Biểu diễn cồng chiêng tại lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2011 . ảnh: H.D
(HBĐT) - Lễ kỷ niệm 125 thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh Hòa Bình sẽ được tổ chức trọng thể tại sân vận động tỉnh vào sáng 2/10. Một trong những nội dung quan trọng trong thời gian tổ chức lễ kỷ niệm là Lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh Hòa Bình lần thứ I năm 2011 có nội dung phong phú và quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về sự kiện này, ông Đỗ Văn Hạnh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình xung quanh vấn đề này.
PV: Xin ông cho biết quy mô và nội dung Lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh Hòa Bình lần thứ I năm 2011?
Ông Đỗ Văn Hạnh: Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh là sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng của tỉnh trong năm 2011. Lễ kỷ niệm chính thức được tổ chức vào sáng 2/10/2011. Trong thời gian tổ chức lễ kỷ niệm và Lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động rất đa dạng, phong phú như: hội nghị xúc tiến du lịch; triển lãm thành tựu KT-XH; hội trại văn hóa - ẩm thực; Festival Le Mường; hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy
Không gian văn hóa cồng chiêng dân tộc Mường ở Hòa Bình; liên hoan trình tấu cồng chiêng; trình diễn trang phục dân tộc Mường; Bắn pháo hoa chào mừng...Một trong những sự kiện văn hóa quan trọng và đặc sắc diễn ra trong lễ kỷ niệm và lễ hội là Lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh Hòa Bình lần thứ I năm 2011. Tại lễ khai mạc kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh sẽ có màn trình tấu cồng chiêng của 1.500 nghệ nhân, diễn viên đến từ 11 huyện, thành phố trong tỉnh và 17 đoàn tham gia Liên hoan trình tấu cồng chiêng. Trong đó có 6 đoàn đến từ các tỉnh, thành phố gồm: Đắc Lắc, Gia Lai, Thanh Hóa, Sơn La, Phú Thọ, Hà Nội và 11 đoàn của các huyện, thành phố trong tỉnh. Trong thời lượng 22 phút, 1.500 nghệ nhân, diễn viên cồng chiêng sẽ trình tấu và trình diễn tổ khúc âm nhạc cồng chiêng: “Vật báu hồn thiêng" do nghệ sỹ ưu tú Bùi Chí Thanh chủ trì, gồm 3 chương: chương I: Dậy chiêng; chương II: Tình yêu đất Mường; chương III: Hồn thiêng sông núi. Buổi chiều cùng ngày, từ 15 - 17 giờ diễn ra diễu hành cồng chiêng đường phố. 1.500 nghệ nhân, diễn viên cồng chiêng chia thành ba đoàn và tập trung tại 3 điểm gồm: ngã tư Hoàng Văn Thụ (phường Tân Thịnh), cầu Đồng Tiến (phường Đồng Tiến), Nhà máy Bia Hòa Bình (phường Phương Lâm). Ba đoàn có xe biểu trưng dẫn đầu, xuất phát cùng giờ, vừa đi bộ, vừa tấu diễn các bài cồng chiêng cổ dân tộc và tập kết tại Cung Văn hóa tỉnh. Tối 2/10, tại Cung Văn hóa tỉnh sẽ diễn ra Liên hoan trình tấu cồng chiêng với 17 đoàn, gần 500 nghệ nhân và diễn viên tham gia. Với quy mô và nội dung của Lễ hội văn hóa cồng chiềng tỉnh Hòa Bình lần thứ I năm 2011, tỉnh ta đang trình thủ tục đề nghị Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là màn trình tấu cồng chiêng lớn nhất Việt Nam.
P.V: Xin ông cho biết tiến độ công tác chuẩn bị cho lế hội văn hóa cồng chiêng tỉnh Hòa Bình lần thứ nhất năm 2011?
Ông Đỗ Văn Hạnh: Cùng với việc tập trung chỉ đạo làm tốt công tác chuẩn bị tốt các điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất phục vụ các các sự kiện tại Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh, BTC đã nỗ lực chuẩn bị các điều kiện nhằm tổ chức Lễ hội văn hóa cồng chiềng tỉnh Hòa Bình lần thứ I năm 2011 với quy mô hoành tráng nhất, nội dung phong phú đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu đã đề ra.
Đến nay, 6 tỉnh, thành phố gồm: Đắc Lắc, Gia Lai, Thanh Hóa, Sơn La, Phú Thọ, Hà Nội đã chính thức nhận lời mời tham dự Lễ hội và Liên hoan trình tấu cồng chiêng cùng các hoạt động khác diễn ra tại lễ kỷ niệm và lễ hội. 11 huyện, thành phố đã lựa chọn các nghệ nhân, diễn viên, hoàn thành xây dựng kịch bản cùng các bài cồng cổ dân tộc để tập luyện và tham gia Liên hoan trình tấu cồng chiêng khai mạc vào tối ngày 2/10 tại Cung Văn hóa tỉnh. Bên cạnh đó, các huyện, thành phố trong tỉnh đã cơ bản hoàn thành lựa chọn 1.000 nghệ nhân, diễn viên để tham gia màn trình tấu cồng chiêng diễn ra trong lễ kỷ niệm. Như vậy, với 1.000 nghệ nhân, diễn viên đến từ các huyện, thành phố trong tỉnh cùng với 500 nghệ nhân, diễn viên của 17 đoàn tham gia Liên hoan trình tấu cồng chiêng, Lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh Hòa Bình lần thứ I năm 2011 có 1.500 nghệ nhân, diễn viên cồng chiêng tham gia. Việc tổ chức tập luyện trình tấu và trình diễn tổ khúc âm nhạc cồng chiêng: “Vật báu hồn thiêng" được tiến hành từ ngày 20/9. Dự kiến tổng duyệt chương trình Lễ kỷ niệm và Lễ hội được tổ chức vào ngày 30/9/2011 tại Sân vận động tỉnh.
PV: Xin cảm ơn ôn!
Đức Phượng (thực hiện)
(HBĐT) - Ngày 11/9, Tỉnh Đoàn TN tổ chức đón và gặp mặt gia đình người dân, chương trình giao lưu thanh niên tình nguyện Việt Nam - Canada tại Nhà văn hóa xã Yên Mông, (thành phố Hòa Bình).
Đúng 8h sáng nay, 13-9 (giờ VN), Lễ đăng quang của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ lần thứ 60 năm 2011 đã chính thức diễn ra tại khán phòng Credicard, Sao Paulo, Brazil.
Tối 12.9 (giờ địa phương), 89 thí sinh đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ (HHHV) 2011 chính thức bước vào đêm chung kết, diễn ra tại Credicard Hall, Sao Paulo (Brazil).
“Phát hiện ra những cô gái đẹp - như những bông hoa rừng khuất nẻo, đã khó, tìm được người có khả năng giao tiếp tốt và có trình độ lại càng khó hơn. Nhưng đây là cuộc thi mang ý nghĩa không chỉ tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ, mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, thế nên, chính BTC cũng phải hỗ trợ nhiều mặt cho các thí sinh” - nhà sử học Dương Trung Quốc nhìn nhận.
Giã từ sắc đỏ của phượng vĩ, giã từ tiếng ve gọi hè với nắng vàng biển xanh. Một năm học mới bắt đầu và một lần nữa mọi người lại bắt đầu rạo rực đón Tết Trung thu.
(HBĐT) - Chiều ngày 12/4, tại Nhà thiếu nhi tỉnh, Hội đồng Đội tỉnh đã tổ chức chương trình vui đón tết trung thu với chủ đề “Vầng trăng cổ tích” cho các em thiếu niên, nhi đồng trong toàn tỉnh. Tham dự có đại diện lãnh đạo HĐND, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và trên 500 em thiếu niên, nhi đồng đang sinh sống và học tập trên địa bàn tỉnh.