Nhà văn, nhà viết kịch, nhà báo Xuân Trình.
Hôm nay, khi viết lại những kỷ niệm này, nhà văn, nhà viết kịch, nhà báo Xuân Trình qua đời tròn 20 năm; đạo diễn, NSƯT Đoàn Anh Thắng cũng đã đi xa tròn 8 năm. Cũng tròn 31 năm đã trôi qua, nhắc lại "Thời tiết ngày mai", vẫn như một kỷ niệm đẹp trong tôi. Có lẽ, ngày mai, trời sẽ ấm dần hơn lên, có phải không anh Xuân Trình yêu mến?
Nhà văn, nhà viết kịch, nhà báo Xuân Trình (1936-1991- Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật; nguyên Phó Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN, Tổng Biên tập tạp chí Sân khấu); là một trong những nhà viết kịch hàng đầu của sân khấu đương đại Việt Nam- với nhiều vở diễn nổi tiếng từ những thập kỷ 60- 90 của thế kỷ XX như "Quê hương Việt Nam", "Lập xuân", "Bạch đàn liễu", "Thời tiết ngày mai", "Đợi đến mùa xuân", "Nửa ngày về chiều"…Là một họa sĩ đã từng cộng tác với Xuân Trình trong khá nhiều vở diễn - NSND Lê Huy Quang khẳng định là người mà tôi luôn kính trọng- cả về tài năng và tư cách công dân, tư cách nghệ sỹ... Phải vất vả cậy nhờ mấy tay anh chị phe vé ở bến xe Kim Liên, Hà Nội; nhà văn Xuân Trình, đạo diễn Đoàn Anh Thắng và tôi mới có một chỗ đứng chen chúc đến khổ sở trên cái ôtô khách cũ kỹ chật cứng người và hàng hóa, nhất là vào mấy ngày sau Tết Âm lịch. Để chuẩn bị cho Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc (tháng 5/1980 ở Hải Phòng), Đoàn Kịch nói Hà Nam Ninh khởi công dàn dựng vở "Thời tiết ngày mai" của nhà văn Xuân Trình, do đạo diễn Đoàn Anh Thắng dàn dựng và tôi là họa sĩ thiết kế mỹ thuật. Chiều tối, khi xuống đến nơi, do chờ chúng tôi không được, nên đoàn vừa lên đường đi biểu diễn. Chẳng lẽ ngủ lại Nam Định, vừa mất hết "không khí" khởi công vở, vừa vô tích sự chẳng có việc gì làm, nhà văn Xuân Trình quyết định đi nhờ xe khách, xe tải (và cả đi bộ) sang Ninh Bình, vào nhà bà con của anh, rồi nghỉ hay tiếp tục đi tìm địa điểm biểu diễn của đoàn sẽ tính sau. Đến thị xã Ninh Bình đã 8 giờ tối, trời đêm mù mịt, gió se lạnh và mưa phùn lất phất bay, ăn cơm tối xong, ba chúng tôi lại tiếp tục đi tìm địa điểm biểu diễn của đoàn. Lúc đó, nhà văn Xuân Trình ngoài bốn mươi, tôi ngoài băm, và Đoàn Anh Thắng vừa tròn ba mựơi, sức lực đều đang hăng hái tràn trề, và lòng yêu sân khấu cũng đang rừng rực cháy... Cứ thế, ba anh em chúng tôi lúc đi nhờ xe tải, lúc thì đi nhờ được ôtô com -măng- ca bộ đội, và chủ yếu là cuốc bộ, suốt đêm ấy, vừa mò mẫm, vừa hỏi thăm đến nơi đoàn vừa diễn đêm trước, lại hỏi tiếp hướng đi của đoàn, lần mò mãi, đến hơn 7 giờ sáng hôm sau thì đến đúng điểm diễn của đoàn. Anh em diễn viên vừa thức dậy đang rửa mặt. Mọi người hò reo và thán phục khi biết lộ trình trên 40 cây số của chúng tôi. 10 giờ sáng hôm sau, Đoàn Kịch nói Hà Nam Ninh khởi công dàn dựng vở "Thời tiết ngày mai" để đi Hội diễn. Không khí đang Tết Âm lịch, nên càng vui và đầm ấm. Nhưng rồi, "Thời tiết ngày mai" của nhà văn Xuân Trình không gặp may. Tỉnh duyệt đi, duyệt lại mãi mà nội dung vẫn cứ vướng, theo quan niệm của đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh, phụ trách Văn -Xã lúc đó. Lần cuối cùng, tỉnh quyết định mời cả các đồng chí Trần Độ (lúc ấy là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng Đoàn, Thứ trưởng Bộ Văn hóa) và đồng chí Mai Vy (Thứ trưởng phụ trách khối nghệ thuật), từ Hà Nội xuống cùng duyệt vở và cho ý kiến có được đi dự Hội diễn hay không. Nhưng lần này lại hóa ra được. Các đồng chí có trách nhiệm đều khẳng định những mặt thành công của vở diễn và quyết định đồng ý cho đoàn đi Hội diễn. Tất cả chúng tôi đều sung sướng (cũng không bõ công cuốc bộ 40 cây số đi tìm đoàn) và chờ mong ngày lên đường... Nhưng rồi, tất cả lại đều mừng hụt. Đúng buổi sáng cả Đoàn Kịch Hà Nam Ninh đang chuẩn bị đi Hải Phòng (cả mổ lợn liên hoan nữa), thì có lệnh của ông Phó chủ tịch phụ trách Văn- Xã: vở "Thời tiết ngày mai" không được tham dự Hội diễn. Còn lý do, mãi sau này chúng tôi mới được biết là cá nhân ông Phó Chủ tịch không thích vở này. Vậy là ông đã chiến thắng và làm bàn vào phút thứ 89 của trận đấu (lại càng thêm thấm thía câu nói của bậc tiền nhân: Phép Vua thua Lệ làng!)… Sau sự việc trên, Xuân Trình buồn lắm. Và rồi về Hà Nội, anh đã viết liền một mạch trong tháng trời, chuyển vở kịch thành tiểu thuyết "Thời tiết ngày mai" do Nhà xuất bản Phụ Nữ ấn hành. Tất nhiên, nhà văn Xuân Trình đã gửi tặng ông Phó Chủ tịch Hà Nam Ninh một cuốn, với lời đề tặng trân trọng. Sau này, khi xuống làm việc với Đoàn Kịch một vở diễn khác, chúng tôi nghe tin ông Phó Chủ tịch cấm "Thời tiết ngày mai" đã nghỉ hưu vài tháng sau đó... Còn vở kịch "Thời tiết ngày mai" sau khi ra mắt công chúng Nam Định, Hà Nội và nhiều địa phương khác trong cả nước, đã được khán giả nồng nhiệt đón nhận! Hôm nay, khi viết lại những kỷ niệm này, nhà văn, nhà viết kịch, nhà báo Xuân Trình qua đời tròn 20 năm; đạo diễn, NSƯT Đoàn Anh Thắng cũng đã đi xa tròn 8 năm. Cũng tròn 31 năm đã trôi qua, nhắc lại "Thời tiết ngày mai", vẫn như một kỷ niệm đẹp trong tôi. Có lẽ, ngày mai, trời sẽ ấm dần hơn lên, có phải không anh Xuân Trình yêu mến?. Theo CAND
Được lựa chọn từ hơn 200.000 bức tranh dự cuộc thi “Ý tưởng trẻ thơ 2011” do Bộ GDĐT VN phối hợp cùng Cty Honda VN tổ chức, 60 học sinh tiểu học - tác giả của những ý tưởng xuất sắc nhất đã bước vào vòng thi thứ hai (thi mô hình và thuyết trình lần thứ nhất) diễn ra tại TPHCM ngày 29.7 và tại Hà Nội ngày 30.7.
Các nhà khảo cổ Italy vừa khai quật được một bức tranh khảm trên tường có niên đại khoảng 2.000 năm tại thủ đô Rome, vẽ thần Apollo trong thần thoại Hy Lạp, vây quanh là các nữ thần nghệ thuật.
Không biết từ bao giờ người ta vẫn nói “đi xem ca nhạc” dù rằng ca nhạc thì lý ra phải là đi nghe mới phải. Và có lẽ bởi “đi xem ca nhạc” mà dù có nhận được thông báo chính thức từ các nhân vật chính: Ca sĩ, nhạc sĩ, đạo diễn... đầu tư mạnh tay về âm thanh nhằm tạo nhiều cảm xúc đi chăng nữa, thì nhiều khán giả đến để “xem” là chính, còn “nghe” là đương nhiên rồi.
Triển lãm Sài Gòn xưa tập hợp 60 bức ảnh tư liệu và một số tác phẩm mỹ thuật giới thiệu về các công trình kiến trúc, văn hóa nghệ thuật và đời sống sinh hoạt của Sài Gòn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, vừa khai mạc tại Bảo tàng TP.HCM (86 bis Lê Thánh Tôn, Q.1) chiều 29-7.
Các ngôi sao Hollywood có thể đẹp tự nhiên, nhưng cũng có thể đó là nhờ bàn tay phù phép của các “chuyên gia làm đẹp” mang tên photoshop.
Từ cái nhìn mới về vị Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp, nhà thơ Hoàng Bình Trọng đã cho ra đời trường ca “Tướng Giáp - Người anh cả của toàn quân.” Tập sách này từng được Trung ương đoàn và Hội Nhà văn Việt Nam trao giải nhất trong đợt xét các tác phẩm văn học cho thiếu nhi năm 2010.