Nhiều trung tâm, khu vực, hạng mục văn hoá được nêu lên trong quy hoạch về văn hoá, thuộc quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tuy nhiên dư luận cho rằng, những gì được nhìn thấy tại Cung triển lãm quy hoạch quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) cần được thể hiện sâu sắc hơn nữa!

Đã có nhiều điểm nhấn văn hoá...

Trong quy hoạch này đã dành một số sơ đồ, bản vẽ đặt vấn đề liên quan đến văn hoá, du lịch, bảo tồn văn hoá của Hà Nội. Trong đó, quy hoạch đưa ra định hướng quy hoạch mạng lưới công trình văn hoá. Theo đó, trong tương lai, sẽ phải hoàn chỉnh mạng lưới các công trình văn hoá theo tầng bậc ở các đô thị và các điểm dân cư ngoại ô tại Hà Nội. Các trung tâm văn hoá hiện có của khu nội đô và các khu dân cư hiện hữu sẽ được cải tạo, chỉnh trang. Quy hoạch đưa ra nhiệm vụ xây dựng mới và tiếp tục hoàn thiện Làng văn hoá du lịch các dân tộc VN, các công trình văn hoá tiêu biểu của thủ đô.

Định hướng bảo tồn khu phố cổ và phố cũ.
Định hướng bảo tồn khu phố cổ và phố cũ.

Một trong những điểm mới đáng chú ý trong quy hoạch văn hoá là đặt ra việc thiết lập hệ thống quảng trường văn hoá, các không gian giao lưu cộng đồng. Bên cạnh đó là các không gian đi bộ, gắn với các công trình tượng đài, tượng đường phố, tranh tường nghệ thuật lớn. Các hạng mục văn hoá này sẽ được gắn kết với các khu cây xanh, công viên, cơ quan, công trình hành chính công cộng, cơ quan công sở, khu vui chơi giải trí... Quy hoạch chung như vậy, điều cần thiết là các vấn đề này phải được thể hiện rõ ràng hơn trong các bản vẽ, sơ đồ, trong quy hoạch các đô thị vệ tinh, các thị trấn được dự kiến phát triển mở rộng và trở thành không gian đô thị sinh thái.

Đặc biệt, để thực hiện định hướng này, quy hoạch mới của thủ đô đã xác định một số khu vực, địa bàn quan trọng trong việc bảo tồn, phát triển văn hoá gồm: Trung tâm văn hoá quốc gia, vùng bảo tồn văn hoá Thăng Long, trung tâm văn hoá Hà Nội, trung tâm văn hoá xứ Đoài, Làng văn hoá du lịch các dân tộc VN và khái quát vài nét cơ bản về loại hình hoạt động, bảo tồn văn hoá của các đối tượng này.

...nhưng cần khoanh gọn và bảo tồn những giá trị thực sự

Tuy nhiên, việc phân định tính chất, đặc trưng giữa các vùng, trung tâm, làng văn hoá... xem ra chưa được rõ. Như việc phân tách trung tâm văn hoá Hà Nội và vùng bảo tồn văn hoá Thăng Long với sự khái quát của “Hà Nội”, gồm: Xây dựng trung tâm văn hoá mới trên trục kết nối hồ Tây và Cổ Loa, gắn với sông Hồng và thành cổ Hà Nội, các công trình như bảo tàng, nhà hát, nhà văn hoá. Còn với “Thăng Long”, loại hình được đưa ra còn chung chung: Bao gồm các giá trị vật thể và phi vật thể. Hoặc Làng văn hoá các dân tộc VN cũng được thể hiện sơ sài: Làng văn hoá đặt tại khu du lịch Đồng Mô, tiếp tục hoàn thiện phát triển thành trung tâm giao lưu, nghiên cứu văn hoá... Vì là quy hoạch phát triển chung nên tất nhiên khó có thể nêu chi tiết một vấn đề văn hoá, mà phải đợi đến quá trình triển khai với các đề án, dự án, các đầu việc cụ thể.

Nhưng định hướng cũng cần có sự rõ ràng, nhất quán trong việc định danh, nêu ra tính chất của đối tượng, sự bao quát nhất định của không gian văn hoá, làm cơ sở vững chắc cho các kế hoạch thực hiện sau này. Nếu chỉ nêu chung chung như định hướng này, hoặc như một số sơ đồ của quy hoạch liên quan đến công tác bảo tồn văn hoá trong nội đô và vùng ngoại thành thì có lẽ, việc này cũng giống như sự tập hợp và đưa ra một số chủ trương của ngành di sản văn hoá, văn hoá cơ sở.

Theo dõi quy hoạch về văn hoá, nhiều người dân cũng có những suy nghĩ đáng quan tâm. Họ cho rằng di sản ở đâu thì nó ở đấy rồi. Phải trùng tu, bảo vệ thật tốt! Đừng để bị ảnh hưởng bởi giao thông, công nghiệp... Nhiều ý kiến lo ngại sẽ nảy sinh mâu thuẫn giữa khu công nghiệp, sự phát triển hiện đại với bảo tồn di sản, phát huy văn hoá. Như trong một làng, dân số tăng lên, có nhu cầu xây nhà cao, làm thế nào để giữ cái nhà cũ? Người dân cũng nêu ý kiến cho rằng, nên khoanh gọn và bảo tồn những giá trị văn hoá thực sự, làm thật tốt, chứ đừng lan man.

 

                                                                              Theo Báo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nghệ nhân trẻ được đào tạo tại cơ sở sản xuất Gốm Lương – xã Tân Vinh (Lương Sơn).
Bắc Khuyết Đài được xây dựng vào năm 1804 cùng với Đông khuyết Đài.
Không có hình ảnh

The tree of life: Bản giao hưởng thị giác đầy cảm xúc

Từ một diễn giả triết học chuyển sang làm phim, Terrence Malick luôn đem đến cho điện ảnh thứ ngôn ngữ đầy tính ẩn dụ nhưng không kém phần thơ.

Tranh chép: thay đổi cả “da” lẫn “lông”

Không ít lần, tác giả viết bài này phải ngây người ra trước những họa phẩm danh tiếng của Monet bị chép một cách suồng sã tới khó tin...

Bảo tàng hơn 2.000 cổ vật tại Thiền viện Vạn Hạnh

Trong khuôn viên đẫm chất Phật, tôn nghiêm, thanh tịnh ở Thiền viện Vạn Hạnh (phường 8, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) có một tiểu bảo tàng hiện vật khá độc đáo.

Huy Khánh, Lý Hải ra sân đá bóng làm từ thiện

Chàng diễn viên đào hoa và nam ca sĩ 'Trọn đời bên em' cùng các thành viên trong đội bóng nghệ sĩ góp tiền và vật liệu xây dựng 3 trường học tại tỉnh Bình Phước, chiều 8/8.

Đối thoại giữa tiếng đàn piano và nghệ thuật Hát văn

Hát văn với sức hấp dẫn kỳ lạ đã truyền cảm hứng cho Phó An My đưa ra những ý tưởng vô cùng mới mẻ. Để rồi một lần nữa, nhạc sỹ Đặng Tuệ Nguyên với bút pháp sáng tác rất riêng của mình lại tiếp tục cùng Phó An My dấn thân vào cuộc chơi sáng tạo âm nhạc đầy táo bạo.

Tạo dựng phong cách – Nghề “ngon” liệu có dễ “xơi”

Thời hội nhập, cơn bão những danh từ “đặc Tây” – theo bước chân ngành công nghiệp giải trí đã cấp tập đổ bộ vào Việt Nam. Công chúng – từ lạ lẫm đã dần quen thuộc với những showbiz, diva, vedette, model, idol, boyband, girlband, FC, fan, liveshow, catwalk... Có những người nổi tiếng được khán giả nhớ mặt thuộc tên thì ắt phải có một đội ngũ hùng hậu giúp xây dựng và gìn giữ hình ảnh để các vì sao lung linh luôn tỏa sáng như producer, manager, photographer, hair - style, make –up, stylist... Và nếu nhà sản xuất, người quản lý, nhiếp ảnh gia hay những bàn tay vàng trang điểm, làm tóc…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục