Ông Hoàng Sỹ Huỳnh giới thiệu bộ sưu tập tem nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Hội tem Phú Yên.

Ông Hoàng Sỹ Huỳnh giới thiệu bộ sưu tập tem nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Hội tem Phú Yên.

Năm nay tròn 91 tuổi đời, 66 năm tuổi Đảng, ông Hoàng Sỹ Huỳnh (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã có gần 60 năm sưu tập tem và vịnh tem về Bác Hồ. Ông được coi là người kể chuyện Bác Hồ bằng tem và thơ.

 

Từ con tem về Bác trong kháng chiến

Cái duyên đến với thú chơi tem của ông Hoàng Sỹ Huỳnh bắt đầu bằng một kỷ niệm về Bác Hồ. Ông Hoàng Sỹ Huỳnh cho biết, ông tham gia cách mạng từ rất sớm, vào năm 1939, tại quê nhà, xã Yên Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An khi mới 18 tuổi. Theo lời khuyên của các đồng chí đảng viên Cộng sản trong làng, muốn làm cách mạng vô sản phải có tư tưởng của giai cấp công nhân, ông vào Vinh học nghề sửa chữa xe lửa và làm công nhân tại xưởng sửa chữa xe lửa Vinh (Nghệ An), rồi xưởng sửa chữa xe lửa Tháp Chàm (Ninh Thuận).

Năm 1941, ông lên Đà Lạt tham gia thành lập đội tự vệ cứu quốc, nông dân cứu quốc và tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền tại đây. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, ông hồ hởi vào bộ đội, là lính của Trung đoàn 120 lừng danh chiến trường Tây Nguyên. Xa quê hương đã hơn chục năm, vì vậy, vào khoảng giữa năm 1953, nhận được lá thư của người em trai từ quê nhà, ông vô cùng mừng rỡ. Mừng hơn là giữa chiếc phong bì thư có con tem in hình Bác Hồ.

Ông thú thực là nghe kể chuyện về vị Cha già dân tộc đã lâu nhưng đến lúc đó ông vẫn chưa một lần được thấy hình của Bác, vì vậy, nhận được thư, ông chưa bóc ra đọc mà vội khoe con tem có in hình Bác Hồ với đồng đội. Nghe nói có hình Bác Hồ, anh em chạy đến chuyền tay nhau xem, người này loan báo cho người kia, cả doanh trại râm ran câu chuyện về Bác. Không những bộ đội, bà con trong vùng nghe nói cũng rủ nhau đến xem hình Già Hồ. Nhiều bà con dân tộc thiểu số áp con tem lên ngực và khóc.

Đến bộ sưu tập tem về Bác

Con tem về Bác trở thành báu vật vô giá và là hành trang trọn đời binh nghiệp của người lính Cụ Hồ Hoàng Sỹ Huỳnh. Ông cho biết, cùng với con tem Bác Hồ và vài con tem sau đó về giai cấp công nhân mà ông có được đã gợi ý cho ông về thú chơi tem - một thú chơi tao nhã vốn còn lạ lẫm đối với một người lính xuất thân từ nông dân và công nhân như ông. Trong suốt những năm quân ngũ, dù là anh lính Trung đoàn 120 tham gia hàng chục trận đánh tại chiến trường Tây Nguyên trong kháng chiến chống Pháp hay người cán bộ bảo vệ chính trị thuộc Tổng cục Hậu cần trong kháng chiến chống Mỹ, nhiều lần lặn lội vào tuyến đường Hồ Chí Minh để xây dựng hệ thống bảo vệ kho tàng và đường dây vận chuyển,  ông vẫn không ngừng sưu tập tem, nhất là sưu tập tem về Bác.

Ông nói, hầu hết các con tem do Nhà nước ta phát hành đều có trong bộ sưu tập tem của ông, riêng về Bác thì không thiếu một con tem nào. Cho đến nay, ông đã có hàng chục bộ sưu tập tem với nhiều chủ đề khác nhau, đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, nhưng nhiều nhất vẫn là các bộ sưu tập tem về Bác. Các bộ sưu tập tem về Bác Hồ của ông rất phong phú, phản ánh sinh động thân thế, sự nghiệp, cuộc đời cách mạng vì nước vì dân của Bác… Trong đó có những bì thư, con tem quý hiếm phát hành đầu tiên về Bác và nhiều con tem về Bác do các nước trên thế giới phát hành.

Và vịnh tem về Bác

Những con tem về Bác thực sự là tài sản vô giá, được ông nâng niu, trân trọng và không ngừng sưu tầm bổ sung ngày càng phong phú. Và từ những con tem về Bác, ông đã cảm xúc sáng tác những vần thơ về Bác. Ông bộc bạch: Làm thơ vịnh tem về Bác, ông không miêu tả hình thức con tem mà muốn thể hiện tâm hồn thanh cao, tác phong giản dị, đạo đức ngời sáng của Bác.

Vịnh con tem Bác Hồ đọc sách, ông viết: Tấm áo khoác nửa mình còn trống trải/ Gió đông về Bác thấy lạnh nào đâu/ Nước chưa thống nhất lòng Bác quặn đau/ Từng trang sách soi lòng dân ước nguyện. Hay vịnh con tem Bác Hồ trồng cây, ông viết: Vật Lại lưng đồi nhẹ bước chân/ Đón mừng xuân mới với nhân dân/ trồng cây vui tết cùng non nước/ In dấu chân Người đượm nắng xuân.

Cho đến nay ông đã sáng tác hàng chục bài thơ vịnh tem về Bác như Huy hiệu Bác Hồ, Hồ Chủ tịch quan sát trận địa, Hồ Chủ tịch làm việc ở vườn Chủ tịch phủ, Bác Hồ đọc báo… Mỗi con tem về Bác là một tác phẩm hội họa thể hiện tấm lòng của các nghệ sỹ và toàn dân tộc đối với Bác kính yêu. Những bài thơ vịnh tem Bác Hồ của ông chắp cánh thêm cho hội họa, góp phần đưa hình ảnh, tấm gương đạo đức ngời sáng của Bác đến với toàn dân, thấm sâu vào mỗi người. Nhân dịp sinh nhật tròn 90 tuổi ta, ông tập hợp những bài thơ vịnh tem về Bác, về các danh nhân lịch sử, về đất nước và những bài viết về con tem xuất bản thành tập sách có nhan đề “Con tem Bưu chính đi vào lòng người”.                               

Ông Hoàng Sỹ Huỳnh có nhiều tâm huyết với phong trào sưu tập tem. Ông là một trong những hội viên nòng cốt của Hội tem Phú Khánh trước đây và Hội tem tỉnh Khánh Hoà và Phú Yên hiện nay. Sau ngày thống nhất đất nước, ông về hưu và về sống tại quê vợ Phú Yên một thời gian trước khi theo con vào sống tại Nha Trang. Với phương châm đưa tem về với nhân dân, ông vẫn thường xuyên đi về Phú Yên, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem rộng khắp và đã có nhiều cuộc triển lãm tem về Bác tại các địa phương trong tỉnh.

Xuân này, bước sang tuổi 91, ông vẫn sống vui, sống khỏe, vẫn miệt mài sưu tập tem, làm thơ và vẫn còn nhiều dự định về triển lãm tem, nhất là triển lãm tem về Bác. Bởi cuộc đời như ông tự bạch: Cho con hiểu đục trong mềm rắn/ Xem xét mình rèn luyện bản thân/ Con còn rắn chắc đôi chân/ Tiếp bước trên con đường Bác vạch

 

                                                             Theo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
CLB bóng bàn Ánh Dương là nơi để những người yêu thích môn thể thao bóng bàn được rèn luyện, học hỏi kinh nghiệm thi đấu.
Cảnh khách thập phương chen chúc lấy ấn của lễ hội khai ấn xuân Tân Mão - 2011 sẽ được xoá sổ?
Không có hình ảnh

Tái hiện tết truyền thống

Tại khu vực Công viên 29.3 (Đà Nẵng), một không gian tết truyền thống được tái hiện, với rất nhiều chương trình lễ hội mới mẻ. “Không gian văn hóa dân tộc” là chương trình tái hiện một số loại hình nghệ thuật dân gian có từ lâu đời. Tái hiện cảnh sân đình, trưng bày 300 tác phẩm hoa, cây cảnh cổ thụ.

Tái hiện hình ảnh Hà Nội ở giai đoạn 1873-1945

Chiều 17/1, Triển lãm "Một số hình ảnh tiêu biểu về Hà Nội giai đoạn 1873-1945" đã khai mạc tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội nhằm giới thiệu đến công chúng quá trình chuyển biến của Hà Nội từ đô thị phương Đông sang đô thị hiện đại kiểu phương Tây.

Sở VH- TT & DL triển khai nhiệm vụ năm 2012

(HBĐT) - Ngày 17/1, Sở VH- TT & DL tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình năm 2011, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2012. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành và 11 phòng VH – TT huyện, thành phố.

Góp phần nâng cao dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

(HBĐT) - Thực hiện chương trình xây dựng NVH xóm, bản tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2005-2010, đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng, cải tạo được 1.380 NVH trên tổng số 2.023 xóm, bản với tổng kinh phí 93.980 triệu đồng.

Lương Sơn có 16.940 hộ gia đình văn hoá

(HBĐT) - Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, MTTQ huyện Lương Sơn đã tích cực phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức các phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, đấu tranh phòng - chống tội phạm, ma túy, mại dâm, thực hiện ATGT đường bộ, vệ sinh môi trường gắn với thực hiện các nội dung, tiêu chí của cuộc vận động.

Cúng Táo quân- văn hóa và chưa văn hóa

(HBĐT) - Hàng năm, đúng ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo quân lên chầu trời báo cáo những công việc đã làm được trong năm những gia đình Việt thường tổ chức lễ cúng cá chép. Đây là một tập tục đẹp đã có từ rất lâu đời, tuy nhiên, đằng sau tính nhân văn ấy vẫn còn những điều đáng bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục