Màn nghệ thuật “Sắc màu quê hương” được trình diễn tại?Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm ngày tái lập tỉnh và Lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh Hòa Bình lần thứ I.
(HBĐT) - Hòa Bình được coi là vùng đất của người Việt cổ, là cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình, nơi sinh sống chủ yếu của người Mường. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn làng, bản giữ nguyên được những tập quán sinh hoạt, canh tác truyền thống của cư dân vùng núi Tây Bắc. Nét đặc trưng các bản, làng của người Mường là nằm thấp thoáng trong màu xanh bao la của núi rừng, gần sông, suối và những cánh đồng phì nhiêu.
Một trong những nét độc đáo của các bản làng người Mường là hệ thống các ngôi nhà sàn. Nhà sàn Mường được xây dựng bằng kiến trúc dựa trên nguồn nguyên liệu thảo mộc như gỗ, tre, nứa, lá. Nhà sàn không đơn giản chỉ là chỗ ở mà còn là sự biểu hiện của lối sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng của đồng bào Mường. Kiến trúc giản dị, song lại lưu giữ trong lòng một giá trị lịch sử đặc sắc. Nhà sàn Mường là sự tiếp nối kiểu kiến trúc nhà sàn vốn có của người Việt cổ, còn người Việt (Kinh), do điều kiện sinh sống ở vùng đồng bằng nên đã chuyển dần từ nhà sàn sang nhà đất. Điều đáng lưu ý là tuy chuyển sang làm nhà đất, song tên gọi các bộ phận chính trong ngôi nhà vẫn được lưu giữ, chẳng hạn: cột cái, cột con, vì kèo, đòn nóc, đòn tay, rui mè...
Những năm gần đây, hoạt động du lịch cộng đồng phát triển đã tạo điều kiện để các làng bản truyền thống của người Mường đón khách đến tham quan, nghiên cứu về cuộc sống của người dân nơi đây. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có một số bản làng thu hút đông khách tham quan như: Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong), mỗi năm đón trên 1 vạn khách đến tham quan... Theo thống kê của ngành VH-TT&DL, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 50 bản, làng du lịch - văn hoá. Tuy nhiên, những tiềm năng về du lịch văn hóa, sinh thái của tỉnh còn bỏ ngỏ, mới chỉ dừng lại ở các hoạt động thăm thú hang động, suối cá và rừng nguyên sinh. Nguồn tài nguyên nhân văn có chất lượng cao như: hệ thống các trò chơi, trò diễn, dân ca, dân vũ, dân nhạc, lễ hội, nghề dệt thổ cẩm, nghề đan lát, sinh hoạt văn hoá, ẩm thực... vẫn chưa được khôi phục nên không có sức hút giữ chân du khách để tạo ra các sản phẩm dịch vụ du lịch đạt hiệu quả kinh tế cao.
Để phát triển du lịch cộng đồng, tỉnh đã đề ra một số giải pháp, trong đó, mỗi địa phương chọn một vài xóm, bản còn giữ được nhà sàn theo phong cách Mường cổ để đầu tư, giữ gìn; ngăn ngừa phá bỏ nhà sàn hoặc bê tông hóa nhà ở; nghiên cứu một số vật liệu có thể thay thế vật liệu tự nhiên đã hỏng nhưng không làm mất đi bản sắc ngôi nhà Mường. Trong lộ trình bảo tồn và phục dựng, tỉnh ta ưu tiên tập trung vào các vùng Mường cổ nổi tiếng như: Bi, Vang, Thàng, Động. Những nơi này còn lưu giữ nhiều nếp sinh hoạt trong nông nghiệp cổ truyền như: cối giã gạo nhờ sức nước, cối xay lúa, các món ăn Mường nguyên gốc, dàn cồng chiêng, cạp váy phụ nữ...
Cụ thể hóa chủ trương này, năm 2009, tỉnh ta đã triển khai thực hiện dự án bảo tồn, phục dựng làng truyền thống tiêu biểu dân tộc Mường nằm trên địa bàn xóm ải, xã Phong Phú (Tân Lạc). Đây là một trong những làng cổ xưa nhất ở tỉnh và là một trong 20 làng truyền thống của cả nước được Bộ VH-TT&DL đầu tư thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mường. Nội dung chính của dự án là phục dựng, lưu giữ quần thể kiến trúc làng Mường cổ, nếp sống, sinh hoạt của cư dân bản địa, khôi phục các trò chơi, trò diễn, dân ca, dân vũ, đặc biệt là phục dựng các lễ hội, lễ tục truyền thống của người Mường Bi. Từ đó vừa góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào Mường, vừa đảm bảo cho nhân dân được tham gia hoạt động du lịch cộng đồng từ việc khai thác nguồn lợi tự nhiên của quần thể di tích, danh lam thắng cảnh độc đáo của làng Mường; khôi phục trở lại các làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, sản xuất rượu cần...
Trong khi tốc độ đô thị hóa ngày càng phát triển không chỉ riêng ở các vùng thành thị mà bắt đầu lan rộng đến các vùng nông thôn, việc bảo tồn, đầu tư phục dựng các làng bản truyền thống là hướng đi đúng của tỉnh trong giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết T.ư 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Ngọc Vinh
Đêm 7/10 tại thành phố Điện Biên Phủ, 450 đại biểu là cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến, thân nhân liệt sỹ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ thuộc 12 tỉnh, thành trong cả nước, đã tham gia đêm giao lưu “Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của cuộc chiến tranh nhân dân giữ nước."
(HBĐT) - Ngày 7/10, Liên minh HTX tỉnh tổ chức hội nghị dự thảo phát hành bản tin nội bộ. Dự hội nghị có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin Truyền thông và Báo Hòa Bình.
(HBĐT) - Từ cuối năm 2010, người dân thôn Suối Rè, xã Cư Yên (Lương Sơn) được thụ hưởng một không gian sinh hoạt mới, đó là nhà cộng đồng đa năng thôn Suối Rè.
Theo các nhà chuyên môn, để đưa sân khấu trở lại thời hoàng kim thì cần phải tạo chuẩn mực cho cải lương nhằm tìm kiếm danh ca. Bên cạnh đó, tự thân mỗi nghệ sĩ trẻ phải nhiệt tình, dồn sức cho con đường nghệ thuật
Giải Nobel Văn học năm 2011 đã vinh danh nhà thơ người Thụy Điển, Tomas Transtroemer.
Trong khi nhạc trẻ vẫn đang loay hoay tìm đường, nhiều ca sĩ đã nhanh chóng chuyển hướng sang hát nhạc xưa như một cách khẳng định thực lực và kỹ thuật. Ghi nhận sự táo bạo, dám thử sức với những ca khúc “khó”, tuy nhiên không phải ca sĩ nào cũng thành công và được đón nhận với tư cách hát hay nhạc xưa.