Các đại biểu thăm quan phần trình diễn của các đội tham dự trong hội thi ẩm thực văn hóa thành phố Hòa Bình lần thứ nhất năm 2011.
(HBĐT) - Ngày 5/8, Ban CHQS thành phố HB, UBND thành phố đã tổ chức hội thi văn hóa ẩm thực, hậu cần nhân dân, hậu cần địa phương lần thứ nhất năm 2011.
Tham dự có 15 đơn vị phường, xã với 117 thí sinh gồm cán bộ, chiến sỹ lực lượng dân quân, nghệ nhân và nhân dân tham gia với các chủ đề như: cỗ lá, cỗ cúng, cỗ tiếp khách, cỗ thanh minh của nhân dân địa phương được thể hiện bằng 97 món ăn.
Trong quá trình tổ chức sưu tầm, các phường, xã và nhân dân thành phố đã sưu tầm được 25 món ăn được chế biến từ các loại lương thực, 27 món ăn được chế biến từ thịt gia súc, 20 món ăn được chế biến từ thịt gia cầm, 21 món ăn được chế biến từ các loại thủy sản sẵn có ở địa phương.
Ban tổ chức đã trao giải xuất sắc cho phường Hữu Nghị; nhất: phường Tân Thịnh; nhì: xã Thống Nhất và ba: phường Thịnh Lang, khuyến khích: phường Phương Lâm, xã Thái Thịnh, Dân Chủ.
Mạnh Hùng
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử vừa ban hành Quyết định số 204/QĐ-UBDT phê duyệt "Đề án Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ nhất".
Thời gian qua, Viện Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Bắc Cạn đã khảo cổ trên địa bàn sáu xã thuộc vùng hồ Ba Bể và lưu vực sông Năng, phát hiện một số di chỉ người thời tiền sử sinh sống.
Công chúng Hà Nội đang nô nức xem triển lãm Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Lịch sử là một dòng chảy không ngừng. Quy hoạch này để lại dấu ấn gì cho mai sau, sao cho xứng danh một thành phố ngàn năm văn hiến?
Sáng 3.8, người dân xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã phát hiện trong một bình gốm cổ được gắn nắp kín ở độ sâu hai mét bên trong đựng chiếc ấn bằng đồng cổ độc đáo. Trên chiếc ấn cổ chạm một con rồng lớn.
Một triển lãm lần đầu tiên trưng bày những cổ ngọc quý của Việt Nam có niên đại từ thời tiền - sơ sử, 10 thế kỷ đầu Công nguyên, cho đến thời Lê- Nguyễn đã thu hút rất đông khách tham quan tại Hà Nội.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nghệ thuật sân khấu truyền thống nước ta đang gặp khó khăn trong việc thu hút người xem, nhất là với đối tượng thanh niên. Dự án sân khấu học đường do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam đề xuất với Chính phủ và được phê duyệt thực hiện, là một trong những cách giúp giới trẻ tiếp cận, hiểu về nghệ thuật dân tộc, tạo dựng một tầng lớp công chúng đến với sân khấu truyền thống và qua đó, đào tạo những tài năng và nguồn diễn viên cho các hoạt động nghệ thuật.