Thời gian gần đây, dư luận khá quan tâm đến một hiện tượng gắn rất chặt với giới báo chí, truyền thông, giáo dục quốc dân - đó là việc thêm một số ký tự vào bảng chữ cái tiếng Việt. Đã có ý kiến cho rằng cần đưa thêm vào hệ thống chữ cái tiếng Việt một số ký tự, chữ cái nhằm giảm thiểu những bất cập trong các thao tác văn bản của hệ thống máy tính cũng như đời sống thường nhật. Xung quanh vấn đề này hiện vẫn còn khá nhiều ý kiến khác nhau.

Thêm bốn chữ cái F, J, W, Z  vào hệ thống chữ cái tiếng Việt

Có thể nói, hệ thống chữ cái tiếng Việt hiện nay vô cùng phức tạp, gây nhiều bất cập cho người sử dụng. Trong xu thế toàn cầu hóa, ngôn ngữ là công cụ để biểu thị quan điểm, ý kiến, trình giải về các vấn đề nên không thể đứng ngoài cuộc. Bên cạnh đó, nó còn chịu sức ép ghê gớm của việc đấu tranh giằng co giữa hai hướng bảo lưu hệ thống chữ cái cũ và sửa chữa, bổ sung hay làm mới hệ thống đó.

Mọi ngôn ngữ trên thế giới bao giờ cũng được hình thành và phát triển dựa trên hai yếu tố cơ bản: Quy luật vận động nội tại của bản thân mỗi ngôn ngữ và thói quen sử dụng của người dân.

Nếu xét thuần túy về sự vận động nội tại của bản thân ngôn ngữ về khía cạnh khoa học thì việc đưa thêm bốn chữ cái F, J, W, Z vào hệ thống chữ cái tiếng Việt như có người đã đề xuất là rất nên vì mấy lẽ sau: Thứ nhất sẽ đỡ phiền phức khi gặp phải các từ có các chữ cái trên là phụ âm đầu thì không phải phiên âm. Chẳng hạn như: font, file, fax, festival, Jacque Chirac, Jacson, website, wushu, wolfram, World Cup, Zen Plaza...

Thứ đến là chúng ta không bỏ lỡ cơ hội hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, nhất là đối với nhiều nước sử dụng các thứ tiếng như: Latin, Anh, Pháp, Đức... và đặc biệt là tên các loại dược liệu, dược phẩm, tên thực vật, động vật, hóa chất...

Xét về khía cạnh này, hệ thống chữ cái tiếng Việt rất cần bổ sung càng sớm càng tốt, ví nó là một xu hướng không thể nào cưỡng lại được trong quá trình tiếp biến văn hóa nói chung và ngôn ngữ nói riêng. Ý thức được điều này, từ năm 1988, Viện Ngôn ngữ học đã cho ra mắt bộ từ điển tiếng Việt do giáo sư Hoàng Phê làm chủ biên với bộ chữ cái gồm 33 ký tự, trong đó có 29 chữ cái được sắp xếp theo thứ tự a, b, c và thêm 4 ký tự mới là f, j, w, z.

 Thiết nghĩ hiện nay, chúng ta rất cần “nhập khẩu” chữ cái để thỏa mãn nhu cầu sử dụng các ngôn ngữ đặc thù của từng lĩnh vực chuyên ngành ngày càng nhiều, ở trình độ quốc tế mà nhiều khi tiếng Việt truyền thống không có đủ các tham số cần thiết để dịch hay phiên âm.

Hơn nữa, việc sử dụng thêm bốn chữ cái nêu trên sẽ giảm bớt nói và viết, tiết kiệm được thời gian, bút, mực, giấy. Đấy cũng chính là một qui luật phát triển ngôn ngữ tự nhiên khi con người luôn có xu hướng rút gọn khẩu ngữ và thời lượng trên giấy hoặc màn hình máy tính, máy điện thoại di động. Nhưng mặt khác cũng tránh được tình trạng tam sao thất bản do khâu dịch thuật, phiên âm qua các ngôn ngữ khác. Chẳng hạn như hồi đầu những năm 60-70 thế kỷ trước, rất nhiều vị đã dịch Stalin thành Kha-lệ-ninh, Puskin thành Pu-sơ-ki-nơ hay Don Quixote thành Đông-ki-sốt hay Đôn Ki-schốt. Nhưng từ cục “pin” thì không thể dịch ra tiếng Việt được mà buộc phải mượn tiếng nước ngoài, dùng mãi cũng thành thói quen.

 Việc đưa thêm chữ cái vào hệ thống chữ tiếng Việt cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Những hệ lụy từ sự đổi thay

Có ý kiến kiên quyết phản đối việc đưa thêm 4 chữ cái trên vào hệ thống chữ cái tiếng Việt vì trước hết đây là vấn đề văn hóa dân tộc, đại sự quốc gia nên không thể một ai đó giàu “cảm xúc” thừa “nhiệt tình” hoặc nảy nòi ra “sáng kiến” thích đưa vào là được, vấn đề cần phải có sự đồng thuận cao của các nhà khoa học, nhất là các nhà ngôn ngữ và cuối cùng phải được Quốc hội thông qua và Chính phủ cho phép. Luồng ý kiến khác lại cho rằng trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, nên đưa thêm bốn ký tự f, j, w, z vào hệ thống chữ cái tiếng Việt, để từng bước lấp đầy khoảng cách giữa chúng ta và khu vực, quốc tế về mọi lĩnh vực có ảnh hưởng đến đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước.

Cả hai luồng ý kiến trên đều có lý ở những mức độ khác nhau. Bởi lẽ đã là hệ thống, bao giờ cũng có tính ổn định nhất định, nên việc thêm vào hay bớt đi một yếu tố nào của hệ thống, chắc chắn sẽ có nhiều hệ lụy. Cái lợi nhãn tiền khi đưa thêm bốn ký tự nói trên vào hệ thống chữ cái tiếng Việt như vừa phân tích thì đã rõ, nhưng bên cạnh đó, nó cũng sẽ gây nhiều xáo trộn không chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân mà cho cả nền kinh tế đất nước và văn hóa dân tộc nữa.

Nếu chấp nhận phương án đưa vào thì chắc chắn sẽ phải chấp nhận những hệ lụy kéo theo phương án đó là nên hay không nên đưa thêm vào các ký tự như: an pha, bê ta, xếch ma... trong toán học; việc thành lập hội đồng tư vấn, thẩm định về ngôn ngữ học ở cấp quốc gia; biên soạn lại sách giáo khoa cho học sinh lớp một; đào tạo lại đội ngũ giáo viên tiểu học; cấu trúc lại thời lượng học chữ cho học sinh tiểu học; soạn bộ qui chuẩn khi nào thì được dùng chữ “f” thay cho chữ “ph”, khi nào dùng chữ “w” thay cho chữ “oát”, khi nào dung chữ “j” thay cho chữ “gi”, khi nào dung chữ “z” thay cho các chữ “d, g, gi”... Làm như vậy sẽ tốn kém một khoản chi phí không nhỏ cả về thời gian, công sức và kinh tế trong khi nền kinh tế nước ta đang phải đối mặt với lạm phát, Chính phủ đang cần cắt giảm chi tiêu công. Vấn đề này cần phải được tính toán cẩn trọng, nếu không chúng ta lại đi vào vết xe đổ trước đây khi ngành giáo dục có “sáng kiến” đưa ra một kiểu chữ viết cứng đơ như que củi, bị các em học sinh và cộng đồng phản đối, cuối cùng sáng kiến ấy nhanh chóng trở thành tối kiến.    

Thiết nghĩ, đây là vấn đề có ảnh hưởng sâu rộng đến gần 90 triệu người dân nước Việt, khi phần lớn mọi người đã quen sử dụng hệ thống chữ cái tiếng Việt hàng chục năm nay, việc thay đổi thói quen của họ là vô cùng phức tạp và phiền toái, nên không thể làm một cách tùy tiện được mà cần phải được nghiên cứu kỹ các điều kiện khả thi.  

 

                                                                             Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Nhà văn hóa xóm Rậm, xã Cư Yên (Lương Sơn) có nguồn vốn đầu tư xây dựng trên 80 triệu đồng, là điểm sinh hoạt cộng đồng thiết thực của nhân dân.
Văn hóa cồng chiêng - nét văn hóa đặc sắc của vùng quê Mường Động - Kim Bôi được lưu giữ và phát huy trong quá trình xây dựng NTM.
Cảnh trong vở Đêm trắng của Đoàn chèo Tổng cục Hậu cần (nay là Nhà hát chèo Quân đội).
Không có hình ảnh

Festival Huế 2012 sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 15/4

Ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Festival Huế 2012 đã cho biết, Festival Huế 2012 sẽ diễn ra từ ngày 7-15/4.

Viết về người lính, còn mấy mặn mà?

Không có gì đáng chê trách cả khi người cầm bút quan tâm đến vấn đề thời thượng và cũng là con người nên thực dụng là dễ hiểu. Nguyễn Đình Tú nổi tiếng không phải nhờ Bên dòng Sầu Diện mà là do Hồ sơ một tử tù, Phiên bản, Nháp và Kín. Biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy là con đom đóm bên ngọn đèn Sát thủ online…

Ngày đầu con vào lớp 1

(HBĐT) - Sáng nay, đẹp trời, mẹ chở con đến trường mà lòng ngập tràn niềm vui. Quãng đường từ nhà đến trường không xa nhưng mẹ muốn dài hơn một chút để người đi đường có thể thấy niềm kiêu hãnh trên gương mặt người mẹ trẻ lần đầu tiên đưa con vào lớp 1.

Thu Mây giành ngôi Á hậu 3 cuộc thi Hoa hậu siêu quốc gia

Hoa hậu người Việt tại Châu Âu Daniela Nguyễn Thu Mây là một trong năm người đẹp nhất cuộc thi Hoa hậu siêu quốc gia 2011.

Một giờ với 'Vua hài đất Việt'

Vòng loại cuộc thi 'Vua hài Đất Việt' tại phía Nam diễn ra khá sôi nổi với trên 300 thí sinh. Mới chỉ là vòng sơ tuyển nhưng BTC bố trí hàng loạt máy quay nhiều góc độ. Ba nghệ sỹ ngồi ở vị trí giám khảo là Hồng Vân, Minh Nhí và Đức Hải.

Lãnh đạo Cục Điện ảnh có vô can?

Đó cũng là nội dung đơn kiến nghị của nhóm nghệ sĩ gồm: NSND Trần Phương, NSND Thế Anh, NSND Đoàn Dũng, NSND Nguyễn Khắc Lợi, NSND Lương Đức, phó giáo sư - tiến sĩ Trần Duy Hinh, tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Nga, đạo diễn Vũ Trụ và biên kịch Phan Thanh Tú gửi đến Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, trưởng Ban Tuyên giáo trung ương, phó thủ tướng Chính phủ và bộ trưởng Bộ VH-TT&DL.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục