp.

Hơn nữa, BHV đã tạo ra được một sân chơi công khai – hằng tuần, hằng tháng công khai về chất lượng, không chỉ hội đồng thẩm định mà công chúng cũng tham gia đánh giá. Đây là một cách làm phù hợp thời đại. Quan trọng nữa là BHV đã tạo ra một đội ngũ sáng tác - nhạc sĩ trẻ có khả năng, như: Lưu Hòa An, Nguyễn Vĩnh Tiến, Lê Minh Sơn, Mai Khôi, Lê Cát Trọng Lý, An Hiếu, Đức Tân, Võ Thiện Thanh, Giáng Son...Từ sân chơi này, nhiều tài năng đã được bộc lộ.

Trong hàng ngàn bài hát Việt được gửi đến, ta đã có được tới trăm bài hát đi vào lòng công chúng. Tôi  ước mơ có liên hoan BHV, khi đó BHV sẽ được mở rộng ra tầm quốc tế, bạn bè quốc tế tham gia. Tôi nghĩ chương trình sẽ không kém các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, BHV còn nhiều điều chưa được. Có những cái mới, nhưng chưa nhiều chất Việt; có cái hay, nhưng chưa đi vào lòng công chúng được nhiều, còn xa lạ chưa gắn bó với người VN, nhiều bài còn bắt chước... Vì vậy, BHV cần phải đổi mới. Và việc đầu tiên là đã thay đổi hội đồng thẩm định hoạt động sau chặng đường 5 năm (2005 - 2010). Chặng đường tiếp theo của BHV đang rất cần sự ủng hộ của công chúng. Chúng ta đòi hỏi cao ở BHV và chúng ta cũng có trách nhiệm để BHV có những đổi mới đi lên ngày càng toàn mỹ.

Linh Tâm ghi

Ca sĩ Đinh Mạnh Ninh: Công chúng chưa đánh giá đúng tầm của BHV

BHV đáng lẽ phải là một chương trình được sự quan tâm hơn nữa của công chúng bởi đó là chương trình có chất lượng chuyên môn cao, có thể định hướng được gu âm nhạc và thẩm mỹ âm nhạc của công chúng.

Những năm trước đây, có thể nhiều người thấy rằng các bài hát trong BHV có cái gì đó khá lạ lẫm, tính “phổ cập”, ứng dụng và cả sức lan tỏa trong quần chúng không cao, do tính khá “kén khán giả” của các sáng tác; thế nhưng càng ngày - cùng với sự trẻ hóa âm nhạc trong đội ngũ thực hiện BHV - các bài hát càng ngày càng gần gũi hơn, mang âm hưởng âm nhạc hiện đại, vẫn đảm bảo chất lượng chuyên môn, mà tính xã hội vẫn được nâng lên.

Đối với những người trong cuộc, các ca - nhạc sĩ trẻ, đây là một sân chơi thú vị. Những thay đổi trong cách thực hiện và chấm điểm của chương trình giống như những thử thách thức đẩy sự sáng tạo và cầu tiến trong mỗi cá nhân, nơi mà mỗi người  khi đã tham gia thì đoạt giải hay không không phải là điều quan trọng nhất. Thứ đọng lại là xúc cảm và trải nghiệm - động lực rất cần cho người hát và sáng tác.   

 

                                                           Theo LaoDong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Thần tượng âm nhạc Việt Nam 2010 Uyên Linh cũng sẽ biểu diễn trong chương trình.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hội đồng giám khảo có sai sót?

Vụ khiếu kiện xung quanh đề cử Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về âm nhạc đang làm dấy lên những bàn luận trong giới nhạc sĩ.

Chuyện khó cười ở làng hài

Hay tin có người tự công bố mình đứng thứ nhì, trong hàng ngũ diễn viên chuyên đóng kịch hài phía Bắc, thế là dư luận trở nên sôi nổi. Vậy ai là số một trong cái làng cười này? Câu hỏi làm cho nhiều người xôn xao và tự tìm câu trả lời của riêng mình. Hàng chục gương mặt nghệ sĩ hài hai miền Nam và Bắc hiện lên. Mỗi người một vẻ. Chính các nghệ sĩ ngoái lại sàn diễn điểm mặt nhau và đều lắc đầu…cười. Chịu!

Những “đối thoại” đáng trân trọng

Những nghệ sĩ trẻ của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch TP.HCM (HBSO) đang dốc sức cho một chương trình múa đương đại khá đặc biệt với tên gọi Đối thoại - một chương trình “mang hơi thở của cuộc sống trên cái gốc hàn lâm và được trình diễn bởi những nghệ sĩ rất trẻ tuổi”, tổng đạo diễn Phúc Hùng cho biết.

Bộ sưu tập súng thần công ở Bảo tàng tư nhân Chu Lai

Sau khi được UBND tỉnh Quảng Nam quyết định công nhận bảo tàng tư nhân đầu tiên tại địa phương, Bảo tàng Chu Lai đã trưng bày gần 1.300 cổ vật, được đánh giá là bảo tàng quy mô lớn ở miền Trung.

Gian nan làm phim sử Việt: Có thể hư cấu đến đâu?

Việc người dân làng Kim Văn (Hà Nội) cho rằng bộ phim Huyền sử thiên đô đã “làm sai lệch lịch sử” qua việc xây dựng nhân vật Công chúa Cúc Phương - một vị thần được thờ phụng ở làng - đã tiếp tục xới lên vấn đề luôn được người làm phim sử quan tâm: có thể hư cấu đến mức nào để tránh bị phản ứng - điều thường gặp khi một phim sử Việt ra mắt.

Liên hoan văn hóa dân tộc Thụy Sĩ và Việt Nam

Liên hoan văn hóa dân tộc Thụy Sĩ - Việt Nam đã thu hút gần 1.500 khán giả trong đêm biểu diễn đầu tiên 7/7 tại vùng núi bang Obwalden, Thụy Sĩ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục