Nhà văn Jean Pierre Outers đang giới thiệu cuốn sách. (Nguồn: Đăng Khoa/Vietnam+)

Nhà văn Jean Pierre Outers đang giới thiệu cuốn sách. (Nguồn: Đăng Khoa/Vietnam+)

Ngày 1/10, tại trung tâm văn hóa Watermael-Boitdfort (Brussels, Bỉ), nhà văn Jean Pierre Outers đã có buổi giới thiệu ra mắt cuốn sách viết về Việt Nam mang tên “Passer au Sud” (Đi về miền Nam) với sự tham dự của đông đảo độc giả người Bỉ.

Đặc biệt, tại buổi giới thiệu này, một số trích đoạn của cuốn sách do nghệ sỹ nổi tiếng của Bỉ, Rachel Luxen trình bày đã cuốn hút những người tham gia.

Cuốn sách “Passer au Sud” viết về những trải nghiệm, những điều mà tác giả đã gặp, đã nhìn thấy qua các chuyến đi tại Việt Nam- một mảnh đất mà Jean Pierre Outers đã sống, làm việc 16 năm và coi như quê hương thứ hai của mình.

Cuốn sách rất khó có thể được phân định rõ ở thể loại gì, một cuốn sách hướng dẫn du lịch thì cũng không hẳn, một cuốn tiểu thuyết cũng không đúng mà là một sự pha trộn giữa tác phẩm văn học với cuốn sách hướng dẫn du lịch, do đó nó vừa dành cho những người yêu du lịch và vừa dành cho những người yêu văn học.

Thoạt nhiên, nội dung của cuốn sách viết về giao thông, về những điều nhìn thấy qua các chuyến đi, tuy nhiên đây chỉ là cái cớ để tác giả muốn nói về sự chuyển động liên tục của đất nước hình chữ S từ đó vẽ ra một bức tranh sống động đầy màu sắc về văn hóa Việt Nam.

Theo tác giả, nhà văn Jean Pierre Outers, mục đích của cuốn sách này là làm cho các độc giả châu Âu khám phá một phần văn hóa Việt Nam, đồng thời từ đó muốn khuyến khích họ suy nghĩ về chính nền văn hóa của châu Âu bởi vì nền văn hóa Việt Nam có thể làm giàu cho các nền văn hóa khác.

Cuốn “Passer au Sud” do nhà xuất bản uy tín Eden phát hành đang thu hút được sự quan tâm của nhiều độc giả châu Âu. Nhà văn Jean-Pierre Outers đã sống và làm việc tại châu Á gần 25 năm và đây là cuốn sách thứ hai của ông viết về một đất nước ở khu vực này./.

 

                                                                   Theo TTXVN

Các tin khác

Đông đảo người dân và khách du lịch thăm quan, các gian hàng.
Các đại biểu thăm quan các hiện vật bảo tàng được trưng bày.
Các nghệ nhân hát thường rang, bộ mẹng trong khuôn khổ Festival văn hóa truyền thống dân tộc Mường.
Thiếu nữ Mường Bi biểu diễn cồng chiêng trong lễ hội.

Ra sách và phim về “Huyền thoại tàu không số”

Cuộc gặp gỡ báo chí, giới thiệu sách và phim tài liệu “Huyền thoại tàu không số” diễn ra ngày 28.9 tại Hà Nội.

Bổ sung hoạt động Bảo tàng không gian văn hóa Mường vào chương trình Lễ kỷ niệm và lễ hội tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 29/9, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1786/QĐ-UBND quyết định bổ sung chương trình các hoạt động văn hóa tại Bảo tàng không gian văn hóa Mường trong khuôn khổ các sự kiện Lễ kỷ niệm và Lễ hội của tỉnh Hòa Bình năm 2011.

Văn hóa cồng chiêng là “vật báu - hồn thiêng” trong đời sống tinh thần của người Mường

(HBĐT) - Cồng chiêng là nhạc cụ truyền thống đặc sắc, độc đáo của người Mường Hòa Bình. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần trong cộng đồng và được nâng tầm trở thành nghệ thuật âm nhạc cồng chiêng.

Nhà thơ A-rập Adunis: Ứng viên sáng giá Nobel Văn học 2011

Sau khi đoạt giải thưởng Goethe của Đức hồi đầu năm, nhà thơ Adunis (Tên thật là Ali Ahmad Said Asbar, người Syria) đang trở thành nhà văn châu Á sáng giá nhiều khả năng được giải Nobel Văn học năm nay, dự kiến công bố vào tháng tới.

Dư âm Mùa thu cho em

Trong tiết trời se lạnh của mùa thu Hà Nội, lất phất mưa bụi, đêm nhạc Mùa thu cho em đã diễn ra tại Cung văn hóa Hà Nội. Trái với suy nghĩ của chúng tôi, rằng các chương trình dòng nhạc xưa, sẽ rất ít người đi xem, nhưng khán phòng đã gần kín khán giả.

Nét đặc sắc văn hóa của nghệ thuật sân khấu Dù Kê

Nghệ thuật sân khấu Dù Kê là một loại hình kịch hát của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, được hình thành và phát triển vào những năm đầu thế kỷ 20.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục