Có một thời, những cái tên nhà văn chuyên viết về các dân tộc thiểu số Việt Nam với những trang viết hấp dẫn luôn nhận được sự quan tâm và hâm mộ bậc nhất của độc giả. Tuy nhiên, những năm gần đây, những cá nhân thực sự xuất sắc về đề tài này đã trở thành của hiếm. Từ đó đặt ra một câu hỏi: Phải chăng, văn học về các dân tộc thiểu số đang đi xuống?
Một thời vang bóng
Nhắc đến Ma Văn Kháng, Dương Thuấn, Đỗ Bích Thúy, Niê Thanh Mai, Cao Duy Sơn, Inrasara, Nguyễn Huy Thiệp… là nhắc đến những trang viết đầy phong vị miền núi, vùng cao, nơi cư trú của những dân tộc thiểu số Việt Nam. Những nhà văn này có một lượng fan không nhỏ luôn yêu thích và đón đợi tác phẩm của mình.
|
Điều dễ nhận thấy là văn học viết về các dân tộc thiểu số luôn có một sức hút khó cưỡng. Bắt đúng tâm lý ưa “của lạ”, thích khám phá những vùng miền còn nhiều bí ẩn của độc giả, những nhà văn viết về các dân tộc thiểu số đã cống hiến cho nền văn học nước nhà những tác phẩm văn học có giá trị.
Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (1999), Móng vuốt thời gian (2003) của Ma Văn Kháng khiến nhiều người đọc cứ ngỡ ông là người dân tộc “chính hiệu”. Những truyện ngắn về đề tài dân tộc, miền núi của Nguyễn Huy Thiệp như Những người thợ xẻ, Thổ cẩm, Những ngọn gió Hua Tát, Muối của rừng… làm say mê nhiều thế hệ độc giả. Nhiều người thú nhận đã đọc đi đọc lại những trang viết này của Nguyễn Huy Thiệp mà vẫn tấm tắc khen hay, phục tài một nhà văn có lối viết linh hoạt và hậu hiện đại một cách rất đại chúng. Đỗ Bích Thúy với Bóng của cây sồi (2005), Tôi đã trở về trên núi cao, Sau những mùa trăng và đặc biệt, tập truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá (2005) đã đưa chị lên hàng những nhà văn viết về dân tộc miền núi xuất sắc nhất hiện nay. Truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thúy sau khi được đạo diễn Ngô Quang Hải dựng thành phim Chuyện của Pao và đạt những giải thưởng danh giá đã đưa tên tuổi Đỗ Bích Thúy đến với độc giả gần hơn nữa. Inrasara được coi như kỳ nhân của làng văn, một Tháp nắng của cộng đồng người Chăm với những công trình nghiên cứu và tác phẩm thơ ca để đời.
Dẫm phải số lùi?
Mới đây, nhà văn Dương Thuấn đã thẳng thắn “Đội ngũ nhà văn dân tộc thiểu số hiện nay đang bị lão hóa…Văn học thiểu số chưa bật lên được”. Rõ ràng không cứ phải là người dân tộc thiểu số thì mới viết hay về đề tài này. Tuy nhiên, nhìn lại hành trình đã qua, nói văn học thiểu số đang chững lại cũng không sai. Nhìn lại những thành công đã đạt được về mảng đề tài nhiều tiềm năng này, nhiều độc giả không khỏi ngậm ngùi khi ngày càng ít đi những tác phẩm, tác giả viết về dân tộc thiểu số thực sự xuất sắc và có sức hút lớn. Những kịch bản về các dân tộc thiểu số cũng ngày càng ít đi.
|
Ngoài nguyên do thế hệ nhà văn viết về các dân tộc thiểu số đang bị trở lực về tuổi tác thì việc các tác giả và tác phẩm được bổ sung tuy không bị giảm về số lượng nhưng lại dẫm số lùi về chất lượng là điều có thật. Những Bùi Tuyết Mai, Dương Khâu Luông, Bế Phương Mai… tuy có nhiều cố gắng nhưng về cơ bản vẫn chưa làm nên chuyện. Những cây bút được kỳ vọng như Phạm Duy Nghĩa, Đỗ Bích Thúy, Hà Thị Cẩm Anh, Chu Thị Minh Huệ… dường như cũng im hơi lặng tiếng sau những tác phẩm được đánh giá là đã nắm bắt được cái hồn, bản sắc của các dân tộc thiểu số.
Không thể phủ nhận là nhiều người viết trẻ đã có cố gắng trong việc chuyển tải ý tưởng và thông điệp thông qua các tác phẩm văn học về đề tài dân tộc, miền núi. Tuy nhiên, những hạn chế trong phương thức truyền tải đã khiến nhà văn “làm không tới”, chưa đáp ứng được mong mỏi về tính chuyên nghiệp và mới lạ của độc giả.
Việc tìm tòi, bồi dưỡng một đội ngũ nhà văn kế tục được những thành tựu của những thế hệ xuất sắc về đề tài dân tộc thiểu số là vấn đề được quan tâm những năm gần đây. Việc chưa có hiệu quả rõ rệt đã phần nào tác động đến tâm lý của độc giả nói chung. Làm thế nào để vực dậy và tạo sức bật cho văn học viết về các dân tộc thiểu số, câu trả lời có lẽ còn ở phía trước.
Theo Báo SKĐS
NDĐT- Hàng ngàn bài thi đại học môn sử đạt điểm không và lời nhận xét của một vị lãnh đạo có trách nhiệm trong ngành: “Chuyện bình thường” đang khiến dư luận phải suy nghĩ.
(HBĐT) - Ngày 5/8, Ban CHQS thành phố HB, UBND thành phố đã tổ chức hội thi văn hóa ẩm thực, hậu cần nhân dân, hậu cần địa phương lần thứ nhất năm 2011.
(HBĐT) - Ngày 5/8, tại Ban CHQS huyện Lạc Sơn, UBND huyện Lạc Sơn đã tổ chức hội thi văn hoá ẩm thực hậu cần nhân dân - hậu cần địa phương lần thứ nhất năm 2011. Tham dự có 29 xã, thị trấn trên địa bàn huyện và Ban CHQS huyện.
(HBĐT) - Từ đầu năm 2011, Khu di tích lịch sử cách mạng Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng tại xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) đã khai trương đi vào hoạt động. Đến nay, đã thu hút gần 6.000 lượt khách trong và ngoài tỉnh đến dâng hương, dâng hoa, báo công tại khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm quan di tích.
Vòng chung kết cuộc thi Người đẹp xứ Trà với chủ đề "Rực rỡ sắc hương xứ Trà," nằm trong khuôn khổ Liên hoan Trà quốc tế lần thứ nhất - Thái Nguyên 2011 sẽ diễn ra tại đất chè Thái Nguyên từ ngày 5-15/11, với sự tham gia của các thí sinh đến từ 33 tỉnh, thành phố.
Lần này, cả hai mỹ nhân của cuộc thi “Bước nhảy hoàn vũ” sẽ gặp lại nhau với vai trò là hai ca sỹ trong chương trình Âm nhạc và Bước nhảy số tháng 8 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.