Khu di tích lịch sử cách mạng nhà máy in tiền thu hút được đông đảo khách đến thăm quan, tìm hiểu về truyền thống cách mạng của dân tộc.
(HBĐT) - Từ đầu năm 2011, Khu di tích lịch sử cách mạng Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng tại xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) đã khai trương đi vào hoạt động. Đến nay, đã thu hút gần 6.000 lượt khách trong và ngoài tỉnh đến dâng hương, dâng hoa, báo công tại khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm quan di tích.
Hiện tại, khu di tích có trên 200 hiện vật gồm các bức ảnh, tài liệu liên quan đến nhà máy in tiền đầu tiên và liên quan đến nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện, người đã bỏ ra toàn bộ tài sản của mình để đóng góp cho cách mạng trong thời kỳ tiền khởi nghĩa. Ông cũng đã mua lại toàn bộ đồn điền Chi Nê của người Pháp với giá 2000 lượng vàng để trồng cà phê và các loại cây lương thực giúp đỡ cách mạng, góp phần nuôi bộ đội.
Đến với khu di tích lịch sử cách mạng sẽ được thăm quan những hiện vật qúy giá như đồng tiền “Con trâu xanh” đầu tiên của chính phủ, các văn bản, bức ảnh quan trọng về nhà máy in tiền, đồn điền Chi Nê, hoạt động của các nhà cách mạng, tư sản yêu nước… Từ đó, càng thêm trân trọng, tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc.
Hoàng Nga
Công chúng Hà Nội đang nô nức xem triển lãm Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Lịch sử là một dòng chảy không ngừng. Quy hoạch này để lại dấu ấn gì cho mai sau, sao cho xứng danh một thành phố ngàn năm văn hiến?
Sáng 3.8, người dân xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã phát hiện trong một bình gốm cổ được gắn nắp kín ở độ sâu hai mét bên trong đựng chiếc ấn bằng đồng cổ độc đáo. Trên chiếc ấn cổ chạm một con rồng lớn.
Một triển lãm lần đầu tiên trưng bày những cổ ngọc quý của Việt Nam có niên đại từ thời tiền - sơ sử, 10 thế kỷ đầu Công nguyên, cho đến thời Lê- Nguyễn đã thu hút rất đông khách tham quan tại Hà Nội.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nghệ thuật sân khấu truyền thống nước ta đang gặp khó khăn trong việc thu hút người xem, nhất là với đối tượng thanh niên. Dự án sân khấu học đường do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam đề xuất với Chính phủ và được phê duyệt thực hiện, là một trong những cách giúp giới trẻ tiếp cận, hiểu về nghệ thuật dân tộc, tạo dựng một tầng lớp công chúng đến với sân khấu truyền thống và qua đó, đào tạo những tài năng và nguồn diễn viên cho các hoạt động nghệ thuật.
Cùng với Hội thi văn nghệ dân gian, chiều 2/8, Ban Tổ chức Liên hoan làng biển Việt Nam 2011 đã khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật tại Khu du lịch biển Ninh Chữ, tỉnh Ninh Thuận.
Nhớ lại tuổi thơ, tôi còn như thấy trước mắt mình ba tháng hè chầm chậm trôi qua với bao màu sắc và âm thanh kỳ diệu… Bắt đầu là những đốm lửa hoa gạo đầu làng rủ đàn sáo mỏ đỏ, mỏ vàng về bay líu tíu. Rồi cây gạo nở hết mình, hoa như cây đuốc đốt lửa rực trời hấp dẫn những cô bé, cậu bé tan lớp chạy về quanh cây chờ nhặt những bông hoa đầu tiên bầy sáo làm rơi từ trên trời, xoay tít tựa chiếc ngù xoay.